Các trường được lựa chọn phương thức phù hợp
Ông Nguyễn Xuân Thành (ảnh), Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) đã trao đổi với PV Báo Thanh Niên sau những bình luận, băn khoăn về dự kiến cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6 một số trường đặc thù.
Học sinh làm bài thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM)
Không làm phát sinh dạy thêm, học thêm
Thưa ông, một số ý kiến cho rằng kiểm tra đánh giá năng lực bản chất cũng là thi tuyển đầu vào. Vậy, tại sao Bộ lại hướng dẫn cụ thể là kiểm tra, đánh giá năng lực đối với các trường đặc thù?
Tuyển sinh THCS phải đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS. Vì vậy, theo quy định của Bộ, tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Tuy nhiên, trên thực tế, một số trường có số lượng học sinh (HS) đăng ký vào học nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh nên gặp khó khăn nhất định nếu thực hiện phương thức xét tuyển. Vì vậy, Bộ quy định các trường này được xây dựng phương án tuyển sinh theo phương thức kết hợp giữa xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực HS.
“Kiểm tra, đánh giá năng lực” khác với “kiểm tra, đánh giá kiến thức”. Đánh giá năng lực HS là đánh giá việc thực hành giải quyết các tình huống thực tiễn mà ở đó đòi hỏi HS phải huy động kiến thức tổng hợp để xử lý thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề.
Để đánh giá một hay một nhóm năng lực nào đó, cần phải giao cho HS thực hiện giải quyết những tình huống cụ thể qua đó đánh giá được khả năng huy động và sử dụng kiến thức của HS… Để đánh giá năng lực toán học thì không thể chỉ ra đề kiểm tra kiến thức toán qua các bài toán có sẵn mà phải giao cho HS những vấn đề đòi hỏi HS phải sử dụng thêm kiến thức của các môn học khác mới giải quyết được…
3 năm vừa qua, sở dĩ Bộ GD-ĐT không cho phép thi tuyển vào lớp 6 vì áp lực và tiêu cực từ việc dạy thêm, học thêm để luyện thi. Vậy theo ông, việc kiểm tra đánh giá năng lực liệu có khiến “tái diễn” tình trạng học thêm – dạy thêm để luyện cách làm bài đánh giá năng lực?
Video đang HOT
Năng lực của HS chỉ có thể được hình thành và phát triển trong thời gian dài cùng với quá trình dạy học trong các nhà trường, ở đó HS không chỉ được trang bị kiến thức mà quan trọng hơn là được tạo điều kiện để vận dụng kiến thức vào các tình huống trong thực tiễn học tập và cuộc sống. Nghĩa là năng lực của HS phải được hình thành thông qua “cách học” và “cách vận dụng” kiến thức mà HS được thực hiện trong cả quá trình dạy học chứ không thể luyện trong một thời gian ngắn thông qua “cách làm bài đánh giá năng lực” trên giấy. Hơn nữa, việc kiểm tra, đánh giá năng lực HS sẽ được nhà trường thực hiện theo nhiều phương thức đa dạng, đòi hỏi các em phải thực hiện nhiệm vụ thực tế chứ không chỉ là bài đánh giá năng lực trên giấy. Việc kiểm tra, đánh giá năng lực HS trong tuyển sinh vì thế sẽ không làm phát sinh tình trạng dạy thêm, học thêm gây ra những áp lực không cần thiết đối với HS.
Không phải chỉ là bài kiểm tra trên giấy
Kiểm tra học sinh phân lớp đầu năm học là sai quy định
Phóng viên đặt vấn đề với những trường THCS công lập sau khi đã xét tuyển đầy đủ số HS đúng tuyến nhưng lại kiểm tra đánh giá, năng lực để phân lớp theo mục tiêu giáo dục mũi nhọn của trường thì có được phép không? Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng hằng năm, Bộ đều có văn bản yêu cầu các trường không được khảo sát HS đầu năm để phân lớp. Việc kiểm tra, đánh giá năng lực HS đầu năm để phân lớp là không đúng với quy định của Bộ.
Một số ý kiến cho rằng, cách thức ra đề thi như thế nào nên để cho các trường được tự xây dựng phương án phù hợp với mục tiêu giáo dục và mong muốn về chất lượng đầu vào của từng trường, không nên tất cả các trường phải có một dạng kiểm tra, đánh giá năng lực giống nhau. Ông có thấy đề xuất này là thỏa đáng?
Quy định của Bộ là để các trường được chủ động xây dựng phương án tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực HS. Đánh giá năng lực là đánh giá việc “thực hiện” nên các trường cần lựa chọn phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực một cách phù hợp, bao gồm việc yêu cầu HS phải thực hành, trải nghiệm, thuyết trình, trả lời phỏng vấn… chứ không phải và không nên chỉ là các bài kiểm tra trên giấy. Vì vậy, cần các trường xây dựng và thực hiện phương án tuyển sinh phù hợp với mục tiêu của trường.
Làm gì để tránh tình trạng quá nhiều trường ở một địa phương lạm dụng tuyển sinh bằng đánh giá năng lực để tạo “sự chú ý”, nhất là những trường ngoài công lập?
Dự thảo thông tư quy định rõ nguyên tắc tuyển sinh THCS phải đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn. Sở GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường để đảm bảo đáp ứng hết nhu cầu học tập của HS trên địa bàn cư trú.
Theo TNO
Học sinh nhốn nháo nghỉ học chống bão
Thay đổi việc cho học sinh TP.HCM nghỉ học tránh bão vào sáng sớm ngày 25.12 của Sở GD-ĐT so với tối qua khiến mỗi trường thực hiện mỗi kiểu, gây khó khăn cho phụ huynh.
Phụ huynh đưa con đến trường phải gấp rút đưa con về nhà
Vào sáng sớm ngày 25.12, Sở GD- ĐT TP.HCM đã có văn bản khẩn đề nghị Trưởng phòng GD các quận huyện và hiệu trưởng các trường thông báo cho học sinh nghỉ học kể từ 6 giờ ngày 25.12 đến hết ngày 26.12 thay vì từ chiều 25.12 như thông báo tối qua. Đồng thời Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm hướng dẫn phụ huynh học sinh đưa con em về nhà tránh bão (nếu đã đưa đến trường), ngay trong sáng nay.
Học sinh về ngay khi vừa đến trường (ẢNH:Đào Ngọc Thạch)
Các trường cũng không kịp trở tay
Trước đó, vào tối ngày 24.12, UBND TP.HCM phát thông báo khẩn học sinh nghỉ học từ chiều ngày 25.12 đến hết ngày 26.12 để đảm bảo an toàn trước diễn biễn của cơn Bão gần biển Đông (bão Tembin). Ngay trong buổi tối, một số trường trên địa bàn Q.1 đã chủ động thông báo đến phụ huynh cho học sinh nghỉ học bắt đầu từ sáng ngày 25. Trong khi đó hầu hết các trường vẫn cho học sinh đi học trong sáng 25.12. Nhiều trường phân công giáo viên đứng ngay cổng trường và có bảng thông báo để giúp phụ huynh nắm bắt tình hình.
Phụ huynh xem thông báo về việc cho học sinh nghỉ học tránh bão (Ảnh: Đ.N.T)
Tại Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), ông Đỗ Thế Phương, Hiệu trưởng, cho biết: "Theo thông tin tối qua, nhà trường thông báo cho học sinh nghỉ từ chiều nay nhưng sáng nay thành phố lại có thông báo mới nên chưa kịp trở tay. Tuy nhiên qua tình hình thực tế thì thấy, tối qua đã có một số phụ huynh xin phép giáo viên chủ nhiệm cho con em nghỉ học buổi sáng, chỉ còn một số ít phụ huynh chưa kịp sắp xếp thì nhà trường bố trí giáo viên giữ trẻ đến 10 giờ". Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho học sinh, Trường tiểu học Hồng Hà còn tạm hoãn các buổi học ngoại khóa có thời khóa biểu sau thời gian nghỉ bão và sẽ sắp xếp thời gian cụ thể sau khi thời tiết ổn định.
Ngoài ra, lãnh đạo nhiều trường còn lưu ý giáo viên việc bảo quản hồ sơ, số sách. Bà Mai Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường tiểu học đinh Tiên Hoàng (Q.1) nhắn tin qua Facebook cho các giáo viên: "Thông tin khẩn, đề nghị các giáo viên chủ nhiệm thông báo gấp cho học sinh toàn trường nghỉ học đến hết ngày 26.12. Riêng thầy cô nào chưa cất hồ sơ sổ sách, vở của học sinh vào tủ xin vui lòng đến trường sớm để bảo quản hồ sơ nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, không nên chủ quan".
Khiến phụ huynh lúng túng
Vừa đưa con đến trường, nhìn thấy thông báo khẩn, quá đột xuất chưa kịp nhờ người giữ con gái đang học lớp 1 nên phụ huynh H.C.M,Trường tiểu học Hồng Hà tỏ vẻ khó chịu: "Nếu Sở thông báo ngay từ tối qua thì có phải tiện cho phụ huynh hay không? Giờ để bé ở trường đến 10 giờ đón cũng lỡ cỡ"
Tương tự, tại Trường mầm non 21 (Q.Bình Thạnh) do trước đó có gửi thông báo đến phụ huynh học sinh học đến 11 giờ ngày 25.12 nên sáng nay nhà trường vẫn sắp xếp giáo viên để giữ trẻ cho những phụ huynh có nhu cầu.
Do không kịp cập nhật thông tin nên ở nhiều nơi, các trường xử lý khác nhau gây lúng túng cho giáo viên, phụ huynh, học sinh. Giáo viên sử dụng mọi phương tiện để thông báo phụ huynh đón con gấp trong buổi sáng, ngay sau khi học sinh vừa đến trường. Có trường cho học sinh nghỉ học ngay khi học sinh đến trường, trường khoảng 15- 30 phút sau mới thông báo nên phụ huynh bất ngờ khi quay trở lại trường đón con. Có trường để giáo viên dạy 2 tiết đầu mới cho nghỉ học...
Nhiều trường chưa kịp cập nhật thông tin mới vào sáng ngày 25.12 (Ảnh: Đ.N.T)
Phụ huynh và học sinh nhốn nháo trước các thông tin thay đổi đột ngột (Ảnh: Đ.N.T)
Theo TNO
Giải tỏa điểm "nóng" tuyển sinh THCS Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhiều cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng quan điểm đồng tình ủng hộ. ảnh minh họa Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng của...