Các trường để thầy cô nghỉ ngơi dịp 20/11 là món quà tri ân ý nghĩa nhất rồi!
Tri ân thầy cô là tri ân cả đời chứ không phải một ngày hay một mùa, tri ân trong tấm lòng, trong hành vi đẹp dành cho nhà giáo là tri ân lớn nhất, đẹp nhất.
Mừng ngày 20/11, công đoàn, nhà trường thường tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Nào là thể dục thể thao, văn nghệ, thi nét đẹp thầy cô, thi nét đẹp học đường…
Chẳng thấy vui đâu, chỉ thấy giáo viên thêm phần vất vả. Người đi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, thi nét đẹp thầy cô, thi nét đẹp học đường … làm khổ người ở nhà, dạy thay, dạy ghép.
Vắng thầy cô, đâu phải lúc nào cũng có thể bố trí dạy thay hết được.
Bên cạnh đó Đoàn đội lại tổ chức làm báo tường, thi cắm hoa, vẽ về người thầy, hát về người thầy… cứ thế mỗi lớp học phải chia ra làm mấy phần để hoạt động các phong trào, nếu không tham gia sẽ bị … trừ điểm thi đua.
Cái gì bỏ được, riêng hoạt động của đội không thể bỏ được, lớp không đạt thi đua là khổ cả trò… cả giáo viên chủ nhiệm.
Đã vậy, thời gian 20/11 cũng là dịp học sinh tập trung kiểm tra giữa kỳ I, các lớp học thêm tăng tần suất để huẩn bị kiểm tra.
Nhìn học trò bơ phờ “chạy xô” vì ngày 20/11 mà thấy tội, hãy để thời gian cho các em tập trung ôn bài kiểm tra. Hãy để thầy cô giáo tập trung dạy học chuẩn bị cho học trò kiểm tra gữa kỳ I.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa trên Baoquangninh.com.vn)
Mừng 20/11 xin đừng tổ chức rườm rà
Ngày 20/11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam đã được quy định tại Điều 75 Luật Giáo dục 2019. [1]
Nghị định 111/2018/NĐ-CP yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là số 0). Vào các năm khác thì chỉ tổ chức tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm… Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
- Không được tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
- Chỉ được tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. [2]
Mừng 20/11 tổ chức gọn nhẹ, trang nghiêm, đơn giản, không làm phiền đến nhà giáo, học trò, phụ huynh, vừa thượng tôn pháp luật, vừa làm gương cho xã hội.
Đặc biệt, xin đừng “Tự động trừ lương giáo viên đóng tiền cho xã tổ chức liên hoan ngày 20/11, buồn”.
Tri ân thầy cô là tri ân cả đời chứ không phải một ngày hay một mùa, tri ân trong tấm lòng, trong hành vi đẹp dành cho nhà giáo là tri ân lớn nhất, đẹp nhất, hơn ngàn vạn lần lời ca tụng hay quà cáp, hoa tươi.
Với phụ huynh, xin hãy dành lời hay, ý đẹp cho thầy cô giáo trước mặt con cái mình. Với học trò đang đi học, chỉ cần không vi phạm nội quy nhà trường đó là món quà quý giá nhất tặng thầy cô.
Với cơ quan chức năng, chỉ cần thực hiện đúng chế độ cho thầy cô giáo đã được quy định trong luật pháp, chế độ của nhà nước là giáo viên mừng lắm rồi.
Tài liệu tham khảo:
[1[ https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html
[2] https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/chi-duoc-to-chuc-le-ky-niem-vao-nam-tron-186-17455-article.html
Thay lời tri ân 2020: Bức tranh nhiều màu sắc về hạnh phúc của các thầy cô giáo
Với chủ đề "Hạnh phúc", chương trình Thay lời tri ân năm 2020 sẽ truyền tải những gam màu hạnh phúc, giản dị, mộc mạc của các thầy cô giáo trên mọi miền Tổ quốc.
Thay lời tri ân (Ảnh minh họa).
Thay lời tri ân là chương trình được Đài truyền hình Việt Nam tổ chức thường niên vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm. Với chủ đề "Hạnh phúc", chương trình Thay lời tri ân năm 2020 sẽ truyền tải những gam màu hạnh phúc, giản dị, mộc mạc của các thầy cô giáo trên mọi miền Tổ quốc.
Với mong muốn truyền tải câu chuyện về các thầy cô giáo đang hàng ngày nỗ lực mang đến cho các em học sinh niềm hạnh phúc mỗi khi đến lớp trên khắp mọi miền Tổ quốc, ekip chương trình đã đến với nhiều tỉnh thành trên cả nước như Yên Bái, Điện Biên, Kon Tum, Tiền Giang và mới đây nhất là đến với vùng rốn lũ Quảng Bình.
Bên cạnh câu chuyện giàu tính nhân văn, xúc động về tấm gương thầy cô vượt qua khó khăn, dịch bệnh để có thể dạy tốt và học tốt, hay đảm bảo an toàn cho học sinh trong những ngày bão lũ tàn phá miền Trung, là điểm nhấn của Thay lời tri ân 2020.
Thông qua đó, những bảng màu giản dị, mộc mạc của Chương trình Thay lời tri ân 2020 sẽ vẽ lên một bức tranh nhiều màu sắc về hạnh phúc của các thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Và đặc biệt hơn nữa, thông điệp lớn nhất của chương trình, người giáo viên hạnh phúc thì sự hạnh phúc đấy sẽ lan tỏa đến từng học sinh, đến từng trường học, từng hộ gia đình và các bậc phụ huynh.
Như vậy, lúc đó xã hội mới thực sự hạnh phúc và chúng ta sẽ có một trường học hạnh phúc đúng như những gì đang nói bây giờ.
Đón xem Thay lời tri ân 2020 để cảm nhận về hạnh phúc của những người thầy, người cô khi lựa chọn cho mình một lẽ sống phù hợp và cháy hết mình với nó. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20h10 ngày 15/11/2020 trên kênh VTV1.
Tiệc chia tay cuối năm, nơi ê hề, nơi ấm cúng Thầy trò quây quần bên nhau quanh mâm kẹo, chút bánh, hoa quả... các em sẽ chia tay thầy về với núi, về với những ngày hè đúng nghĩa trên những bản xa, non cao. Liên hoan cuối năm học, nhất là đối với các lớp chuyển cấp đã trở nên quen thuộc ở tuổi học sinh. Đây cũng là dịp tri ân...