Các trường đại học tư nhân Indonesia đứng trước nguy cơ đóng cửa hàng loạt
Khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế Indonesia từ giữa năm 2020 trở đi, các trường học tư nhân ở đây đã trải qua một đợt tuyển sinh sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó số lượng SV bỏ học đang tăng lên.
Xét nghiệm Covid-19 ở Indonesia.
Điều này gây ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực ĐH tư nhân Indonesia và nhiều người lo ngại có thể dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt các trường ĐH.
Sau khi kết quả kỳ thi tuyển sinh ĐH quốc gia được công bố ngày 22/3, những HS tốt nghiệp nhưng không thi đậu dự kiến sẽ vào học tại các trường ĐH tư nhân như mọi năm. Khoảng 595.094 người qua được kỳ thi ĐH năm 2021 và 116.000 người được nhận vào các trường ĐH công lập. Tuy nhiên, số người vào học trường tư nhân đã giảm trong năm thứ 2 liên tiếp.
Hiệp hội các trường ĐH tư thục Indonesia (APTISI) ước tính gần một nửa số trường ĐH tư thục đã chứng kiến sự sụt giảm SV mới ít nhất 50%. Các trường ĐH nhỏ hơn bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bên cạnh đó, số lượng SV bỏ học do các vấn đề tài chính đã gia tăng kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành ở Indonesia vào tháng 3/2020. Người đứng đầu Trung tâm Dịch vụ Tài trợ GD của Bộ GD và Văn hóa cho biết số HS bỏ học lên tới 50% tổng số HS, chủ yếu là ở các trường ĐH tư thục.
Video đang HOT
Hiệu trưởng Raihan của ĐH Hồi giáo Jakarta (UIJ), đồng thời là thư ký chi nhánh Jakarta của APTISI cho biết nếu tình hình không được giải quyết, chỉ 60% trong số 4.500 trường ĐH tư nhân của đất nước tồn tại.
Bác sĩ Indonesia e ngại vaccine Covid-19 Trung Quốc
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của bác sĩ Indonesia thuộc diện cao nhất thế giới, nhưng chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac không giúp họ bớt lo lắng.
Gần 1,5 triệu nhân viên y tế Indonesia sẽ là những người đầu tiên ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới này được tiêm vaccine CoronaVac của công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech, sau khi Indonesia kích hoạt chiến dịch tiêm chủng từ hôm nay. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.
"Tôi không phản đối vaccine. Tôi chỉ đang phản đối Sinovac", Yusdeny Lanasakti, một bác sĩ ở tỉnh Đông Java nói.
Nhân viên sân bay và binh sĩ Indonesia di chuyển các lô vaccine của Sinovac tại sân bay Soekarno-Hatta gần Jakarta hôm 12/1. Ảnh: Reuters .
Indonesia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp CoronaVac hôm 11/1 dựa trên các thử nghiệm tại nước này cho thấy nó đạt hiệu quả 65,3%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Sinovac chưa bình luận về vấn đề trên. Trong khi đó, Bambang Heriyanto, lãnh đạo của Bio Farma, công ty Indonesia tham gia vào các cuộc thử nghiệm, cho hay dữ liệu của Brazil vẫn ở trên tỷ lệ tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 50%.
Hiệp hội Y tế Indonesia cũng khuyến khích việc sử dụng CoronaVac, trong bối cảnh ít nhất 259 bác sĩ nước này đã chết vì Covid-19.
"Chúng ta có thể kéo giảm tỷ lệ tử vong cao trong các bác sĩ và nhân viên y tế", lãnh đạo hiệp hội Daeng M. Faqih nói.
Số bác sĩ tử vong ở Indonesia chỉ bằng khoảng 1/3 so với Ấn Độ, nhưng Ấn Độ có dân số gấp hơn 5 lần và số người chết vì Covid-19 cao hơn 6 lần Indonesia.
Dominicus Husada, một bác sĩ nhi ở Đông Java, nói rằng ông sẵn sàng tiêm chủng nhưng có một số câu hỏi về CoronaVac chưa được trả lời, như khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu và nó giảm đi như thế nào theo thời gian.
Các bác sĩ muốn có nhiều thông tin hơn về vaccine này để bớt lo ngại, Tri Maharani, một bác sĩ ở Đông Java, người từng mắc Covid-19 và sẽ không tiêm CoronaVac, cho biết.
Dicky Budiman, một nhà dịch tễ học tại đại học Griffith Australia, thêm rằng "nếu các chuyên gia y tế đã nêu nghi vấn thì có nghĩa là đã có những vấn đề căn bản". Tình trạng này có thể là do chiến lược không tối ưu, hoặc chính phủ không cung cấp đầy đủ thông tin cho các chuyên gia, đặc biệt là về lợi ích và rủi ro của vaccine.
Nhân viên y tế kiểm tra các thùng vaccine của Sinovac tại thành phố Surabaya hôm 13/1. Ảnh: AFP .
Siti Nadia Tarmizi, quan chức cấp cao Bộ Y tế Indonesia, cho hay sẽ không có biện pháp xử phạt nào đối với những bác sĩ từ chối tiêm chủng, nhưng khuyến cáo các nhân viên y tế không nên lo lắng. Trong khi đó, Harif Fadhillah, chủ tịch Hiệp hội Y tá Indonesia, cho hay hầu hết y tá sẵn sàng tiêm vaccine.
Bên cạnh công tác hậu cần, nỗi hoài nghi về vaccine Trung Quốc cũng là một thử thách đối với chính phủ Indonesia khi thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho hơn 180 triệu người ở hàng nghìn hòn đảo của quốc gia này trong vòng 15 tháng tới.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 12/2020 cho thấy chỉ 37% người Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine, 40% nói sẽ cân nhắc và 17% từ chối. Sinovac là nhà cung cấp vaccine lớn nhất của Indonesia nhưng nước này cũng mua hàng triệu liều của AstraZeneca và Pfizer-BioNTech, những loại vaccine cho hiệu quả hơn 95%.
Để thúc đẩy niềm tin với chiến dịch tiêm chủng quốc gia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã trở thành người đầu tiên tiêm vaccine của Sinovac hôm nay. Tuy nhiên, Agnes Christie Supangkat, một bác sĩ ở Jakarta, cho hay cô không thấy thuyết phục và sẽ không tiêm vaccine.
"Dường như tiến trình phát triển vaccine được hối hả thực hiện để ngăn chặn đại dịch, nhưng mới chỉ có vài thử nghiệm hoàn thành", cô nói.
Máy bay Indonesia gặp nạn từng 'đắp chiếu' 9 tháng Chiếc Boeing của hãng Sriwijaya Air ngừng bay gần 9 tháng hồi năm ngoái vì Covid-19, rồi được kiểm tra để hoạt động lại nhưng gặp nạn. Bộ Giao thông Vận tải Indonesia hôm 12/1 cho biết chiếc máy bay Boeing 737-500 mang số hiệu SJ 182 của hãng hàng không Sriwijaya Air đã phải ngừng hoạt động từ cuối tháng 3/2020, vài...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ áp thuế cao với pin mặt trời của 4 nước Đông Nam Á

Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn

7 sự thật thú vị về Steve Jobs khiến nhiều người ngạc nhiên

Điều gì xảy ra nếu máy bay bị sét đánh?

Nga tái lập căn cứ không quân tại Libya: Bước đi chiến lược giữa lòng Sahara

Mỹ muốn thỏa thuận, Nga muốn chiến thắng, hòa bình cho Ukraine sẽ đi về đâu?

Tổng thống Ukraine sẵn sàng đàm phán ngừng bắn vô điều kiện với Nga

Xung đột Nga-Ukraine sau khi Tổng thống Trump tuyên bố nóng về 'chấm dứt chiến tranh'

Thuế quan của Tổng thống Trump thúc đẩy xu hướng tự do thương mại tại châu Âu

Đấu tay đôi, tên lửa Iskander Nga thắng thế trước HIMARS Ukraine

Vấn nạn lừa đảo trực tuyến tỷ đô vượt Đông Nam Á, lan rộng như "ung thư"

Anh đẩy mạnh sản xuất vũ khí để giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ, Pháp
Có thể bạn quan tâm

Dùng dao đâm bạn gái tử vong rồi lên ô tô phóng hỏa tự sát
Pháp luật
16:55:36 22/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng
Ẩm thực
16:49:12 22/04/2025
Giấu kín bấy lâu, 1 mỹ nhân Việt công khai có con trai với vị bác sĩ thẩm mỹ nổi tiếng?
Sao việt
16:45:45 22/04/2025
"Ngọc nữ màn ảnh" bị bóc trần nhan sắc thật với loạt hình ảnh dưới ống kính "team qua đường"
Sao châu á
16:42:01 22/04/2025
Ngồi siêu xe Bentley của giới siêu giàu, đeo túi Hermes trăm triệu, vì sao Quỳnh Anh vợ Duy Mạnh bị chê "không sang"?
Sao thể thao
16:37:01 22/04/2025
Điều tra vụ 2 cháu bé tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại
Tin nổi bật
16:23:34 22/04/2025
Chàng trai nhảy qua cửa sổ vì cãi nhau với bạn gái vào 1h56 phút sáng: Khách sạn lên tiếng về tình trạng hiện tại
Netizen
16:21:01 22/04/2025
Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt
Trắc nghiệm
16:18:23 22/04/2025
Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện
Thế giới số
16:14:57 22/04/2025
Cá heo sông Amazon: Huyền thoại hồng giữa lòng rừng rậm
Lạ vui
16:07:09 22/04/2025