Các trường đại học tranh luận: Nên để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần?
Điểm mới nhất trong dự thảo quy chế tuyển sinh 2021 đang được lấy ý kiến góp ý là thí sinh có 3 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi biết điểm thi THPT.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tuyển sinh 2020 và triển khai công tác tuyển sinh đại học 2021 sáng 25/3, phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, quy chế tuyển sinh năm nay cơ bản được giữ nguyên như các năm trước, chỉ có một số thay đổi về mặt kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi hơn cho thí sinh.
Điểm mới nhất trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay là thí sinh được 3 lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm hiểu kỹ lưỡng hơn thông tin tuyển sinh các trường đại học, đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Đồng tình với những dự kiến điều chỉnh của Bộ trong tuyển sinh đại học, phó giáo sư Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội và phó giáo sư Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội đều cho rằng, việc điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần sẽ giúp cho thí sinh có thêm cơ hội để cân nhắc các nguyện vọng xét tuyển.
Theo phó giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng phòng đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh được đăng ký xét tuyển trực tuyến là điểm mới rất tích cực. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyển sinh giúp thí sinh và các trường nhẹ nhàng hơn, nhanh gọn hơn; đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh, đặc biệt là những em ở vùng khó khăn.
Tuy nhiên, ông không đồng tình với chủ trương tạo điều kiện cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, vì thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến các công tác, kế hoạch tuyển sinh. Ông cho rằng, nên giữ nguyên số lần điều chỉnh như năm 2020 để các trường sớm kết thúc việc xét tuyển, đón sinh viên đến trường kịp năm học mới.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2020. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính bày tỏ, kinh nghiệm là nếu cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thì rất có thể nhiều em sẽ không nhớ là mình đã thay đổi thế nào. Hoặc nếu thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thì xảy ra tình trạng, điều chỉnh lần 1 có sự đồng ý từ bố mẹ, thống nhất chung ý kiến cả gia đình nhưng đến lần 2, lần 3, các em không thích nguyện vọng đó nữa, điều chỉnh lại. Đến khi trường thông báo kết quả, bố mẹ mới “tá hoả” ra và thắc mắc với nhà trường. Ngay, Học viện Tài chính cũng từng gặp nhiều trường hợp như vậy, do đó, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc có nên cho đăng ký nhiều lần hay không?
Cùng với đó, ông cũng đề nghị Bộ GD&ĐT cần làm rõ dự thảo quy chế tuyển sinh, thí sinh điều chỉnh trực tuyến được ba lần, còn điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp thì được mấy lần?
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, Bộ sẽ quy định thời gian điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian đó, thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng hai hoặc ba lần theo hình thức trực tuyến. Vì vậy, điều đó không ảnh hưởng tới khung kế hoạch thời gian xét tuyển. Bộ sẽ chỉ đạo các vụ, cục có thể gửi xác nhận đăng ký qua email cho thí sinh để các em chắc chắn về các nguyện vọng đã điều chỉnh.
Xét tuyển đại học: Tỉ lệ trúng tuyển cao nhưng chỉ 60% nhập học
Theo Bộ GD-ĐT, năm 2020, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển cao nhưng chỉ hơn 60% nhập học. Một số lĩnh vực cần thiết cho đời sống nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản...
Một số lĩnh vực cần thiết cho đời sống nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản... - QUÝ HIÊN CHỤP TÀI LIỆU
Hôm nay, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh cao đẳng sư phạm, đại học năm 2021. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 4 đầu cầu: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ tuyển sinh năm ngoái, phần lớn các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh trên cả nước là 541.301, trong đó chỉ tiêu xét học bạ là 234.020 (43,23%); chỉ tiêu xét kết quả thi THPT là 307.281 (56,7%).
Ảnh minh họa
Kết quả xét tuyển sau lọc ảo và nhập học đợt 1 bằng kết quả thi THPT cho thấy, mặc dù tỉ lệ trúng tuyển rất cao so với chỉ tiêu nhưng tỉ lệ nhập học rất thấp. Cụ thể, có 390.182 thí sinh trúng tuyển (vượt 26,98% so với chỉ tiêu), nhưng 60,45% trong số đó nhập học (235.873). Tuy vậy, tỉ lệ thí sinh mà các trường tuyển sinh được trong năm 2020 (76,76% so với chỉ tiêu) cao hơn cùng kỳ so với năm 2019 (73,72%).
Bà Thủy giải thích: "Có thể "là do các trường chưa nhập đầy đủ danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên hệ thống. Ngoài ra, còn do một số trường phổ thông còn chạy theo thành tích về tỉ lệ học sinh đỗ đại học, điều này khuyến khích một số thí sinh không có nguyện vọng học đại học vẫn đăng ký xét tuyển, nên khi đỗ đại học các em vẫn không học".
Bà Thủy cũng cho biết, nếu phân tích theo mã tuyển sinh, có đến 77 mã (chiếm 23,77% trong tổng số mã tuyển sinh trên cả nước) tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Tỉ lệ thí sinh nhập học so với chỉ tiêu thấp rơi vào các ngành ít hấp dẫn dù đó là những ngành rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế như khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ xã hội, khoa học sự sống, môi trường và bảo vệ môi trường. Cụ thể, nhóm ngành có tỉ lệ thí sinh nhập học thấp như sau:
Trong hội nghị, bà Thủy cũng cho biết về một số điểm mới dự kiến đưa vào quy chế tuyển sinh sửa đổi năm nay, chẳng hạn như sẽ cho phép thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến chứ không bắt buộc phải đăng ký bằng phiếu như mọi năm, hoặc thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT thay vì chỉ 1 lần...
Bà Thủy cho biết: "Dự kiến sẽ đưa vào quy định là nơi nào có điều kiện thì cho thí sinh đăng ký trực tuyến, nếu không thì đăng ký bằng phiếu. Nhưng qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy hầu hết các địa phương đều có thể triển khai cho thí sinh đăng ký trực tuyến".
Liên quan tới dự kiến việc cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, bà Thủy lưu ý các trường đại học không được công bố thông tin thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường trong thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Đề nghị giảm lệ phí đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ sư phạm Ngày 25-3, tại Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm năm 2021 được tổ chức trực tuyến ở 4 đầu cầu, đại diện các trường ĐH đầu cầu TP HCM đề nghị giảm lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh. Ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng năm 2021, ngoài cách đăng...