Các trường đại học thiếu giáo sư, phó giáo sư
Theo các trường đại học, đội ngũ giáo sư, phó giáo sư đang thiếu hụt nghiêm trọng do có một thời gian, Việt Nam bị “đứt gãy” thế hệ kế cận.
Nhiều trường đại học đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Diệp An
Năm 2019, Việt Nam có 73.312 giảng viên đại học (ĐH), trong đó 21.106 giảng viên có bằng tiến sĩ (28,8%) và hơn 44.705 có bằng thạc sĩ (60,9%), tổng cộng chiếm 89,7% tổng số giảng viên. Năm 2005, chỉ có 12% giảng viên có bằng tiến sĩ và 32% giảng viên có bằng thạc sĩ. Dù có tiến bộ, nhưng tỉ lệ 28,8% giảng viên có trình độ tiến sĩ vẫn thuộc mức thấp. Năm 2010, Malaysia có tỷ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên ĐH là 73%; tỷ lệ này ở Sri Lanka năm 2015 là 55%.
Tỷ lệ giảng viên là phó giáo sư, giáo sư còn thấp hơn. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đết hết năm 2019, các ĐH, học viện, trường ĐH đào tạo trình độ đại học có 619 giáo sư, 4.831 phó giáo sư. Đối với các trường cao đẳng đào tạo ngành giáo dục mầm non có 1.891 giảng viên cơ hữu giảng dạy chuyên ngành giáo dục mầm non với 2 phó giáo sư, 144 tiến sĩ, 1.363 thạc sĩ. Điều đó cho thấy các trường ĐH, nhất là các trường đào tạo ngành khoa học cơ bản, đang thiếu trầm trọng giáo sư, phó giáo sư.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển và bổ nhiệm vị trí giáo sư, phó giáo sư năm 2021, trong đó nhu cầu bổ nhiệm giáo sư là 8 người và phó giáo sư là 23 người. Theo đó, trong 13 ngành, chuyên ngành thông báo có nhu cầu bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư, lĩnh vực Khoa học trái đất/Khoa môi trường thiếu trầm trọng nhất – 5 giáo sư và 9 phó giáo sư. Nhưng kết quả xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho thấy, ngành Khoa học trái đất không có ứng viên nào đạt tiêu chuẩn giáo sư.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết, trường rất cần các vị trí giáo sư, phó giáo sư vì những năm qua, phần lớn các giáo sư, phó giáo sư của trường đã lớn tuổi và nghỉ hưu. Thậm chí, một số bộ môn của trường hiện nay không còn giáo sư, phó giáo sư nào, các cán bộ đều là tiến sĩ trẻ nên cần thêm một vài năm mới đủ chuẩn dẫn đến tình trạng “trắng” đội ngũ giáo sư, phó giáo sư.
Ông Linh cho hay, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện có 19 giáo sư và 112 phó giáo sư trên tổng số 309 giảng viên cơ hữu, chiếm tỷ lệ 42%, có thể nói là rất cao trong các trường ĐH ở Việt Nam. “Để đội ngũ các nhà khoa học trẻ tài năng của trường đạt đủ các điều kiện của chức danh giáo sư hay phó giáo sư thì phải đợi thêm một vài năm nữa. Vì vậy, thời gian tới, trường vẫn thiếu nhiều vị trí giáo sư, phó giáo sư”, ông nói.
Video đang HOT
ào tạo không kịp thời, ngắt quãng
Về sự thiếu hụt nghiêm trọng này, ông Linh lý giải, đây là hệ quả của việc đào tạo, bổ sung đội ngũ không kịp thời và thiếu liên tục trong quãng thời gian 20-25 năm trước. Một phần do trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhà trường không có nhiều chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ. Bên cạnh đó, nhiều người được cử đi học nước ngoài nhưng không trở lại trường.
Theo ông, sự “đứt gãy” thế hệ này không chỉ diễn ra tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên mà còn ở nhiều trường ĐH khác, nhất là các trường đào tạo ngành khoa học cơ bản. Một vấn đề nữa các trường ĐH đào tạo các ngành khoa học cơ bản cũng sẽ phải đối mặt là ngày càng ít ứng viên tham gia nghiên cứu sinh các ngành học này.
Tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân còn thấp
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, quy mô đào tạo năm 2019 của Việt Nam là 1.526.111 sinh viên, với tỉ lệ sinh viên/1 vạn dân ước đạt khoảng 220. Năm 2005, Thái Lan có 374 sinh viên/1 vạn dân, Nhật Bản có 316 sinh viên/1 vạn dân, Hàn Quốc có 674 sinh viên/1 vạn dân. Nếu nhìn vào số liệu này thì Việt Nam đang chậm so với các quốc gia trên khoảng 14 năm.
'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học: Góc khuất 'đau đớn'
Nhiều chuyên gia cung cấp câu chuyện về góc khuất 'đau đớn' sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài 'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học.
Hai tạp chí có tên gần giống nhau. Hình bên trên là tạp chí "dỏm", hình còn lại là tạp chí có chất lượng - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài "Thị trường ngầm" mua bán bài báo khoa học, chúng tôi được cung cấp thêm rất nhiều câu chuyện từ các nghiên cứu sinh, nhà khoa học về góc khuất "đầy đau đớn" lâu nay trong giới nghiên cứu. Đồng thời, họ lên tiếng "kêu cứu" cho nền học thuật của nước nhà.
Muôn kiểu ra giá
Ông N.T, giảng viên trường ĐH K. tại TP.HCM, kể: "Cách đây chưa lâu, tôi và một đồng tác giả có gửi bài cho tạp chí E.M, một tạp chí uy tín về kinh tế được xếp hạng của nhà xuất bản lớn có tên T.F. Vì tin tưởng đây là nhà xuất bản lớn và tạp chí lớn nên chúng tôi rất kỳ vọng. Tuy nhiên, sau khi nhận bài, tạp chí này đã từ chối đăng.
Vài hôm sau, họ gửi email cho tôi ngỏ ý chuẩn bị ra một ấn phẩm đặc biệt nhưng vì không có tài trợ nên nếu tôi muốn đăng thì hãy đóng phí 2.500 USD. Tôi liên hệ hỏi ý kiến đồng tác giả và cùng quyết định không đăng bài. Chúng tôi nhất trí phải đấu tranh tới cùng nên đã viết email gửi thẳng đến nhà xuất bản, khiếu nại vì sao lại có chuyện trả phí vô lý này. Rất may, vì đây là nhà xuất bản có tiếng tăm nên họ đã làm việc với tổng biên tập tạp chí và thay người điều hành khác. Còn bài báo, chúng tôi đã gửi và được đăng ở một tạp chí khác có xếp hạng cao hơn mà không phải trả đồng nào".
Giá trị "giả hiệu" bỗng dưng hiên ngang có chỗ đứng trong giới đại học. Tất cả những việc này khiến những trí thức có lòng tự trọng rất đau đớn mà không biết phải làm gì để ngăn chặn
Trưởng bộ môn một trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM
Câu chuyện không chỉ có thế. Ông N.T cho biết rất kinh ngạc khi sau này biết thêm thông tin là vị tổng biên tập của tạp chí này có hợp đồng thỏa thuận với một trường ĐH lớn ở TP.HCM, theo đó mỗi bài mà trường này đăng phải trả 1.500 USD.
Một nhà nghiên cứu khác đang công tác tại một trường ĐH cho biết trường cũng đang khuyến khích các bài báo xuất bản quốc tế và từ năm 2019 thì mức thưởng cho các bài báo Q1, Q2, Q3 (chỉ số xếp hạng) và Scopus (cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) tăng lên rất đáng kể, với mức hàng trăm triệu đồng cho bài Q1.
"Chính điều này khiến một số anh em đã bất chấp để đăng bài, thậm chí họ đóng hàng ngàn đô la, vì nghĩ rằng một khi bài được đăng, số tiền thưởng sẽ gấp nhiều lần số tiền bỏ ra ban đầu. Thời gian đăng bài chỉ trên dưới 1 tháng. Thật chua xót và lãng phí khi nhà trường phải chi số tiền thưởng lớn cho các công trình xuất bản dỏm như thế. Vài người trong số họ đang là giáo sư, phó giáo sư, nhưng công trình xuất bản của họ vẫn đăng trên các tạp chí kém chất lượng", nhà nghiên cứu này nói.
Thư từ chối và "ra giá" của tạp chí E.M gửi cho ông N.T - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Trong khi đó, ông H.T, giảng viên trường ĐH H. ở TP.HCM, đang cảm thấy không còn niềm tin vì tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện xót xa trong giới khoa học. Ông H.T kể: "Tôi làm nghiên cứu sinh rất nhiều năm nay nhưng đến thời điểm này quá chán nản, không muốn hoàn thành nữa. Mỗi khi tìm tạp chí để đăng bài, tôi đều bị ra giá, thậm chí còn có môi giới. Có vị giáo sư ra giá 30 triệu đồng/bài đăng. Mấy tạp chí xoàng xoàng ở TP.HCM cũng có giá 10 - 15 triệu đồng/bài. Không đóng tiền thì bài có tốt mấy cũng không được đăng".
Kiếm tiền bằng cách đăng báo quốc tế
Giáo sư H.N, đang làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, chỉ ra một số nhà khoa học trẻ ăn lương biên chế một nơi, thậm chí nhận tiền đề tài của cơ quan, nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước, công việc thực nghiệm theo nhóm, nhưng khi đăng bài quốc tế thì tên tác giả lại ghi một mình và địa chỉ lại là tên một trường ĐH nọ - nơi có vị trí xếp hạng đã và đang lên vù vù. Từ đó cho thấy "thị trường" mua bán bài báo khoa học rất tinh vi và bằng nhiều hình thức khác nhau. "Có lần, một nhà khoa học hỏi tôi có muốn kiếm tiền bằng cách đăng báo quốc tế không và chỉ cách", Giáo sư H.N khảng khái.
Trưởng bộ môn một trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM cảm thán: "Việc công bố học thuật quốc tế trong lĩnh vực xã hội nhân văn cũng đang gặp tình trạng tương tự. Chẳng hạn, có trường mạnh tay theo đuổi giải pháp "mua bài", tức là trả tiền khá cao để mua bài báo ISI/Scopus. Đó là một cách tiếp cận chạy theo năng suất chứ chưa đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả".
Tiến sĩ này cho biết luôn phản đối cách làm của các trường ĐH hiện nay là thưởng tiền lớn cho các bài báo quốc tế. "Việc đó cho thấy thiếu tầm nhìn về giá trị học thuật. Người đăng bài giá trị thật thì thấy như thể mình đang phải ngửa tay nhận hỗ trợ tiền. Kẻ cơ hội thì tính toán ngay lời lỗ để mua bài, trở thành tác giả của một bài báo quốc tế, thế là được ca ngợi và thưởng lớn. Giá trị "giả hiệu" bỗng dưng hiên ngang có chỗ đứng trong giới ĐH. Tất cả những việc này khiến những trí thức có lòng tự trọng rất đau đớn mà không biết phải làm gì để ngăn chặn", vị trưởng bộ môn bày tỏ. (còn tiếp)
Chống bệnh thành tích trong giáo dục: Cần thay đổi căn bản mọi mặt Công việc đầu tiên phải bắt đầu từ việc đào tạo giáo viên, sử dụng giáo viên. Đã có một thời, chúng ta ưu tiên cho những người học sư phạm không phải đóng học phí, rồi chương trình thất bại bởi đa phần người học không chọn nghề đi dạy. Chúng tôi ủng hộ báo Sài Gòn Giải Phóng mở diễn đàn...