Các trường đại học tại TP.HCM hỗ trợ tối đa cho sinh viên tìm chỗ ở
Thông qua sự hỗ trợ của nhà trường, sinh viên khóa trước, đa số sinh viên mới đều tìm được chỗ ở phù hợp, thuận tiện cho học tập.
Thời điểm này, sinh viên hầu hết các trường đại học ở TP.HCM đã làm thủ tục nhập học, ổn định chỗ ở, bắt đầu làm quen với trường. Đáng mừng là thông qua sự hỗ trợ của nhà trường, của sinh viên các khóa trước, đa số sinh viên mới đều tìm được chỗ ở phù hợp, thuận tiện cho học tập ở các ký túc xá của trường, ký túc xá tư nhân và nhà trọ.
Phạm Thị Thúy An (Đồng Tháp) yên tâm vào ở KTX nữ của ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Với sinh viên từ các tỉnh về TP.HCM học, có lẽ yên tâm và ổn định nhất vẫn là có được một chỗ trong ký túc xá của trường. Tuy nhiên, các trường đều không có đủ chỗ cho tất cả sinh viên nên tùy điều kiện cụ thể mà bố trí chỗ ở ký túc xá cho những sinh viên ở vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn và sinh viên năm nhất. Ở trường Đại học Công nghiệp TPHCM, ký túc xá chỉ có 5.000 chỗ nhưng số sinh viên mới nhập học mỗi năm lên đến gần 7.500 em. Để có thể cho càng nhiều sinh viên mới vào ký túc xá càng tốt, nhà trường vận động các sinh viên năm 3, năm 4 đã quen với môi trường sống ở TP tìm chỗ trọ ở ngoài để nhường lại ký túc xá. Từ cách làm này, năm nay, ký túc xá bố trí được chỗ ở cho 2.500 trong tổng số 7.500 sinh viên mới.
“Em tới trường thì được các anh chị hướng dẫn rất nhiệt tình. Ba mẹ em lo ở ngoài phức tạp nên chọn ở ký túc xá. Trong này, điều kiện ăn ở tốt, ba mẹ em đã vào đây xem chỗ ở của em và thấy rất yên tâm”- em Phạm Thị Thúy An, quê ở Đồng Tháp vào nhập học ở Khoa Công nghệ thực phẩm chia sẻ.
Trong bán kính 2km xung quanh Đại học Công nghiệp, mỗi sinh viên ở ký túc xá của trường đóng 450.000 đồng/tháng, còn ở nhà trọ hoặc ký túc xá tư nhân, chi phí dao động trên dưới 1 triệu đồng/tháng. Nhà trường đã làm việc với chính quyền địa phương và các chủ nhà trọ để đảm bảo an ninh trật tự và không tăng giá nhà quá cao. Phụ huynh và sinh viên mới cứ đến trường là có sinh viên tình nguyện của trường đưa đến các nhà trọ đã được khảo sát trước để xem xét và lựa chọn chỗ ở. Theo Lê Văn Hoàng, sinh viên năm thứ 4 của trường này thì từ gần 1 tháng nay, 40 bạn trong đội tình nguyện hướng dẫn tìm chỗ ở đã hỗ trợ cho gần 5.000 lượt sinh viên mới hiệu quả.
“Theo mốc thời gian tuyển sinh của trường, trước đó khoảng 1 tuần, chúng em phải khảo sát xong nhà trọ. Tìm hiểu một số thông tin trên các trang web, fanpage…, chúng em đến kiểm tra và bên trường đều giới thiệu đến làm việc với chủ nhà trọ, đề phòng tình trạng sinh viên và người nhà bỡ ngỡ đến có thể bị chặt chém”- Lê Văn Hoàng nói.
Một phòng trong KTX nữ Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Chị Trần Vân Anh, quản lý Ký túc xá tư nhân Việt-Sing ở đường Lê Lợi, quận Gò Vấp với 470 sinh viên ở trọ, trong đó có 250 sinh viên mới nhập học cho biết thêm, ngoài giá trọ không tăng quá 10% so với năm học trước thì còn đảm bảo nhiều điều kiện về an ninh, nấu nướng.
“Trong KTX, mỗi phòng có tủ lạnh, máy giặt cho các bạn tiện giặt giũ. Mỗi người trung bình khoảng 950.000 đồng/tháng. Có điều chỉnh giá mỗi năm tăng lên 10%. Bây giờ nhu cầu sinh viên thuê đông lắm, mức giá này so với mặt bằng chung là hợp lý”- chị Trần Vân Anh cho biết.
Với cách làm tương tự như vậy, các trường đại học khác ở TP.HCM cũng hỗ trợ tối đa cho sinh viên tìm chỗ ở để ổn định việc học. Vì vậy năm nay, tình trạng tìm chỗ trọ học không còn quá căng thẳng như nhiều năm trước, phụ huynh và sinh viên cũng yên tâm hơn khi đến TP mà chưa biết ở đâu. Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc trung tâm Tuyển sinh- Truyền thông và Hỗ trợ sinh viên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết, năm nay trường có 3.200 sinh viên nhập học, ký túc xá của trường đáp ứng được 30%, còn lại là hỗ trợ sinh viên tìm chỗ trọ.
“Hoạt động tìm kiếm nhà trọ của các trường đại học đã được thực hiện lâu nay. Nhà trường với các khu nhà trọ đầu có những cam kết, hợp tác với nhau. Nhà trường cũng có công tác quản lý ngoại trú đối với sinh viên khi sinh viên ở những khu vực do nhà trường giới thiệu. Đây là khuyến cáo với phụ huynh và thí sinh khi nhập học. Tránh tình trạng nghe theo những người ở đầu đường, bến xe đôi khi không đúng dẫn đến các em bị lừa đảo khi tìm kiếm nhà trọ”- ông Phạm Thái Sơn cho biết.
Hiện nay, một số trường vẫn đang tuyển sinh bổ sung những ngành học còn thiếu, tuy nhiên chỉ tiêu tiểu sinh không đáng kể. Thành Đoàn TP.HCM vẫn cùng các Ban công tác sinh viên và Đoàn trường hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở cho sinh viên. Các trường khuyến cáo phụ huynh đưa sinh viên đến nhập học tại trường, cần tìm chỗ trọ, hãy liên hệ với các phòng ban của từng trường để được hỗ trợ và đảm bảo được hướng dẫn tận tình nhất, tránh tình trạng bị chặt chém về giá cả, thậm chí là lừa đảo tiền đặt cọc có thể xảy ra./.
Video đang HOT
Theo VOV
Nữ sinh Xứ Nghệ được lãnh đạo trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn về tận nhà đón
Cuối ngày 21/8, PGS.TS. Nguyễn Quang Liệu - Trưởng phòng Chính trị Công tác sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã vào trực tiếp tại nhà để đón nữ sinh Trần Thị Hồng Ngọc ra trường nhập học vì hoàn cảnh khó khăn.
Vượt 300km, lãnh đạo trường Đại học đến tận nhà đón nữ sinh nghèo đi nhập học
Sau khi báo Dân trí đăng bài viết "Nước mắt rơi đẫm trên giấy báo nhập học của nữ sinh nghèo xứ Nghệ" nói về trường hợp em Trần Thị Hồng Ngọc (trú xã Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An) thi điểm cao nhưng nhà nghèo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định miễn toàn bộ tiền học phí của khóa học cho nữ sinh này.
Cuối chiều 21/8, PGS.TS. Nguyễn Quang Liệu - Trưởng phòng Chính trị công tác sinh viên của trường đã đích thân tìm về tận nhà của nữ sinh Ngọc để hỏi thăm hoàn cảnh đồng thời đón nữ sinh này ra trường để kịp làm thủ tục nhập học vào ngày 22/8.
Cuối chiều 21/8, PGS.TS. Nguyễn Quang Liệu - Trưởng phòng Chính trị công tác sinh viên trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đến tận nhà của Ngọc để thăm hỏi hoàn cảnh gia đình em.
Có mặt tại nhà nữ sinh Ngọc, thầy Liệu chia sẻ, động viên gia đình em Ngọc yên tâm gắng học hành, phía nhà trường sẽ tạo điều kiện hết mức với những ưu tiên như: miễn toàn bộ tiền học, miễn chi phí ăn ở và ưu tiên trong các kỳ xét học bổng của trường đối với nữ sinh này.
Thầy Liệu cũng động viên nữ sinh Ngọc yên tâm học, sau khi học xong phía nhà trường sẽ tạo điều kiện và liên hệ với các cơ quan báo chí để Ngọc có công việc phù hợp với ngành học mà em đã theo học
Biết hoàn cảnh của gia đình Ngọc, biết mẹ của Ngọc đang mắc bệnh hiểm nghèo lại tật nguyền nên thầy Liệu cũng hỏi thăm và động viên để người mẹ yên tâm gắng chữa bệnh trong thời gian xa con.
Chưa bao giờ Ngọc xa mẹ nên bà Hạt rất lo lắng. Tuy nhiên được phía nhà trường quan tâm, lãnh đạo trường vào tận nhà đón nên bà Hạt cũng an lòng hơn.
"Hôm nay tôi thay mặt nhà trường đến để động viên, thăm hỏi gia đình. Thứ hai là đón em Ngọc ra tận ký túc để lo chỗ ăn ở cho em để ngày 22/8 cho em Ngọc kịp làm thủ tục nhập học. Gia đình cứ yên tâm vì mọi chi phí đều được nhà trường lo toàn bộ. Chỉ mong rằng em Ngọc cố gắng học hành thật giỏi, thật thành công. Còn mẹ thì cứ yên tâm ở nhà chữa bệnh thật khỏe mạnh để con gái yên tâm học hành", thầy Liệu chia sẻ.
Đáp lại tấm lòng của thầy Liệu và nhà trường, bà Trần Thị Hạt (mẹ nữ sinh Ngọc) xúc động gửi lời cảm ơn tới thầy và toàn thể nhà trường. Dù rất lo lắng khi lần đầu con gái xa nhà để đến với môi trường mới nhưng khi được lãnh đạo trường đại học động viên và quan tâm, bà Hạt cũng thấy an lòng.
Thầy Liệu trao tặng món quà nhỏ cho bà Hạt để động viên bà yên tâm ở nhà chữa căn bệnh hiểm nghèo.
"Mấy ngày trước, cứ nghĩ cháu nó không được đi học, tôi buồn lắm. Nhưng nay nhà trường miễn phí toàn bộ tiền học, ăn ở và còn vào tận nhà đón cháu, tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn tới thầy và toàn thể nhà trường đã giúp đỡ, quan tâm đến cháu. Tôi sẽ gắng chữa bệnh để cháu an tâm ở ngoài đó học hành. Mẹ con tôi cảm ơn các thầy, các chú, bác nhiều lắm", bà Hạt nói rồi bật khóc.
Biết có nhiều thầy cô, lãnh đạo trường đại học đến đón Ngọc ra trường học, đại diện chính quyền địa phương cũng đã đến để cảm ơn những tấm lòng của các nhà hảo tâm và nhà trường đã quan tâm đến hoàn cảnh của hai mẹ con Ngọc.
Thầy Liệu cho biết, nhà trường miễn toàn bộ chi phí học, ăn ở cho Ngọc suốt 4 năm học tại trường.
Trước khi đi, các thầy cẩn thận kiểm tra hồ sơ của Ngọc để xem đầy đủ chưa cho kịp nhập học.
Hơn 125 triệu đồng ủng hộ đến nữ sinh nghèo
Trao đổi với PV, thầy Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng trường THPT Nghi Lộc 4 cho biết, sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết về nghị lực và hoàn cảnh của em Ngọc, rất nhiều cá nhân, đoàn thể đã liên hệ đến gia đình và nhà trường để được giúp đỡ cho em Ngọc.
Ngọc thắp hương lên bàn thờ của gia đình trước khi lên xe ra trường nhập học.
Sáng 22/8, Ngọc đã có mặt tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn để làm thủ tục nhập học.
Đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp ủng hộ qua tài khoản của giáo viên chủ nhiệm của em Ngọc với số tiền là 100 triệu đồng. Trong sáng 21/8, phía nhà trường đã làm sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng trao cho gia đình em và trao tiền mặt 20 triệu đồng để em Ngọc sắm sửa các đồ dùng học tập phục vụ cho việc học sắp tới. Số tiền 30 triệu đồng còn lại giáo viên chủ nhiệm sẽ giữ hộ em Ngọc để sau này gửi cho Ngọc phục vụ trong suốt quá trình học của em tại trường đại học.
Tại gia đình nữ sinh Ngọc, rất nhiều nhà hảo tâm đến và ủng hộ được khoảng 25 triệu đồng để Ngọc có thêm chi phí trang trải trong suốt quá trình học đại học của mình.
Anh Lê Văn San - Giám đốc điều hành công ty CP Sài Gòn Trung Đô Vinh đến tận nhà hỏi thăm và trao số tiền 5 triệu đồng cho em Ngọc sau khi đọc được hoàn cảnh của em trên báo Dân trí.
"Rất cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã miễn toàn bộ học phí cho em Ngọc, tạo điều kiện cho em có cơ hội được tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.
Nhà trường cũng xin cảm ơn đến các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã quan tâm giúp đỡ em Ngọc. Cảm ơn các cơ quan báo chí đã thông tin kịp thời, chia sẻ hoàn cảnh gia đình em Ngọc để mọi người biết đến và giúp đỡ em.
Nhà trường sẽ tiếp tục dõi theo em Ngọc trong suốt quá trình học để giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học của mình", thầy Phương tâm sự.
Như đã đưa tin, trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em Trần Thị Hồng Ngọc (lớp 12C1, trường THPT Nghi Lộc 4) đã thi đạt điểm cao và đậu vào trường Đại học KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nghèo khó khăn nên Ngọc không thể tiếp tục nhập học theo đuổi giấc mơ ở giảng đường đại học.
Giây phút trước lúc lên xe ra trường nhập học, 2 mẹ con Ngọc lưu luyến.
Sau khi báo Dân trí đăng tải về trường hợp của Ngọc, rất nhiều nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đã đến giúp đỡ để Ngọc có thêm chi phí đi học.
Được biết, sáng nay 22/8, em Trần Thị Hồng Ngọc đã có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội để làm các thủ tục nhập học, bước vào một trang đời mới để viết tiếp giấc mơ của mình.
/*Tiêu đề do Phapluatplus.vn đặt lại.
Nguyễn Duy
Theo Dân Trí
Ngày đầu tiên nhập học của thủ khoa Trường Đại học Y Hà Nội Hôm nay (22/8) là ngày đầu tiên các tân sinh viên của Đại học (ĐH) Y Hà Nội đến trường làm thủ tục nhập học. Không khí toàn trường rất tấp nập. Các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn các bác sĩ tương lai vừa háo hức vừa rụt rè bước chân vào ngôi trường vốn được nhiều bạn trẻ coi là "cao...