Các trường đại học hoàn thành đề án tuyển sinh trước 1/6
Theo quy định, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành giáo dục mầm non phải công bố đề án tuyển sinh trước ngày thí sinh đăng ký xét tuyển là 15 ngày.
Nhiều trường ĐH tại TPHCM công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy 2020
Bà Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, Quy chế tuyển sinh hiện hành quy định các trường phải công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước ngày thí sinh đăng ký xét tuyển là 15 ngày.
Bộ cũng vừa ban hành công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đã quy định thời hạn hoàn thành đề án tuyển sinh là 31/5. Vì theo kế hoạch, từ ngày 15/6 đến ngày 30/6, thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH.
Cũng theo bà Thủy để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh, các trường được tự chủ trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên và các ngành các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề).
Theo Quy chế mới ban hành, căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, riêng các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục Mầm non trình độ CĐ do Bộ GD&ĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do các trường quy định phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển sinh. Giám đốc ĐH, học viện, hiệu trưởng trường ĐH, trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với Bộ GD&ĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.
Video đang HOT
Bảo đảm chất lượng đầu vào: Vì uy tín, tương lai phát triển
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết: Kỳ tuyển sinh năm nay, trừ các trường nghệ thuật, mỹ thuật, tất cả trường đều dành chỉ tiêu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Thí sinh trao đổi về thông tin tuyến sinh năm 2019. Ảnh minh họa
Theo tinh thần tự chủ, nhà trường chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về việc bảo đảm chất lượng đầu vào.
Nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Quy chế tuyển sinh năm 2020 quy định rõ: Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do các trường quy định để nâng cao chất lượng nguồn tuyển. Giám đốc ĐH, học viện, hiệu trưởng trường ĐH, CĐ tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với Bộ GD&ĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan. Riêng nhóm ngành sư phạm và sức khỏe đối với các ngành có cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ GD&ĐT tiếp tục quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, thống nhất giữa các phương thức đào tạo.
"Năm 2020, theo chủ trương các địa phương chủ trì Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi bảo đảm tính phân hóa, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi; khâu thanh tra - giám sát có sự tham gia phối hợp của cán bộ giảng viên các trường ĐH. Theo tôi, kết quả thi bảo đảm độ tin cậy để các trường sử dụng xét tuyển. Đối với một số ngành có mức độ cạnh tranh cao với nhiều thí sinh giỏi đăng kí xét tuyển, nhà trường chủ động đưa ra tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp vào học" - PGS Nguyễn Thu Thủy thông tin.
Trước băn khoăn về việc các trường sử dụng "tổ hợp lạ" để tuyển sinh, PGS Nguyễn Thu Thủy cho biết: Cơ sở GDĐH được tự chủ trong công tác tuyển sinh, trong đó có việc lựa chọn các tổ hợp xét tuyển phù hợp với ngành đào tạo. Để hạn chế sử dụng "tổ hợp lạ", năm 2020, Quy chế tuyển sinh quy định thủ trưởng cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình về quy trình, căn cứ, cơ sở để xác định tổ hợp tuyển sinh sao cho phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Ảnh minh họa/ INT
Ngoài ra, việc các trường cố tình lựa chọn các tổ hợp lạ để tuyển đầu vào không phù hợp với ngành nghề đào tạo sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, chất lượng đào tạo của nhà trường. Sinh viên nhập học có thể không đủ khả năng để tốt nghiệp, không đáp ứng yêu cầu công việc, từ đó làm mất uy tín, thậm chí trường không thể tuyển sinh trong tương lai. Thị trường lao động rất công bằng và minh bạch khi đánh giá sản phẩm đầu ra của các trường.
"Từ năm 2019, hiện tượng này không còn, các cơ sở giáo dục ĐH đã nhận thức được vai trò quan trọng của thương hiệu, uy tín, nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào - một trong những yếu tố quan trọng của quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao" - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH chia sẻ.
Tuyển sinh ĐH 2020: Kéo dài tới tháng 2/2021
Một số mốc thời gian đáng chú ý:
Thời hạn ĐKXT: Từ 15/6 - 30/6 cùng với đăng ký dự thi. Nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Trước 20/7.
Công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe: Dự kiến trước 7/9.
Điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo phương thức trực tuyến: Dự kiến từ 9/9 -16/9. Điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng Phiếu ĐKXT: Dự kiến từ 9/9 - 18/9.
Kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu) dự kiến trước 17 giờ ngày 20/9.
Xét tuyển đợt 1: Dự kiến từ 24/9 - 26/9. Xét tuyển bổ sung: Dự kiến từ 8/10. Xét tuyển các đợt tiếp theo: Từ tháng 8 - 12/2020.
Báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020: Trước 28/2/2021.
Thông tin từ PGS Nguyễn Thu Thủy, quy định tuyển sinh năm nay cơ bản giữ ổn định. Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019. Do đó, nếu thí sinh sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển sẽ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) tại trường THPT, cùng thời điểm đăng ký dự thi THPT, có thể ĐKXT vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên, các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không thay đổi so với 2019).
Sau khi có điểm thi THPT, thí sinh được 1 lần điều chỉnh nguyện vọng đã ĐKXT bằng phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh tại điểm tiếp nhận. Các mốc thời gian đã được tính toán cụ thể để bảo đảm tính khả thi. Bên cạnh đó, các trường còn sử dụng phương thức xét tuyển kết quả học tập bậc THPT và xét tuyển nhiều đợt. Ngoài ra, kỳ tuyển sinh ĐH 2020 kéo dài tới hết tháng 2/2021.
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường công an, quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu, cần thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức).
"Quy chế tuyển sinh hiện hành quy định các trường phải công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước ngày thí sinh ĐKXT là 15 ngày. Công văn số 1778/BGDĐT-GDĐH về hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ ĐH; tuyển sinh trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non quy định thời hạn hoàn thành đề án tuyển sinh là 31/5/2020" - PGS Nguyễn Thu Thủy cho biết thêm.
Thí sinh đăng ký đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non từ ngày 15 đến 30/6 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2020. Ảnh minh họa: Internet. Báo Hà nội mới cho biết, một trong những nội dung đáng chú ý mà thí sinh và các Sở Giáo dục và Đào tạo,...