Các trường đại học chịu trách nhiệm chất lượng tuyển sinh?
Nhiều hiệu trưởng, chuyên gia giáo dục cho rằng, nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp cho học sinh năm nay, để các trường đại học có phương án tuyển sinh riêng và chịu trách nhiệm về chất lượng tuyển sinh.
Học sinh mong Bộ GD&ĐT sớm công bố phương án thi hay bỏ để chủ động học tập
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, nếu học sinh quay lại trường học trước 15/6 thì vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia; nếu không, Bộ sẽ tính toán phương án khác phù hợp. Hiện có ý kiến trái chiều về phương án không tổ chức thi năm nay.
GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội), nói rằng, từ lâu nhiều người có ý kiến, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT lên tới hơn 90%, vì thế có thể bỏ kỳ thi, đừng sợ không tổ chức thi thì học sinh không học. “Người làm nghề dạy học phải lấy thi để bắt học sinh học là thất bại của dạy học. Bởi vì thi chỉ là một phương thức đánh giá quá trình học tập mà thôi”, ông Tung nói.
Theo ông, Bộ GD&ĐT nên giao việc xét tốt nghiệp cho các trường THPT, sau đó tuỳ nhu cầu mà học sinh học nghề hoặc học tiếp lên ĐH. Các trường ĐH, học viện chịu trách nhiệm về tuyển sinh của mình, chúng ta đừng lo tiêu cực bởi có tiêu cực hay tuyển sinh lỏng tay sẽ mất thương hiệu, xã hội tẩy chay. Tuỳ nhu cầu, đặc trưng riêng, các trường có thể tổ chức thi riêng hoặc thi riêng kèm thi năng khiếu, phỏng vấn… Ông Tung cũng cho rằng, dịch bệnh COVID-19 kéo dài, học sinh, phụ huynh có tâm thế chấp nhận phương án thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia; Bộ GD&ĐT nên quyết định sớm.
Ông Quách Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Sào Báy (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình), cho rằng, Bộ GD&ĐT nên xét tốt nghiệp để học sinh đỡ vất vả. “Chỉ những em ở vùng có điều kiện, có nhu cầu học tiếp ĐH tiếp tục học sâu để tham dự các kỳ tuyển sinh riêng sẽ hợp lý hơn”, ông Sơn nói. Chỉ có 20-30% học sinh Trường THPT Sào Báy có máy tính, điện thoại kết nối mạng để học trực tuyến. Trường tập trung học sinh 6 xã lân cận, nhưng có em cách trường gần 20 km, còn nhiều khó khăn, mấy tháng nay không tiếp cận được phương thức học mới, ông cho biết. Chưa kể, những năm trước, có tới 95% học sinh của trường thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp.
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai dạy học trực tuyến, dạy qua truyền hình cho học sinh lớp 9, lớp 12. Tuy nhiên, đến nay, học sinh Trường THPT Ba Vì ở thủ đô vẫn chưa tham gia học online được 100% vì cơ sở hạ tầng thiếu và yếu. Ông Nguyễn Đình Thắng, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng, xét tốt nghiệp cho học sinh sẽ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các em.
Tuy nhiên, một số học sinh vẫn thích được tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Hồ Minh Hoàn, học sinh lớp 12, Trường THPT Lý Tự Trọng (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bày tỏ mong muốn được thi với lý do kỳ thi chung phân loại được học sinh theo từng mức điểm. Dù không được tới trường nhưng học sinh lớp 12 được học trực tuyến tất cả các môn, giáo viên cũng sát sao quản lý học sinh học online, Hoàn nói. Tuy nhiên, nếu kỳ thi THPT quốc gia không diễn ra, Hoàn cũng chỉ cảm thấy “hơi tiếc một chút” và sẽ có kế hoạch học tập để đối mặt kỳ thi tuyển sinh riêng của trường ĐH (dự định thi vào Học viện An ninh Nhân dân).
Video đang HOT
Do tác động của đại dịch COVID-19, các trường học ở Pháp đóng cửa từ tháng 3 và nước này đã quyết định huỷ kỳ thi vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh năm nay. Anh cũng huỷ kỳ thi GCSE (cấp chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông); Úc huỷ chương trình đánh giá về năng lực ngôn ngữ và số học…
HÀ LINH
Tình huống có thể xảy ra nếu không thi THPT mà xét tuyển đại học theo học bạ?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đưa ra những phân tích quanh việc nên thi THPT quốc gia hay xét tốt nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài.
Xét học bạ sẽ không công bằng
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội, tuyển sinh đại học nhằm phân loại xem thí sinh có đủ năng lực để theo học ở bậc đại học hay không. Một số nước Mỹ, Nhật Bản tuyển sinh đại học còn là kỳ thi để các trường lựa chọn và tuyển nhân tài. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chất lượng đầu vào là một tham số quan trọng đầu tiên.
Nhiều năm trước đây, chúng ta tuyển sinh đại học theo kỳ thi 3 chung. Phải thừa nhận những kết quả tốt mà kỳ thi này mang lại như phân loại thí sinh rất tốt, mức độ chênh nhau từ 0,5-1 điểm có sự khác biệt hơn hẳn về chất lượng. Nhưng kỳ thi quá áp lực, gây căng thẳng cho các thí sinh và xã hội.
Do đó, kỳ thi THPT quốc gia ra đời thống nhất trên cả nước, nhiều trường đại học dùng kết quả kỳ thi để xét tuyển. Các đại học lớn, uy tín, có số lượng thí sinh đăng ký đông như ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội... cũng đều dựa vào điểm xét tuyển từ kỳ thi này, tức là kỳ thi đang đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
" Theo tôi, nếu chúng ta tuyển sinh đại học quá dễ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học và hệ quả như chúng ta thấy, nhiều thí sinh bỏ học ngay từ năm thứ nhất vì không thể theo học tiếp tục ở những ngành này", GS Nguyễn Đình Đức nói.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: T.H)
Trước đề xuất của một số chuyên gia bỏ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp, vị GS này bày tỏ, các trường THPT khác về mặt bằng, giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng nên mức đánh giá trong học bạ không tương đương nhau. Ví dụ một em điểm môn Toán là 9, học lực giỏi theo học bạ của trường này không có nghĩa tương đương với học lực giỏi ở một trường khác.
Thực tế một số trường THPT không quá khắt khe khi đánh giá, thậm chí "biếu điểm" cho học sinh. Điều này dễ xảy ra tình trạng thí sinh có học bạ tốt, trúng tuyển vào ngành yêu thích, nhưng rất khó có thể theo học được.
Ví dụ các ngành khó như Toán học, Vật lý, CNTT, Hóa học, Y, Dược, tự động hóa, cơ điện tử,... học lực không đáp ứng được, phải bỏ học giữa chừng, lãng phí thời gian và thiệt hại tài chính cho gia đình và nhà trường.
Bên cạnh đó nếu xét tuyển đại học chỉ căn cứ vào học bạ, có thể nhàn cho các trường, dễ tuyển sinh, nhưng sẽ có nhiều băn khoăn về chất lượng đầu vào.
Không thể đánh đổi chất lượng
Bên cạnh việc đánh giá lượng đầu vào, theo GS Nguyễn Đình Đức hiện các đại học chủ động và đang nở rộ đề xuất về phương án tuyển sinh. Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều cơ sở giáo dục hiểu và thực hiện chưa đúng về tự chủ tuyển sinh trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi.
Luật có giao cho các trường tự chủ trong tuyển sinh nhưng không có nghĩa các trường hoàn toàn quyết định việc tuyển sinh, Bộ GD&ĐT không có quyền can thiệp. Đó là cách hiểu và thực hiện chưa đúng và đầy đủ.
Như ở Mỹ, quyền tuyển sinh được giao cho các trường tự chủ hoàn toàn, nhưng vẫn có mẫu số chung là lấy điểm thi ACT và SAT làm điều kiện cần. Sau đó từng trường lại có yêu cầu riêng tùy từng ngành, có thể là kỳ thi chuyên biệt dạng SAT2, kỳ thi năng khiếu hoặc bài luận.
Ở Việt Nam, muốn tuyển sinh đại học có chất lượng, chúng ta phải có một kỳ thi/hay bài thi để đánh giá chuẩn kiến thức và năng lực chung trên toàn quốc. Sau đó các trường trên cơ sở tự chủ của mình có thể có thêm các yêu cầu khác với thí sinh, tùy theo từng ngành.
GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, năm học có thể kéo dài và dạy bù, nhưng không có nghĩa chúng ta đánh đổi về chất lượng.
Riêng với năm nay, GS cho rằng, dịch bệnh là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến học tập và tuyển sinh. Một số nước đóng cửa trường học, nhiều quốc gia cho học sinh, sinh viên nghỉ học, nhưng chưa có nơi nào tuyên bố thay đổi phương thức tuyển sinh.
Điều đó có nghĩa là họ chấp nhận "chậm dần đều", năm học có thể lùi lại, và tuyển sinh cũng có thể lùi lại. Tại sao Việt Nam chúng ta không đi theo trào lưu đó?
Chất lượng phải là tiêu chí hàng đầu. Về nguyên tắc, việc giảng dạy online là giải pháp tình thế và thậm chí năm học có thể kéo dài và dạy bù, nhưng không có nghĩa chúng ta đánh đổi về mặt chất lượng, GS Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh.
Vì vậy, phương án lý tưởng vẫn là kỳ thi THPT quốc gia. Nếu dịch bệnh kéo dài hết tháng 6, chúng ta đành phải chấp nhận giải pháp tình thế, sử dụng phương án xét học bạ. Dù vậy, các trường chỉ nên coi đây sơ tuyển và cần chủ động có phương án tổ chức các kỳ thi tuyển riêng trên giấy hoặc máy tính.
" Với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại thì bài thi giấy thuận lợi hơn. Các trường nhỏ hơn và chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng thì có thể hợp tác và lấy điểm thi đầu vào của các trường này làm căn cứ xét tuyển đại học", GS Nguyễn Đình Đức gợi ý.
Về lâu dài, GS này đề xuất, sau này khi tách kỳ thi THPT quốc gia riêng giao cho các sở, chúng ta có thể giao cho một số trung tâm khảo thí độc lập tổ chức nhiều kỳ thi trong năm với các bài thi khác nhau, giúp các trường có thể lấy kết quả để tuyển sinh đầu vào, nhưng vẫn chịu sự thẩm định và quản lý chất lượng đề thi từ Bộ GD&ĐT.
Ông kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét cần có quy định rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước, không nên để thả nổi cho các trường chọn quá nhiều tổ hợp xét tuyển, môn xét tuyển mà thiếu các môn cơ bản như Toán và Ngữ văn như hiện nay.
Minh Khôi
Học sinh không muốn bỏ thi THPT quốc gia 2020 Theo dõi những thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2020, học sinh lớp 12 cho biết đang rất lo lắng và không thể tập trung ôn thi. Nhiều em muốn giữ ổn định kỳ thi để thuận lợi, yên tâm học tập, ôn luyện. Xét tốt nghiệp, học sinh lo ngại thiếu khách quan Đến giai đoạn nước rút, dù không...