Các trường đặc thù: Loay hoay tìm giải pháp tự chủ
Thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 16), nhiều cơ sở giáo dục ĐH đã sắp xếp bộ máy, hoạt động theo mô hình tự chủ và bước đầu thành công, khởi sắc.
Tuy nhiên với các trường đặc thù như văn hóa nghệ thuật (VHNT), tự chủ là một vấn đề nan giải.
Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội – nơi đã tự chủ 30%. Trong ảnh – SV Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội trong một chương trình nghệ thuật. Ảnh IT
Chưa có lộ trình nhưng đã bị cắt kinh phí
Theo Nghị định 16, quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đến năm 2018 phải tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); đến năm 2020, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Thông tin từ bà Dương Minh Ánh – Hiệu trưởng Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, dù chưa có cơ chế tự chủ đối với các cơ sở GDNN, nhưng một số địa phương đã yêu cầu trường tự chủ, dù chưa biết tự chủ như thế nào; đồng thời một số trường VHNT đã bị địa phương cắt kinh phí.
“Tuy tự chủ là vấn đề tất yếu nhưng các trường VHNT cần có lộ trình dài, cần nghiên cứu một cách khoa học làm sao để các trường tự chủ mà không gặp vướng mắc, và các trường tiếp tục được duy trì và phát triển.”
Hiệu trưởng Vũ Thị Tuyết Lan
Liên quan vấn đề này, bà Vũ Thị Tuyết Lan – Hiệu trưởng Trường CĐ VHNT Đà Nẵng, cho rằng, tự chủ là vấn đề nóng, cần được tính toán một cách khoa học.
Video đang HOT
Theo bà Vũ Thị Tuyết Lan, vì là loại hình đào tạo đặc thù nên hiện các trường CĐ, TC VHNT gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh. Do đó, các trường VHNT cần có thời gian chuẩn bị, dần dần làm quen với việc tiến tới xã hội hóa…
Ở góc độ cơ quan quản lý VHNT, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông cho rằng, hiện một trường đào tạo năng khiếu, nghệ thuật có tới 3 Bộ quản lý (Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ VH-TT&DL). Vì thế, nếu không có cơ chế đặc thù đối với đào tạo ngành năng khiếu nghệ thuật sẽ không vực dậy được lĩnh vực này. Kéo theo đó là nguy cơ mất nguồn nhân lực và không bảo tồn được nghệ thuật truyền thống dân tộc.
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông phát biểu tại tọa đàm khối các trường VHNT do Trường CĐ VHNT TPHCM tổ chức. Ảnh: C.Chương
Việc có nhiều cơ quan quản lý dễ dẫn đến chồng chéo về thực hiện chính sách và các quy định về quy trình, chương trình, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, đội ngũ giảng viên, giáo viên và chế độ làm việc, chế độ chính sách ưu đãi đối với giảng viên, học sinh, sinh viên; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, vấn đề đăng ký hoạt động GDNN…
Mới đây tại một tọa đàm khối các trường VHNT do Trường CĐ VHNT TPHCM tổ chức, TS Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng: “Việc sắp xếp, sáp nhập, tự chủ các trường VHNT, Nghị quyết ghi rất rõ, nhưng một số tỉnh chỉ nhắm đến năm 2020 giảm còn 1 trường công lập phục vụ mục đích chính trị cho địa phương.
Thế nhưng không hiểu mục tiêu là đến năm 2020 chúng ta giảm 10% các trường GDNN công lập, 10% chuyển sang tự chủ. Đồng thời đến năm 2025 tiếp tục giảm 10% và chuyển tiếp 20% các trường chuyển sang tự chủ. Hơn nữa, Nghị quyết cũng nêu nội dung tập trung đầu tư cho các trường chất lượng cao thì nhiều tỉnh không đọc hoặc không quan tâm đến nội dung này”.
Cần có định mức cho khối ngành VHNT?
Một số ý kiến cho rằng, để các trường VHNT tồn tại được cần có cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Tuy nhiên, việc đào tạo thông qua đặt hàng cũng chưa thực hiện được vì chưa có định mức cụ thể cho từng ngành. Việc xây dựng định mức cho khối ngành VHNT cũng rất khó.
Theo bà Dương Minh Ánh, hiện mỗi trường tùy tình hình địa phương xây dựng cơ chế định mức khác nhau, do đó làm sao tham mưu cho Chính phủ thống nhất đưa ra giải pháp cơ chế định mức chung cho toàn ngành, tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu.
“Tổng cục GDNN đang xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho từng ngành, sau đó tính đến vấn đề đầu tư như thế nào, về trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trường ra sao. Từ đó mới tính ra mức chi phí cho mỗi ngành nghề, HSSV đóng bao nhiêu và Nhà nước đặt hàng là bao? Nhưng, hiện có những địa phương dù chưa biết tính như thế nào nhưng cắt tiền các trường trước mà chưa cần hướng dẫn gì cả” – bà Dương Minh Ánh chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông, việc xây dựng định mức cho khối ngành VHNT là rất khó. Ví dụ đơn cử, hiện ngành âm nhạc có tới 60 chuyên ngành với 3 trình độ khác nhau thì phải làm 180 định mức về đào tạo khác nhau. Thế nhưng, từ trước tới nay chưa có một thông tư, chỉ thị nào của Bộ Tài chính quy định về xây dựng định mức này cả.
Bộ VH-TT&DL đã đưa việc xây dựng định mức đào tạo các ngành VHNT vào kế hoạch làm việc năm 2020. Việc này cần có một đề án lớn mới giải quyết được. Sau khi có định mức mới xây dựng kế hoạch đào tạo cho các trường, cho các chuyên ngành thì mới chuyển theo cơ chế đào tạo đặt hàng, từ đó đảm bảo kinh phí để các trường sống được.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông
Công Chương
Theo giaoducthoidai
Hiệp hội đề nghị tạo mọi điều kiện để ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện tự chủ
Ngày 21/5, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam đã có văn bản gửi nhiều cơ quan Nhà nước về việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học của trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Các cơ quan mà Hiệp hội gửi gồm: Ban Bí Thư TƯ Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ GD-ĐT, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Công văn Hiệp hội các trường ĐH,CĐ gửi các cơ quan chức năng
Trong GS.TS Trần Hồng Quân Chủ tịch Hiệp Hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho biết, Hiệp hội nhận được công văn số 1463/2019/TĐT-CV ngày 13/5/2019 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề nghị Ban thường vụ Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ủng hộ và kiến nghị lên cấp trên tạo điều kiện cho nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để có thể làm tốt một mô hình tự chủ đại học, góp phần tích cực thực hiện chủ trương mang tầm chiến lược này của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 29/NQTW và Nghị quyết 19/ NQTW.
Là một cơ sở giáo dục đại học công lập có cơ quan chủ quản là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, sớm được Tổng Liên Đoàn cho phép thực hiện một cơ chế có độ tự chủ cao so với nhiều trường khác, sau 22 năm thành lập, Trường Đại học Tôn Đức Thắng từ một cơ sở giáo dục đại học nhỏ bé, có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ đã từng bước đảm bảo đáp ứng các điều kiện để mở rộng về quy mô, cải thiện chất lượng đào tao, nghiên cứu khoa hoc, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại như đã được thừa nhận qua kiểm định, giám sát, đánh giá trường của các cấp.
Có chiến lược phát triển bền vững, có giải pháp thực hiện bài bản khoa học theo hướng "phát huy vai trò chủ đạo, vị trí then chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không vì lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp công lập" như quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu tại Nghị quyết 19 của Đảng, đến nay Trường Đại học Tôn Đức Thắng khẳng định vị thế của mình không những trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có ảnh hưởng lan tỏa đối với hệ thống đại học, cao đẳng khắp cả nước.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một trong 14 cơ sở giáo dục đại học thực hiện cơ chế tự chủ theo chủ trương của nhà nước (Nghị quyết 22 của Chính phủ) các hoạt động có nhiều đổi mới, sáng tạo, hiện đại, tinh gọn, cơ cấu tổ chức hợp lý, bộ máy điều hành hiệu lực, năng động;
Trường đã tự chủ hoàn toàn về chi đầu tư, chi thường xuyên, giảm được gánh nặng cho ngân sách mà vẫn huy động được nhiều nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật khang trang, hiện đại, thu hút người học, mạnh dạn áp dụng phương thức quản trị tiên tiến, đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.
Thành tựu và kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả của Trường đáng được nghiên cứu.Từ những trình bày trên, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam mong muốn và đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Giáo dục đào tạo cùng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam:
1- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trường Đại học Tôn Đức Thắng, chủ động thực hiện tự chủ đại học có hiệu quả, thiết thực góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tế; mạnh dạn xây dựng kế hoạch thực thi Luật Giáo dục Đại học đã sửa đổi (Luật 34) được triệt để, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2- Trước mắt nên duy trì sự ổn định về tổ chức và nhân sự chủ chốt để giữ đà phát triển của Trường, góp phần xây dựng một mô hình tự chủ tốt trong thực tế, từ đó có thể nghiên cứu tổng kết nhiều kinh nghiệm quý giá mà nhân rộng ra.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Tự chủ đại học: Vai trò quan trọng của chủ quản và hội đồng trường Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tự chủ ĐH sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các trường công lập. Tuy nhiên, để vấn đề tự chủ ĐH được diễn ra thuận lợi thì cần tháo gỡ một số rào cản về quy định, trong đó vai trò của cơ quan chủ quản và hội đồng trường là hết sức...