Các trường cần xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến theo hướng bền vững
Thời dịch Covid-19, cách dạy học trực tuyến đang phát huy nhiều ưu điểm, tuy nhiên việc dạy học này còn mang tính tự phát.
Trong thời gian học sinh không đến trường để ngừa dịch Covid-19 nhiều trường học đã áp dụng việc dạy học online.
Điều bất ngờ, các thầy cô giáo và học sinh đã thích nghi rất nhanh với cách học này. Đã có nhiều bài học được học sinh, phụ huynh đánh giá rất cao. Qua đợt này đã chứng tỏ cách dạy học mới này mang nhiều ưu điểm.
Trước hết, đó là học sinh có thể ngồi nhà học, không phải di chuyển, học sinh có thể tự học đi học lại một bài học để củng cố kiến thức. Thầy cô có thể dạy bài học một lần và phát một lúc cho nhiều học sinh trong trường và phát đi phát lại nhiều lần.
Từ thực tiễn có thể thấy, thầy cô và học sinh thích nghi rất nhanh với cách dạy học này. Vấn đề đặt ra hiện nay cần phải duy trì hình thức học tập này một cách thường xuyên và chuyên nghiệp vì cách dạy này đã phát huy được nhiều ưu điểm nổi trội, tiết kiệm nhiều chi phí.
Một trong những nhà trường nhận thức sớm những ưu điểm của dạy học online là hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh Trinh Phúc).
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, tới đây nhà trường sẽ chú trọng và đầu tư mạnh về mảng dạy này bởi nó có nhiều ưu điểm so với cách dạy học truyền thống.
Theo thầy Hòa, hệ thống Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm sau đợt này sẽ thành lập trung tâm giáo dục online của trường, nó sẽ hoạt động thường xuyên và đây là chương trình dạy học bổ trợ để học sinh học ngoài giờ, hỗ trợ học tập ở nhà, hỗ trợ luyện thi mà không phải đến các trung tâm luyện thi nữa.
Theo đó, những nội dung bài dạy của các cô thầy sẽ được lưu trữ. Các bài dạy ấy lúc cần sẽ phát ra. Nhà trường sẽ lưu trữ lâu dài trong kho dữ liệu và có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Hàng ngày, hàng tuần nhà trường sẽ cập nhật những nội dung mới theo trình tự thời gian.
Cách làm của nhà trường hiện nay các thầy cô dạy giỏi, các thầy cô được học sinh yêu thích học sẽ được tổ chức ghi hình, lưu trữ. Đây là những giáo viên chuyên nghiệp.Thầy Hòa cho rằng, dạy học online sẽ hỗ trợ các bài ôn luyện chủ yếu đối với học sinh lớp 9 và lớp 12. Các con không cần đến nhà thầy cô hay đến trung tâm để ôn luyện và việc này sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
“Hiện nhà trường đang hình thành các nền tảng để sau này rất tốt, tổ chức thành trung tâm giáo dục online, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị để dạy học” – thầy Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.
Những kế hoạch mà Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang thực hiện là xu hướng mà các trường học trong nước và trên thế giới đang theo đuổi. Tuy nhiên, thách thức đặt ra lúc này là sử dụng nền tảng phần mềm công nghệ nào để tối ưu hóa việc dạy học.
Qua thực tế dạy học online trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, nhiều nhà trường đang sử dụng nền tảng công nghệ các mạng xã hội.
Video đang HOT
Ưu điểm của hệ thống này là dễ dàng tạo ra các nhóm học, thầy cô và học sinh nhanh chóng kết nối với nhau. Tuy nhiên, các bài học thường theo hướng đơn lẻ, khó thể xây dựng thành một hệ thống, một chương trình học bài bản mang tính lâu dài.
Ngoài ra, việc quản lý người học, ra bài tập và đánh giá chất lượng dạy học còn chưa thực hiện được. Chưa nói đến bản quyền, quyền riêng tư khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội để dạy học. Để khắc phục điều này, các nhà trường nếu tự phát triển một website dạy học riêng thì rất tốn kém.
Qua tìm hiểu, hiện nay ở nước ta đã có nhiều công ty công nghệ đang khởi nghiệp theo hướng tạo ra các các ứng dụng cung cấp dịch vụ công nghệ đáp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến, hiện sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà trường miễn phí việc tổ chức nền tảng dạy học online.
CEO Lê Phương Nguyên cho rằng, bên Hachium sẵn sàng hỗ trợ những trường học ở Hà Nội sớm đăng ký xây dựng website dạy học trực tuyến (ảnh Trinh Phúc).
Trao đổi với bà Lê Phương Nguyên – CEO điều hành dự án phần mềm giúp tạo website dạy học bảo mật bài giảng – Hachium. Được biết, đơn vị này đang cung cấp nền tảng phục vụ cho các thầy cô, nhà trường và các doanh nghiệp có nhu cầu về xây dựng hệ thống dạy học online.
Ứng dụng này được đưa vào sử dụng từ năm 2018 đến nay đã cung cấp cho các thầy, cô đang có nhu cầu có website riêng để đưa các bài giảng của mình lên internet, xây dựng cho mình một trang dạy học mang tên riêng và bán các khóa học đó.
Theo chia sẻ của bà Nguyên, đến nay có nhiều thầy cô dạy ôn thi đại học, dạy các kỹ năng cho người đi làm hay nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như yoga, đàn, pha chế, nấu ăn… đã sử dụng ứng dụng này.
Ứng dụng cũng thiết kế cho các trường đào tạo, các trung tâm đào tạo về nhân sự sử dụng.
Được biết, hiện nay Hachium đang hỗ trợ miễn phí cho các trường học có nhu cầu xây dựng hệ thống website dạy học trực tuyến.
Trong khi sử dụng ứng dụng Hachium các thầy, cô đưa video lên hệ thống được lưu trữ, học sinh thích học lúc nào cũng được, có các bài giảng, bài test cuối bài và phụ huynh có thể xem kết quả học tập của con mình.Nói về điểm khác biệt giữa ứng dụng Hachium với việc sự dụng các mạng xã hội để dạy học, bà Nguyên cho rằng, các ứng dụng mạng xã hội hạn chế trong quản lý và đánh giá học sinh.
Điểm khác biệt lớn nhất chính là “các thầy thỏa sức tạo ra lộ trình học tập, các bài test, lưu trữ các bài test của học sinh.
Phần mềm này sẽ giúp cho các thầy, nhà trường quản lý được học viên, đánh giá được kết quả học tập của từng học viên. Ngoài ra, phần mềm còn chống download, quay trộm”…
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net.vn
Học sinh nghỉ học do dịch Covid-19: Không dạy bài mới, không tổ chức kiểm tra
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thời gian nghỉ học của học sinh kéo dài, gây xáo trộn việc học tập và sinh hoạt của hàng triệu gia đình
. Nhằm giúp phụ huynh và học sinh an tâm, biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong thời gian nghỉ học, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM.
PHÓNG VIÊN: Thưa ông, theo ghi nhận thực tế ở các trường học, hiện tại, hoạt động dạy học trực tuyến đang có nhiều bất cập, thiếu đồng bộ giữa các đơn vị trường học. Vậy Sở GD-ĐT TP đã có những chỉ đạo gì nhằm giúp các trường triển khai hiệu quả hình thức dạy học này?
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU: Sở GD-ĐT TP đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu tất cả đơn vị trường học trên địa bàn TP triển khai các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học online cho học sinh trong thời gian các em nghỉ học vì dịch bệnh.
Trong đó, mục tiêu học tập chủ yếu là ôn tập, củng cố nội dung các bài đã học, hệ thống kiến thức quan trọng trong chương trình, tuyệt đối không được dạy bài mới, không tổ chức kiểm tra, lấy điểm cho học sinh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM
Như vậy, hiện nay trường nào đang tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra qua mạng, tổ chức cho học sinh làm kiểm tra trên giấy rồi scan/chụp hình bài làm gửi thầy, cô để lấy điểm kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra miệng là không đúng tinh thần chỉ đạo, trừ các trường hợp giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các dự án học tập, đánh giá điểm số không qua một bài kiểm tra mà thông qua cả quá trình làm dự án.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, bộ sẽ tính toán lùi thời gian kết thúc năm học 2019-2020. Việc này đồng nghĩa với việc học kỳ II năm học 2019-2020 chỉ thay đổi về mặt thời gian, thay vì bắt đầu từ tháng 2 đến cuối tháng 5 thì nay có thể điều chỉnh lại từ tháng 3, 4 kéo dài đến tháng 6, 7, nhưng vẫn đảm bảo khung chương trình và thời gian phân bổ trong năm học.
Do đó, ngay khi Bộ GD-ĐT chính thức công bố thời gian kết thúc năm học, Sở GD-ĐT TP sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể các trường trong việc phân bổ kế hoạch năm học, tổ chức lịch học bù. Do đó, các trường không nên quá lo lắng dạy trước nội dung chương trình mà chỉ cần hỗ trợ học sinh duy trì nề nếp học tập, không dạy thêm kiến thức mới, không tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh.
Lẽ ra trong thời gian này, TPHCM sẽ triển khai tập huấn giáo viên lớp 1 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, diễn biến bất ngờ của dịch bệnh liệu có làm ảnh hưởng công tác chuẩn bị và triển khai sách giáo khoa (SGK) mới không, thưa ông?
Trước khi xảy ra dịch bệnh, Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức cho giáo viên tìm hiểu, tiếp cận nội dung 32 đầu SGK đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và phê duyệt ở các bộ môn; riêng môn tiếng Anh có 5 đầu sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Theo đó, các trường sẽ chủ động phân công tổ trưởng chuyên môn, giáo viên khối 1 tìm hiểu kỹ các đầu sách SGK để chọn ra sách phù hợp nhất với các tiêu chí theo chỉ đạo của UBND TP.
Cụ thể, việc chọn SGK phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương và điều kiện dạy học thực tế tại đơn vị, thể hiện được phương pháp làm việc tích cực của thầy và trò theo định hướng phát triển năng lực người học.
Trong đó, học sinh được trực tiếp tham gia quá trình dạy học chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều, thụ động ngồi nghe giáo viên giảng.
Trường học có thể tham khảo ý kiến phụ huynh, học sinh trước khi thành lập hội đồng chọn SGK và tổ chức cho giáo viên bỏ phiếu. Hiệu trưởng sẽ là người quyết định danh mục SGK và chịu trách nhiệm việc triển khai các đầu sách.
Các trường sẽ công bố và niêm yết công khai danh mục SGK lớp 1 năm học 2020-2021 trước ngày 1-5, đồng thời phối hợp với các nhà xuất bản cung ứng đầy đủ SGK các môn học cho học sinh trước ngày 15-8-2020.
Như vậy, việc trường học tạm đóng cửa không ảnh hưởng tiến độ chọn SGK ở các trường học. Học sinh tạm nghỉ học có thể giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, lựa chọn SGK theo phân công của hiệu trưởng.
Một học sinh trường quốc tế đang học tương tác qua màn hình và camera. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Riêng về công tác tổ chức tập huấn giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, hiện nay toàn bộ giáo viên cốt cán đã tập huấn xong. Công tác tập huấn giáo viên đại trà đang tạm hoãn do các trường tập trung phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, song song với hình thức bồi dưỡng trực tiếp, TP còn tổ chức bồi dưỡng gián tiếp thông qua phần mềm trực tuyến với đầy đủ nội dung, cơ sở dữ liệu cung cấp cho giáo viên.
Dự kiến các hoạt động bồi dưỡng tập trung giáo viên sẽ tái khởi động trong hai tháng 3 và 4-2020, không ảnh hưởng tiến độ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để đón học sinh trở lại trường học, các cơ sở giáo dục đã có những chuẩn bị gì để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh, thưa ông?
Hiện nay, tất cả đơn vị trường học đã chuẩn bị kỹ lưỡng việc sát trùng, khử khuẩn phòng học, đồ dùng, trang thiết bị dạy học cũng như tổ chức các phương án tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe học sinh trong ngày đầu tiên quay trở lại trường học.
Ngoài ra, một số trang thiết bị cần thiết hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh như máy đo thân nhiệt, khẩu trang y tế, nước rửa tay cũng được trang bị đầy đủ cho học sinh, giáo viên.
Trường học còn phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức khu vực cách ly tại phòng y tế đề phòng trường hợp phát hiện học sinh có biểu hiện nghi ngờ về sức khỏe.
THU TÂM
Theo SGGP
Nghỉ học tránh Covid-19: Có nên hợp thức hóa quy định học online và tại nhà ? Trong những ngày học sinh nghỉ học kéo dài để tránh dịch Covid-19, các trường tăng cường dạy học online, là một cơ hội để bàn đến việc hợp thức hóa học online và tại nhà (homeschooling) ở Việt Nam. Giáo viên một trường học tại TP.HCM thực hiện dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ ở nhà do dịch...