Các trường Anh tháo bỏ đồng hồ vì học sinh không biết coi giờ
Các trường học Anh gỡ bỏ đồng hồ truyền thống trong phòng thi vì học sinh… không biết cách xem giờ.
Ủa, còn mấy phút nữa thì hết giờ thi nhỉ?
Các trường học ở Anh đang gỡ bỏ những chiếc đồng hồ truyền thống khỏi các phòng thi vì học sinh ở độ tuổi thiếu niên không biết cách xem giờ, Hiệp hội hiệu trưởng cho biết.
Hiện tại, các giáo viên đang phải lắp đặt các thiết bị kỹ thuật số sau khi học sinh tham dự các kì thi GCSE và A-level (tương đương với cấp 2 và cấp 3) than phiền rằng các em gặp khó khăn trong việc xem đúng giờ trên những chiếc đồng hồ truyền thống.
Malcolm Trobe, phó tổng thư ký Hiệp hội hiệu trưởng các trường phổ thông và đại học (ASCL), cho rằng thế hệ trẻ giờ đây đã trở nên quen với việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật số.
“Thế hệ hiện tại không giỏi đọc giờ trên các chiếc đồng hồ truyền thống như những thế hệ lớn tuổi hơn”, ông nói với Telegraph.
“Các em quen với việc thấy giờ dưới dạng kĩ thuật số trên điện thoại và máy tính của mình. Gần như mọi thứ các em có đều là kĩ thuật số, vì thế các thế hệ trẻ chỉ được tiếp xúc với thời gian được thể hiện dưới dạng kĩ thuật số ở mọi nơi”.
Ông Trobe, một cựu hiệu trưởng, nói rằng các giáo viên muốn học sinh của mình càng cảm thấy càng thoải mái càng tốt trong những kì thi. Theo ông, có một chiếc đồng hồ truyền thống trong phòng thi có thể là nguyên nhân của sự căng thẳng không cần thiết.
Video đang HOT
Ông cho biết các trường học đang cố gắng làm cho mọi thứ càng dễ dàng và đơn giản càng tốt cho học sinh trong suốt những kì thi.
“Bạn không muốn chúng cứ giơ tay lên hỏi còn bao nhiêu thời gian nữa, phải không nào? Do vậy, điều không thể tránh khỏi là các trường sẽ cố gắng hết sức để làm cho các học sinh của mình cảm thấy thoải mái nhất.
Thật sự thì có một thuận lợi lớn khi việc sử dụng những chiếc đồng hồ kĩ thuật số trong các phòng thi vì học sinh ít bị nhầm lẫn thời gian hơn nhiều khi phải chạy đua với thời gian”, ông nêu quan điểm.
Một số giáo viên đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về vấn đề này trên các mạng xã hội, sau khi có người thuyết trình về đề tài này tại một hội nghị về giáo dục ở London.
Stephanie Keenan, trưởng bộ môn tiếng Anh tại trường trung học Ruislip ở tây bắc London, cho hay trường của cô đã lắp đặt các đồng hồ kĩ thuật số trong hội trường lớn dành cho những kì thi sau khi các giáo viên đồng ý rằng nhiều học sinh ở các lớp 9, 10, 11 không thể đọc được giờ trên một chiếc đồng hồ truyền thống.
Cheryl Quine, trưởng bộ môn tại trường Cockermouth và là chủ tịch của West Cumbria Network, cho biết thêm trường của mình đã phát hiện ra rằng trẻ em đang có vấn đề trong chuyện đọc giờ “khi một số em không thể biết chiếc đồng hồ trong phòng thi chỉ mấy giờ”.
Theo lý thuyết, trước khi lên trung học, các em học sinh sẽ có thể đọc được giờ trên một chiếc đồng hồ truyền thống. Dù vậy, trong thực tế điều này thường không đúng, thầy Trobe cho biết.
“Có thể hơi buồn nếu các em lên trung học mà không thể đọc được giờ trên mặt chiếc đồng hồ. Mọi người hi vọng rằng chúng ta sẽ dạy cho các em đọc được đồng hồ, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được lợi ích của những chiếc đồng hồ kĩ thuật số trong các phòng thi”, ông nói.
Đầu năm nay, một bác sĩ nhi khoa lâu năm cảnh báo rằng trẻ em đang ngày càng thấy khó cầm bút mực và bút chì do sử dụng công nghệ quá mức. Sally Payne, bác sĩ trị liệu nhi khoa tại quỹ Trái tim nước Anh, cho biết khi trẻ em được giao một cây bút chì ở trường, chúng ngày càng không thể cầm được nó.
“Để có thể nắm chặt một cây bút chì và di chuyển nó, bạn cần có sự kiểm soát mạnh mẽ các cơ nhỏ ở những ngón tay. Trẻ em cần nhiều cơ hội phát triển các kĩ năng đó”.
“Dễ giao cho đứa trẻ một chiếc iPad hơn là khuyến khích chúng chơi những trò xây dựng cơ bắp như xây dựng các khối nhà, cắt, dán, hay kéo đồ chơi, kéo dây. Vì điều này, chúng ta không đang phát triển những kĩ năng nền tảng bên dưới mà các em cần có để cầm chặt được một cây bút chì”, bà cho hay.
Theo tuoitre.vn
Hầu hết thí sinh Bến Tre được dự thi THPTQG tại trường THPT đang học
TS Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre - cho biết: Dự kiến, kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ tổ chức 30 điểm thi với 508 phòng thi. Các điểm thi đặt tại các trường THPT và 3 trường THCS.
Ảnh minh họa/internet
Về cơ bản, thí sinh được dự thi tại trường THPT đang học, trừ vài điểm thi do không đủ số phòng thi hoặc qui mô số thí sinh dự thi thi quá ít phải ghép điểm thi. Thí sinh GDTX thi chung điểm với thí sinh THPT (nhưng sắp phòng thi riêng) Tại mỗi huyện/thành phố có một điểm thi cho thí sinh tự do.
Chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT đã tổ chức 43 điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi cho thí sinh. Trường THPT hoặc trung tâm GDNN-GDTX nhận hồ sơ cho thí sinh đang học hoặc thí sinh cũ của trường mình. Sở GD&ĐT nhận hồ sơ thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT và thí sinh tự do ngoài tỉnh.
Bộ GD&ĐT phân công Trường Đại học Sài gòn, Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải (cở sở 2, phía Nam) và Trường Cao đẳng Bến Tre tham gia phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức thi cụm thi tỉnh Bến Tre. Số cán bộ coi thi của trường đại học, cao đẳng tham gia phối hợp coi thi bằng 50% số cán bộ coi thi tại điểm thi.
Chia sẻ của TS Nguyễn Văn Huấn, để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết thi và xét tốt nghiệp năm 2017 và triển khai công tác thi và xét tốt nghiệp năm 2018; tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi THPT quốc gia năm 2018 và triển khai chương trình quản lý thi THPT quốc gia cho các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX.
Sở GD&ĐT cũng đã ban hành Kế hoạch hoạt động của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; tổ chức các đoàn kiểm tra hồ sơ thi tại các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX từ ngày 23/4/2018 đến 24/4/2018.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 02/CT-UBND ngày 18/4/2018 về việc tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, thi THPT quốc gia và tuyển sinh các cấp học năm 2018, phân công trách nhiệm cụ thể các sở, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị trong phối hợp tổ chức kì thi.
Đề nghị Trường Đại học Sài gòn, Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải (cơ sở 2, phía Nam) và Trường Cao đẳng Bến Tre cử nhân sự tham gia Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh năm 2018; tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018.
Chuẩn bị tiến hành in ấn hồ sơ, biểu mẫu, giấy thi, giấy nháp, phiếu trả lời trắc nghiệm; mua sắm trang thiết bị; dự toán kinh phí cho kỳ thi, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
"Cũng như năm học trước, kỳ thi THPT quốc gia năm nay có hầu hết các bài thi là bằng hình thức thi trắc nghiệm, đặc biệt phức tạp là các bài thi tổ hợp, để hỗ trợ cán bộ coi thi, Sở GD&ĐT sẽ thực hiện in ấn tài liệu nghiệp vụ coi thi phát cho cán bộ coi thi để hỗ trợ họ thực hiện nghiệp vụ coi thi đúng theo quy chế.
Sở sẽ thành lập Hội đồng thi, các ban của Hội đồng thi như Ban Thư ký, Ban In sao đề thi, Ban Vận chuyển đề thi, Ban Coi thi, Chấm thi, Làm phách, Phúc khảo; tổ chức in sao đề thi, coi thi, chấm thi, xét tốt nghiệp THPT, phúc khảo theo Kế hoạch thi của Sở GD&ĐT và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT" - TS Nguyễn Văn Huấn cho hay.
"Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số thí sinh đăng kí dự thi tại Bến Tre là 11.764. Trong đó: Thí sinh đang học lớp 12 THPT là 10.736; thí sinh đang học 12 GDTX là 676; thí sinh tự do là 354; thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 1.905; thí sinh chỉ lấy kết quả xét tuyển đại học là 349" - TS Nguyễn Văn Huấn
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Thi THPT quốc gia 2018: Loại máy tính bỏ túi nào được đem vào phòng thi? Bộ GD&ĐT thông báo danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh minh họa/internet Về nguyên tắc: Theo Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/2/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, các máy...