Các tip đầu năm cực bổ ích cho tân sinh viên
Có biết bao điều mới mẻ đang đón chờ các tân sinh viên, làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn mới trong đời này, teen nhỉ? Chúng tớ tặng các bạn vài tips cho “bước ngoặt cuộc đời” này nhé!
Xác định mục tiêu cụ thể
Mục tiêu sẽ giúp mỗi người xác định được hướng đi đúng đắn. Một mục tiêu học tập rõ ràng tất nhiên sẽ giúp teen học tốt. Bởi vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà không khởi đầu năm học mới bằng những mục tiêu cụ thể? Không cần những mục tiêu quá cao xa, mơ hồ, teen hãy xác định những mục tiêu ngắn hạn và có “cơ” thực hiện được.
Như Trinh, HV Báo chí tuyên truyền kể về những ngày đầu năm, cô bạn đã xác định phải trở thành cộng tác viên viết báo ngay từ năm nhất để làm nền tảng cho con đường báo chí mà bạn đã chọn. Vậy là, mới chân ướt chân ráo vào trường, Trinh đã chủ động tìm đọc một số sách về báo chí, tập tành viết bài, lò dò đi gửi khắp nơi… “Bắt đầu từ những bài viết non nớt ấy mà đến năm thứ ba đại học, mình đã thu được vốn kinh nghiệm kha khá về nghề báo rồi đấy”, Trinh vui vẻ cho biết.
Hoài Nam, ĐH Kinh Tế Quốc Dân thì say mê tình nguyện. Với Nam, Đại học mở ra cho bạn ấy môi trường hoạt động tình nguyện thân thiện và phong phú hơn bao giờ hết.
“Mình sẽ cố gắng trở thành một tình nguyện viên năng nổ, cống hiến và hoạt động hết mình trong bốn năm đại học”, Nam kể về mục tiêu rất đẹp của mình.
Những mục tiêu gần gũi, gây hứng thú như thế sẽ giúp teen “lớn” lên thật nhiều trong thời sinh viên. Hãy tự mình thử và cảm nhận, bạn nhé!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Đề phòng bệnh chủ quan
Đầu năm thường ít kiến thức, môn học mới nhưng vẫn còn khá thoải mái. Mới đầu, những giờ học còn khá nhẹ nhàng, nhiều teen vì thế mà sinh tâm lý chủ quan. Đặc biệt với các môn đại cương bị nhiều người coi là khô khan, dễ nhàm như triết, kinh tế chính trị… teen cực kì nhanh oải.
Hằng, năm nhất ĐH Ngoại Ngữ chia sẻ: “Còn nhớ năm ngoái vào trường, mình đã quyết tâm học hành cẩn thận. Ấy thế mà qua vài buổi học đại cương nhàm nhàm, lại quen thói học xong về để đấy. Đại học không có những kì kiểm tra như kiểu 15p, 45 phút như phổ thông nên mình cứ thể kệ đến cuối kì. Chủ quan nghĩ, “toàn lý thuyết, học sau cũng được”. Vậy là cuối kì è cổ ra gánh một đống giáo trình, đề cương ôn thi… Rõ khổ!”
Không ít bạn dù đã được cảnh báo về tình trạng sinh viên đi học về bỏ sách vở đó, buổi sau cứ thế đến trường. Nhưng rồi nhiều bạn vẫn đi vào “vết xe đổ” vì chủ quan. Những tiết học vì thế mà ngày càng nặng nề, uể oải, đậm tính đối phó.
Cái khổ này sẽ còn đến với những teen mắc bệnh chủ quan. Chủ quan sẽ không hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra. Chủ quan sẽ không “điều khiển” được mình trong mấy năm đại học.
Bắt đầu đời sinh viên, chắc bạn không muốn mình sẽ trở nên bê- xê- lết chỉ vì căn bệnh chủ quan này phải không?
Bài trừ tật xấu của bản thân
Lười ghi bài, đi học muộn, hay quên… những căn bệnh học trò mà teen nào cũng có thể mắc phải ấy sẽ có nguy cơ tiếp diễn ở đại học. Bạn có muốn bước sang thời sinh viên rồi mà vẫn ôm trọn vẹn những tật xấu từ thời phổ thông lên giảng đường hay không?
“Hồi cấp ba, mình là chúa đi học muộn. Lúc ấy nhà xa trường đã đành. Bây giờ lên thành phố học, ở kí túc xá gần trường, ai ngờ tật xấu này càng tệ hơn… Sáng nào cũng ngủ nướng, tự nhủ, mình gần trường mà, năm phút là đến lớp. Thế mà thành ra cả kì buổi nào cũng đi muộn…”, Hoàng Mai kể.
Những thói quen xấu có thể khiến teen mất điểm ngay từ đầu năm trong mắt bạn bè, thầy cô nữa, nên teen phải hết sức cẩn trọng. Hãy làm mới mình, trước tiên bằng việc diệt trừ dần những thói quen xấu ấy bạn nhé.
Có rất nhiều điều tuyệt vời cho bạn khám phá trong quãng đời sinh viên trước mắt. Hi vọng những tip nhỏ trên sẽ giúp các tân sinh viên đặt những bước đi đầu tiên thật vững vàng lên giảng đường.
Theo PLXH
"Cô học trò nghèo giỏi Anh văn" lo không có tiền học ĐH
"Từ ngày biết mình đậu đại học, mình và gia đình vui lắm, nhưng cứ nghĩ đến kiếm tiền đâu để đủ ăn học suốt 4 năm..." - đó là nỗi trăn trở của tân sinh viên nghèo Lê Thị Lệ Thủy.
Được tin cô học trò nghèo Lê Thị Lệ Thủy xuất sắc thi đậu vào khoa Kinh tế - Luật Trường ĐHQG TPHCM với 23 điểm. Ngược huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh tìm đến nhà ông Lê Hữu Thái ở xóm 2 Phú Hương, xã Hương Xuân giữa cơn mưa tầm tả. Trong ngôi nhà tranh xiêu vẹo, dột nát của ông Thái, mọi người đang tụ tập đông đúc.
Thủy phụ mẹ vót đũa để lấy tiền đi học ĐH.
"Mấy bữa ni, khi biết tin cháu Thủy đậu đại học, anh em, bà con lối xóm sang giúp gia đình tui vót đũa hy vọng bán được giá để có tiền cho nó đi học" - ông Thái cho biết.
Ông Thái vui buồn lẫn lộn : "Mấy đêm ni hầu như cả nhà làm đến gần sáng. Tui bị bệnh tật, khó đi lại nhưng phải gắng sức vì con. Đôi lúc buồn ngủ díu mắt, muốn lên giường ngủ một tí nhưng nghĩ đến tiền mô mà cho con đi nhập học. Vậy là không tài mô mà đi ngủ được, uống vài ly nước chè nấu đặc cho tỉnh táo là làm đến sáng luôn".
"Cau ni mua nợ bà con đó. Bây giờ cau đắt nên mỗi tạ cau tươi cũng mua hết hơn 300 ngàn, về phải phơi cả tháng trời mới vót được đũa. Làm việc cật lực mong sao góp được ngày ít chục ngàn mong sao có chút tiền cho cháu Thủy được đi học" - bà Huấn nhìn con gái ứa nước mắt.
Ông bà nội của Thủy năm nay đã ngoài tuổi 80, đau ốm liên miên nhưng cũng cố gắng giúp bố mẹ Thủy và các cháu một tay. "Biết cháu đậu đại học nhưng ông bà cũng không có tiền cho cháu đi học. Sang đây giúp chúng nó được cái gì hay cái đó mong sao cháu Thủy thực hiện được ước mơ vào giảng đường đại học" - bà Lê Thị Trọng, 82 tuổi, tâm sự.
Riêng Thủy, từ khi biết tin đậu đại học, mình vừa vui lại vừa buồn. "Vui lắm vì mình đã ráng hết sức thi đậu cho cha mẹ mừng. Nhưng vừa rồi để có tiền đi thi trong Sài Gòn cả nhà đã phải tích góp nhiều tháng và vay mượn nhiều nơi. Bây giờ cứ nghĩ đến kiếm tiền đâu để đủ ăn học suốt 4 năm trời lại khiến cả nhà lo âu" - Thủy nhỏ nhẹ nói, giọng buồn rầu.
Thủy hằng ngày cũng thường giúp em trai làm các bài tập.
Thủy cho biết thêm: "Có lẽ nào con đường học tập của mình chỉ dừng tại đây. Không, dù thế nào mình cũng phải cố gắng. Thủy sẽ làm thêm kiếm tiền để học".
Rời gia đình Thủy ra về mà thấy chạnh lòng. Không biết mọi nỗ lực của gia đình bạn ấy có tích góp nổi số tiền cho Thủy vào Sài Gòn nhập học không? Liệu vóc dáng nhỏ yếu của cô học trò vốn sinh ra thiếu tháng có đủ sức vừa bươn chải làm thêm vừa phấn đấu học giỏi để nuôi giấc mơ thoát nghèo?
Bà nội của Thủy nay cũng già nhưng cũng phụ giúp gia đình kiếm thêm ít tiền cho cháu đi học.
Theo dân trí
Nữ thủ khoa 10 năm làm lớp trưởng Xinh xắn, đáng yêu và học giỏi, Phạm Thị Minh Duyên đã vượt vũ môn thành công với thành tích thủ khoa khối C, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Một điều thú vị nữa, cô bạn thủ khoa này còn là lớp trưởng kỳ cựu với 10 năm kinh nghiệm "trong nghề". Thủ khoa Phạm Thị Minh Duyên...