Các tỉnh phía Nam: Tận dụng “thời gian vàng” giãn cách xã hội để dập dịch
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tình hình dịch tại Sóc Trăng, Tiền Giang, An Giang và Bến Tre sẽ diễn biến phức tạp hơn.
Vì thế, việc thực hiện Chỉ thị 16 là thời gian vàng, phải thực hiện nghiêm.
Chiều 27/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch với các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, An Giang và Bến Tre. Đây là ngày thứ 9 các tỉnh này thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Số ca mắc tăng nhanh; giám sát chặt người về từ TPHCM và lái xe đường dài
Theo các tỉnh, trong thời gian qua số ca mắc Covid-19 đều tăng nhanh. Các chùm ca bệnh đa số có yếu tố dịch tễ liên quan đến người trở về từ TPHCM và lái xe đường dài.
Cụ thể, tại Sóc Trăng , từ ca nhiễm đầu tiên ngày 4/7, đến nay số trường hợp dương tính tăng nhanh, lên 144 ca. Có 1.190 trường hợp là F1 đang cách ly tập trung. Tỉnh lập hơn 1.000 tổ Covid-19 cộng đồng và hơn 100 chốt tại nhiều điểm trên địa bàn để đảm bảo thực hiện Chỉ thị 16 “ở trong chặt và ở ngoài cũng chặt”.
Tại An Giang , trong 3 ngày gần đây (ngày 25-27/7), số ca mắc tăng mạnh với hơn 110 ca, chủ yếu là đối tượng F1 chuyển thành bệnh nhân. Hiện toàn tỉnh có 175 trường hợp dương tính, tỉnh đang đẩy mạnh truy vết, xét nghiệm nên dự kiến số ca bệnh sẽ gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (Ảnh: Đức Minh).
Tại Tiền Giang , từ ngày 5/6 đến nay, tỉnh có hơn 2.052 bệnh nhân, 231 ca được công bố khỏi bệnh, 32 ca tử vong. Hiện tất cả các địa phương trong tỉnh đều có ca mắc Covid-19. Trong những ngày gần đây số ca nhiễm tăng nhanh, thời gian đầu chỉ khoảng 30 ca/ngày thì nay có ngày tăng lên 200 ca.
Đại diện tỉnh nhận định tình hình diễn biến dịch của địa phương rất phức tạp, tới đây số ca mắc, tử vong tiếp tục tăng. Vì thế, tỉnh mong muốn Bộ Y tế chi viện thêm 10 bác sĩ chuyên ngành hồi sức.
Tại Bến Tre , từ ngày 3/7 đến nay đã ghi nhận 585 trường hợp dương tính.
Liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 19/7, tại cuộc họp, đại diện 3 trên 4 tỉnh gồm Bến Tre, An Giang và Tiền Giang cho biết đã yêu cầu người dân không ra đường nếu không có lý do thực sự cần thiết từ 18h hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Riêng với An Giang, tỉnh đang xem xét có thể kéo dài Chỉ thị 16. Bến Tre đề xuất sau 14 ngày thực hiện Chỉ thị 16 thì không dừng đột ngột mà giảm dần mức độ.
Nâng cao năng lực điều trị, cách ly, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng
Video đang HOT
Do số ca bệnh tăng nhanh và dự báo tình hình dịch sẽ còn diễn biến phức tạp nên các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang và Tiền Giang đều cho biết đã lên kế hoạch thiết lập thêm bệnh viện dã chiến để điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng… Đồng thời thiết lập thêm khu vực điều trị cho bệnh nhân nặng. Hiện các tỉnh đều thực hiện “phân tầng” điều trị.
TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, chỉ trong thời gian ngắn số ca dương tính của 5 địa phương gia tăng nhanh. Do đó, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh truy vết, giám sát. Đồng thời, cần thực hiện nghiêm việc giãn cách tránh tình trạng “bên ngoài chặt nhưng bên trong lỏng lẻo”, bởi nếu không thực hiện nghiêm thì nguy cơ lây nhiễm gia tăng là hiện hữu.
Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên đánh giá nguy cơ của từng khu vực theo từng mức độ và phân loại để triển khai giải pháp chống dịch phù hợp. Đối với khu vực nguy cơ rất cao cần nhanh chóng tổ chức truy vết triệt để nhằm cách ly nguồn lây ra cộng đồng. Đồng thời cũng cần rà soát, chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất về cách ly; tăng công suất xét nghiệm, trả kết quả nhanh hơn; tăng tốc triển khai tiêm vắc Covid-19.
Liên quan đến công tác cách ly, phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế nhấn mạnh phải xét nghiệm định kỳ hàng tuần ít nhất cho 50% công nhân trong các nhà máy của các khu công nghiệp.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh dự báo tình hình dịch của 4 tỉnh sẽ diễn biến phức tạp hơn. Vì thế, các tỉnh không chủ quan, tiếp tục thực hiện biện pháp phòng chống dịch nghiêm túc, quyết liệt trong bối cảnh số ca mắc trong 9 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của các tỉnh vẫn tăng cao.
“Đây là thời gian vàng, phải thực hiện đồng bộ “chặt trong- chặt ngoài”", Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.
Về phòng chống dịch trong cộng đồng, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh phải tăng cường năng lực xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện ca nhiễm để khoanh vùng, truy vết, phong tỏa. Tại các địa bàn phong tỏa, phải sàng lọc ít nhất một phần trăm dân số bằng các phương thức xét nghiệm.
Về cách ly, 4 tỉnh cần nâng cao năng lực cách ly với ít nhất 10.000 chỗ/tỉnh và xây dựng phương án cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn chi tiết Bộ Y tế đã ban hành. Về điều trị, mỗi tỉnh cần xây dựng ít nhất 5.000 giường điều trị, ít nhất 100 giường ICU. Trong đó, Trung tâm ICU phải đặt ở bệnh viện đa khoa tỉnh, kết nối với hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, đồng thời kết nối các bệnh viện dã chiến hay bệnh viện tuyến dưới.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Vĩnh Long chọn thí điểm thực hiện cách ly F1 tại nhà; nâng cao năng lực điều trị
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng: Vĩnh Long nghiên cứu chọn thí điểm 1-2 khu phố, cụm dân cư để làm thử nghiệm cách ly F1 tại nhà một cách an toàn.
Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành cách ly F1 tại nhà.
Ngày 15/7, tại UBND tỉnh Vĩnh Long, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long. Buổi làm việc đã dành nhiều thời gian để bàn, phân tích về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Vĩnh Long, Thị xã Bình Minh và các huyện trong toàn tỉnh cùng dự buổi làm việc thông qua hình thức kết nối trực tuyến với điểm cầu UBND tỉnh Vĩnh Long.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng: Vĩnh Long nghiên cứu chọn thí điểm 1-2 khu phố, cụm dân cư để làm thử nghiệm cách ly F1 tại nhà một cách an toàn. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành cách ly F1 tại nhà.
Nỗ lực rà soát, truy vết, khoanh vùng để cắt đứt các nguồn lây trong cộng đồng
Báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Long cho bi từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh ghi nhận 219 ca mắc COVID-19, trong đó có 205 ca mắc trong cộng đồng.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Văn Công Minh cho biết những ngày qua, tình hình dịch COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Long, nhất là ổ dịch ở Khu Công nghiệp Hòa Phú diễn biến phức tạp, đặc biệt có ngày tỉnh ghi nhận đến 43 ca mắc. Tuy nhiên, trong hai ngày qua, số ca mắc COVID-19 có dấu hiệu giảm dần, cụ thể ngày 14/7 tỉnh phát hiện 15 ca, sáng 15/7 chỉ ghi nhận 1 ca. Tỉnh đang nỗ lực rà soát, truy vết, khoanh vùng để cắt đứt các nguồn lây trong cộng đồng.
Về năng lực xét nghiệm RT-PCR của Vĩnh Long hiện có thể đạt tối đa đạt 2.500 mẫu đơn/ngày, nếu gộp mẫu 10 thì có thể đạt khoảng 25.000 mẫu/ngày. Trên địa bàn tỉnh có 14 cơ sở y tế có thể đáp ứng thu dung, tiếp nhận điều trị gần 500 bệnh nhân COVID-19, tỉnh đã lên phương án thành lập thêm 3 bệnh viện dã chiến để sẵn sàng đáp ứng các tình huống ca bệnh gia tăng.
Các khu cách ly tập trung của VĨnh Long hiện có khả năng tiếp nhận gần 4.300 người.
Dự báo trong những ngày tới, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể tiếp tục xâm nhập do hoạt động giao thương với các tỉnh lân cận và lượng người từ các tỉnh có dịch trở về, tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế có hướng dẫn thêm về quản lý phòng, chống dịch ở các khu công nghiệp để tỉnh thực hiện phù hợp với tình hình địa phương; tăng cường hỗ trợ tỉnh năng lực điều trị COVID-19 cho các cơ sở điều trị, nhất là với các trường hợp bệnh nặng.
Ngoài ra, có giải pháp giúp tỉnh mua được kit xét nghiệm PCR nhằm đảm bảo năng lực xét nghiệm tại các cơ sở, góp phần phát hiện kịp thời các trường hợp mắc COVID-19 để cách ly và điều trị hiệu quả.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long Văn Công Minh báo cáo công tác phòng chống dịch trên đia bàn tại buổi làm việc
Tư vấn thiết thực của chuyên gia Bộ Y tế về điều trị
Tại buổi làm việc, các chuyên gia điều trị của Bộ Y tế đánh giá cao công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh, trong đó tại hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện đều có thể điều trị bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Vĩnh Long không nên phân tán bệnh nhân COVID-19 tại nhiều cơ sở điều trị trên địa bàn mà cần tập trung tại BV Hoà Phú và 1-2 cơ sở y tế (bệnh nhân không có biểu hiện, bệnh nhân nhẹ); với bệnh nhân nặng thì điều trị tại BV Phổi, còn bệnh nhân rất nặng thì chuyển sang điều trị tại BVĐK tỉnh. Tuyệt đối không để BVĐK tỉnh điều trị bệnh nhân nhẹ để tránh lãng phí nhân lực, giường bệnh điều trị.
Riêng BV Hoà Phú, qua khảo sát các chuyên gia cho hay ngành y tế Vĩnh Long nghiên cứu nâng công suất điều trị bệnh nhân nhẹ tại đây lên 100-120 bệnh nhân, thay vì 50-60 bệnh nhân như hiện nay.
Đối với BV Phổi, hiện đã có đơn vị hồi sức, có đầu nối oxy trong các phòng điều trị hồi sức. Chuyên gia Bộ Y tế đánh giá cao kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ tại đây trong điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đối với BVĐK tỉnh Vĩnh Long, kíp hồi sức cấp cứu trong đơn vị hồi sức của bệnh viện tương đối thành thạo, đã triển khai kỹ thuật lọc máu, thở máy. Các chuyên gia của tuyến trên hiện đang hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật ECMO cho BVĐK tỉnh Vĩnh Long.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo để thiết lập một đơn vị hồi sức đầy đủ 50 giường, cần phải có 30 máy thở, 20-25 máy HFNC, có máy monitor, đầu nối oxy. Do đó, tỉnh cần rà soát ngay 132 máy thở hiện có, xem máy nào trục trặc thì sửa ngay để đảm bảo hoạt động. Tính toán nhu cầu dành cho bệnh nhân thông thường bao nhiêu, còn lại bao nhiêu dùng cho điêu trị bệnh nhân COVID-19.
Đối với bệnh viện huyện, chuyên gia nhấn mạnh ngay từ bây giờ tất cả các bệnh viện huyện phải xây dựng kế hoạch nhân lực, trang thiết bị để trong vòng 24h có thể thay đổi công năng thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. "Ví dụ nếu điều trị 200 bệnh nhân, ít nhất phải có 4 kíp điều trị, mỗi kíp gồm 2-3 bác sĩ và 4-6 điều trị. Mỗi bệnh viện cần có e kip bác sĩ vòng ngoài có kinh nghiệm điều trị để luôn hỗ trợ bác sĩ vòng trong"- Chuyên gia Bộ Y tế nhấn mạnh và cho biết: "Nếu địa phương có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ về đào tạo".
Chủ động phòng chống dịch trong khu công nghiệp, nâng cao năng lực cách ly
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực của tỉnh Vĩnh Long trong đẩy mạnh các biện pháp hạn chế, ngăn chặn mầm bệnh lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới, nguy cơ số ca bệnh trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh có thể tăng lên khi công nhân, người lao động đi làm ăn xa trở về địa phương. Do đó, tỉnh phải đảm bảo được phương châm "4 tại chỗ", chủ động phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để cách ly ngay, khoanh vùng và dập dịch.
Về cách ly, tỉnh Vĩnh Long cần lên kế hoạch, phương án nâng công suất các khu cách ly tập trung có khả năng đáp ứng trên 10.000 người cách ly, trong đó mạnh dạn giao mỗi huyện chuẩn bị sẵn cơ cách ly có khả năng đáp ứng tình huống 1.000 người. Bổ sung thêm hệ thống camera, đảm bảo không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly, khu phong tỏa
Cũng liên quan đến công tác cách ly, trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế cho rằng trong điều kiện hiện nay các khu cách ly tập trung của Vĩnh Long vẫn còn năng lực thì nên cách ly tại đó, tuy nhiên tỉnh cũng nghiên cứu chọn thí điểm 1-2 khu phố, cụm dân cư để làm thử nghiệm cách ly F1 tại nhà một cách an toàn. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành cách ly F1 tại nhà.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị tỉnh Vĩnh Long cần đặc biệt quan tâm rà soát việc thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng, thông qua hoạt động các tổ sớm phát hiện những trường hợp có nguy cơ để xử lý kịp thời.
Về xét nghiệm, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Vĩnh Long cần nghiên cứu nâng công suất lên tiếp. Ngành y tế cần tập huấn toàn tuyến để 100% cán bộ y tế tuyến xã đều có thể lấy mẫu thuần thục.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh tại khu cách ly phòng chống dịch khóm 5, Thị xã Bình Minh
"Trong chống dịch phải làm chủ về xét nghiệm, do đó tỉnh cần giao cho 1 đầu mối để điều phối mọi vấn đề liên quan về xét nghiệm. Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị"- Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đối với công tác phòng, chống dịch ở khu công nghiệp, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý tỉnh Vĩnh Long có phương án kiểm tra 100% các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, mạnh tay xử lý các doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch COVID-19. Các địa phương nơi có khu công nghiệp cần tăng cường kiểm tra các khu nhà trọ công nhân, nhắc nhở và yêu cầu chủ nhà trọ cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp, hướng dẫn thành lập các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trong doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp phải ký cam kết thể hiện trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch...
Về năng lực điều trị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh Vĩnh Long cần xây dựng phương án có thể đảm nhận điều trị lên đến 1.000 giường bệnh, sắp xếp lại các bệnh viện dã chiến đảm bảo nhu cầu điều trị bệnh nhân nặng, sẵn sàng chuyển trạng thái hoạt động của các bệnh viện đã được phân công sang chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay khi tiếp nhận bệnh nhân.
"BVĐK tỉnh ngoài kết nối từ xa với BV Chợ Rẫy cũng cần kết nối với Tổ Hội chẩn bệnh nhân nặng quốc gia để kịp thời nhận được sự hỗ trợ về điều trị của các chuyên gia đầu ngành"- Thứ trưởng lưu ý.
Về công tác tiêm chủng, để triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Vĩnh Long cần rà soát lại số điểm tiêm trên địa bàn, mỗi điểm tiêm dự kiến tiêm bao nhiêu người... Phải tập huấn cho các tổ cấp cứu lưu động, mỗi tổ phụ trách khoảng 3-5 điểm tiêm để sẵn sàng hỗ trợ các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tiêm chủng.
Thứ trưởng Y tế: Nhiều tỉnh đang chạy theo dịch Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị điều kiện chống dịch với tinh thần 4 tại chỗ chưa triệt để, đang "chạy theo dịch". Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiều 12/7, ông Tuyên nêu nhận định trên. Ông...