Các tia sét tạo ra những tác phẩm điêu khắc bằng cát tuyệt đẹp
Những hình ảnh tuyệt vời về hình dạng của cát sau khi bị sét đánh đã thu hút rất nhiều sự chú ý.
Khi sét đánh vào đất hoặc cát, một hiện tượng quá nhiệt xảy ra, nhưng dường như những tiếng nổ lách tách không phải là tất cả.
Trong những trường hợp hiếm hoi, một tia điện chạm vào cát dẫn đến hiện tượng quá nhiệt, tạo ra những ống thủy tinh rỗng. Những ống này hình thành nên các cấu trúc trông khác thường được gọi là lưỡi tầm sét. Thông thường, những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên này không được chú ý, vì chúng bị chôn vùi dưới chân chúng ta. Theo các chuyên gia, thế giới có đầy rẫy lưỡi tầm sét.
Thế giới dưới lòng đất được cho là có đầy rẫy những cấu trúc rỗng như thế này
Một số người gọi các ống rỗng kỳ lạ này là “sét hóa thạch”
Martin Uman, một trong những chuyên gia nghiên cứu về sét hàng đầu thế giới viết: “tất cả những gì bạn cần làm là đi tới bất kỳ bãi biển nào và bắt đầu đào bới”.
Tuy nhiên, nhiều hình ảnh mà bạn nhìn thấy trên mạng về lưỡi tầm sét có thể là giả mạo hoặc có thông tin sai lệch trong phần chú thích. Những cấu trúc này không thực sự hình thành trên mặt đất.
Bất kỳ cái gì được gọi là lưỡi tầm sét mà bạn nhìn thấy trên mặt đất đều có khả năng là lâu đài cát do con người tạo ra hoặc lưỡi tầm sét đã được đào lên và đưa lên mặt đất.
Video đang HOT
Đây thực sự không được cho là một lưỡi tầm sét thật
Một cấu trúc như thế này không tự nhiên xuất hiện trên mặt đất
Hình dạng nhánh của lưỡi tầm sét về bản chất là một hóa thạch của con đường mà sét đã đi qua trong lòng đất.
Nhiệt độ cao đáng kinh ngạc làm bốc hơi một con đường trong lòng đất và nung chảy các vật liệu cho tới mặt ngoài, vì vậy mà một ống rỗng đã được tạo ra.
Một lưỡi tầm sét càng cũ thì càng có nhiều tiềm năng cho chúng ta biết về khí hậu trong quá khứ.
Các nhà nghiên cứu đã từng tìm thấy một lưỡi tầm sét 250 triệu năm tuổi ở sa mạc Sahara. Điều này cho thấy khu vực này đã từng màu mỡ và thường xuyên có bão.
Các lưỡi tầm sét tự nhiên trông như thế này
Bạn có thể thấy ống thủy tinh rõ ràng trống rỗng
Người ta cho rằng, các tia sét đánh xuống bề mặt hành tinh ít nhất là một triệu lần mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng phải đủ mạnh và đánh đủ thấp để có thể làm đất tan chảy thành những hình dạng kỳ lạ.
Một số người nghĩ rằng cách phân bổ đất và cát cũng có một vai trò nào đó.
Tía sét hóa thạch dài nhất từng được tìm thấy ở Florida trong những năm 1990. Nó sâu tới gần 4,9 mét.
Cành “sét hóa thạch” dài nhất từng được tìm thấy.
Florida là một trong những nơi có tỷ lệ sét đánh cao nhất ở Mỹ. Điều này có thể khiến những thứ như đường dây điện ngầm gặp nguy hiểm, vì vậy nghiên cứu về lưỡi tầm sét thực sự có thể rất hữu ích trong việc tìm ra các cách thức để tránh thiệt hại.
Một viên đá từ rơi từ mặt Trăng xuống trái đất đang được rao bán giá hơn 50 tỷ đồng
Một viên đá mặt Trăng đang được rao bán tại nhà đấu giá nổi tiếng Christie, với mức giá khởi điểm 2,5 triệu đô la (khoảng hơn 50 tỷ đồng).
Viên đá mặt trăng, được gọi là NWA 12691, rơi xuống trái đất trong một trận mưa sao băng và được tìm thấy hai năm trước trên sa mạc Sahara, theo thông cáo báo chí từ Christie. Mức giá khởi điểm cho viên đá là 2,5 triệu đô la (khoảng hơn 50 tỷ đồng)
Viên đá nặng 30 pounds (13,5 kg), là mảnh đá mặt trăng lớn thứ năm trên trái đất, Christie cho biết.
James Hyslop, người đứng đầu phòng Khoa học & Lịch sử tự nhiên của Christie trao đổi với CNN qua email: "Thậm chí không có một mảnh đá mặt trăng nào lớn hơn như vậy. Đây thực sự là một cơ hội đáng giá để sở hữu một mẫu vật đẳng cấp thế giới từ mặt Trăng. Bạn sẽ không thể nào quên được cảm giác cầm trên tay một mảnh đá từng thuộc về một hành tinh khác".
Viên đá mặt trăng, được gọi là NWA 12691.
Viên đá này nhiều khả năng bị tách ra khỏi mặt Trăng do va chạm với một tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Sau đó, nó phải bay ít nhất 239.000 dặm (khoảng hơn 384 nghìn km) trong không gian, trước khi rơi xuống trái đất.
Khoảng 30 viên đá mặt Trăng từ trận mưa đó đã được tìm thấy ở Tây Bắc Châu Phi. Và cho đến nay chỉ có 650 kg đá mặt Trăng tồn tại trên trái đất.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã nghiên cứu mảnh đá này từ lâu và kết luận thực sự nó có nguồn gốc từ mặt Trăng, sau khi họ kiểm tra chéo với các mẫu vật thu thập từ sứ mệnh Apollo.
Trong những năm 1960 và 1970, chương trình Apollo của Mỹ đã mang về khoảng 400 kg đá mặt Trăng. Từ đó các nhà khoa học đã có phân tích thành phần hóa học và đồng vị của những tảng đá đó.
Các phi hành gia của Apollo 16 từng mang về trái đất một mẫu vật có tên "Big Muley" vào năm 1972, nặng gần 26 pounds (11,7 kg).
Choáng với giá khởi điểm khối thiên thạch khủng đến từ Mặt trăng Phân tích thành phần hóa học và đồng vị của tảng đá nặng hơn 13,5 kg được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2018, các nhà khoa học xác nhận nó có nguồn gốc Mặt trăng. Tảng đá được đấu giá vào thứ Năm, 30/4 với giá khởi điểm 2,5 triệu USD (gần 60 tỉ đồng), theo Interesting. Một khối thiên thạch...