Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa lên án cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ
Ngày 24/10, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đã đưa ra một nghị quyết lên án cuộc điều tra luận tội của Hạ viện nước này đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời kêu gọi cơ quan lập pháp này tuân thủ đúng quy trình điều tra luận tội.
Nghị quyết trên do Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ Lindsey Graham đề xuất với sự ủng hộ của 44 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác, trong đó có lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC ngày 9/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, nếu được thông qua, nghị quyết này sẽ hỗ trợ Thượng viện Mỹ trong việc yêu cầu Hạ viện phải tiến hành bỏ phiếu chính thức mở cuộc điều tra, và đưa ra các biện pháp bảo vệ cơ bản theo hiến pháp đối với Tổng thống Trump trước khi tiến hành điều tra. Theo đó, Tổng thống Trump có thể đối mặt với người tố cáo ông và các nhà lập pháp đảng Cộng hòa có thể đưa ra trát đòi hầu tòa riêng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thượng nghị sĩ Graham lên án Hạ viện Mỹ đang thực hiện một tiến trình điều tra “không công khai” và là “hành động không trung thực”, ngăn cản một tiến hình phù hợp. Ông Graham cũng khẳng định tiến trình mà Hạ viện đang tiến hành là một mối nguy hiểm đối với tương lai nhiệm kỳ của một tổng thống.
Trong một tuyên bố, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell cho rằng cuộc điều tra của Hạ viện “vi phạm các quy tắc cơ bản của thủ tục tố tụng” và “phá vỡ các tiền lệ quan trọng”.
Nghị quyết được đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đang hết sức tức giận trước các hành động mà đảng Dân chủ đang tiến hành nhằm điều tra luận tội Tổng thống Trump, trong đó có cả việc lấy lời khai kín của các quan chức chính quyền hiện tại và trước đây.
Video đang HOT
Cuộc điều tra luận tội của Hạ viện xoay quanh vấn đề liệu Tổng thống Trump có trì hoãn viện trợ cho Ukraine nhằm thúc đẩy nước này tiến hành điều tra đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ chính trị của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, hay không.
Trước cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky vào giữa tháng 7, Tổng thống Trump quyết định đóng băng gần 400 triệu USD tiền viện trợ cho Ukraine. Phe Dân chủ cáo buộc ông Trump sử dụng tiền đóng thuế phục vụ mục đích chính trị cá nhân, và lợi dụng sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã bác bỏ mọi cáo buộc và chỉ trích mạnh cuộc điều tra của Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ khởi xướng.
Theo Đặng Huyền (TTXVN)
Những chỉ trích mới về chính sách của Mỹ ở Trung Đông
Những diễn biến mới tại Trung Đông đang tiếp tục đẩy chính quyền Tổng thống Trump vào một tình thế khó khăn.
Một cựu viên chức ngoại giao nhận định chính sách của ông Trump là những quyết định "nhất thời và rối loạn".
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi đông bắc Syria và tái bố trí tại Iraq đã vấp phải sự phản đối gay gắt trong chính trường Mỹ.
Các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang nỗ lực ngăn chặn hoạt động rút quân của Tổng thống Trump và cảnh báo hậu quả của việc áp đặt trừng phạt lên Ankara. Còn cựu quan chức ngoại giao Brett McGurk nhận xét, ông Trump đã không cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định này.
Cựu Đặc phái viên của Tổng thống phụ trách liên minh toàn cầu chống IS, ông Brett McGurk. Ảnh: AP
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mitch McConnell - người nổi tiếng ủng hộ mạnh mẽ các chính sách của ông Trump - đang thúc đẩy thông qua các dự luật ngăn chặn kế hoạch rút quân của Tổng thống.
Các dự luật này cũng cho rằng các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì chiến dịch "Mùa xuân hòa bình" là không phù hợp vì nó chỉ "thúc đẩy một đồng minh NATO xích lại gần Nga hơn nữa".
Thành viên danh dự tại Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, ông Michael Knights nhận định "việc Mỹ tự rút quân khỏi Syria đã không được cân nhắc kỹ lưỡng". "Việc liên kết thực hiện các chiến lược đang ngày càng khó khăn hơn đối với chính quyền Tổng thống Trump, bởi vì không có những quan điểm phù hợp từ cấp cao nhất liên kết với các quyết định được thực hiện trên thực tế."
Điều này cho thấy, cách tiếp cận chính sách an ninh quốc gia của ông Trump còn chưa hợp lý và đang gặp phải nhiều rào cản.
Từ cuối năm ngoái, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút quân khỏi Syria. Quyết định này được coi là nguyên nhân bất đồng dẫn đến việc cựu Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và cựu Đặc phái viên của Tổng thống phụ trách liên minh toàn cầu chống IS, ông Brett McGurk, từ chức.
Hồi đầu tuần này, ông McGurk cáo buộc quyết định của Tổng thống Trump rút quân khỏi khu vực đông bắc Syria đã được đưa ra mà không xem xét tình hình thực địa theo tầm nhìn dài hạn.
"Đây là vấn đề của việc không có một quy trình về an ninh quốc gia - một quy trình mà Tổng thống phải cân nhắc trước khi tuyên bố một điều gì đó", ông McGurk nói trong một sự kiện do viện nghiên cứu chính sách của Tổ chức Quốc phòng Dân chủ.
Ông McGurk cho biết, đề xuất của Tổng thống Trump sẽ "làm gia tăng sự liên quan rất phức tạp về vấn đề pháp lý" và việc chỉ để lại một lực lượng dự phòng như vậy đã phủ nhận ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
"Từ tháng 12, khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân, cắt giảm một nửa lực lượng, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đã dần mất đi, và bây giờ là cắt giảm tất cả binh sĩ." - ông nói. "Đây không phải là một chính sách thận trọng, đây là những quyết định nhất thời và rối loạn."
Việc Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, ngay trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào lực lượng người Kurd ở đây, đã bị coi là hành động bỏ rơi một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Trong khi đó, vẫn còn khoảng 200 - 300 quân Mỹ đang đồn trú tại căn cứ Al-Tanf ở miền nam Syria.
Những chỉ trích này tiếp tục gây khó cho Tổng thống Trump trong chiến dịch tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai khi ông còn phải đối mặt với một loạt các vấn đề đối ngoại khác.
Những nỗ lực đạt được một thỏa thuận với Chủ tịch Kim Jong-un về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa đạt được thành quả như mong đợi.
Trong khi đó, Washington đã phá hủy một thành quả quan trọng của chính quyền tiền nhiệm khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận giữa nhóm P5 1 và Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Còn ở Afghanistan, chương trình đàm phán với lực lượng Taliban để kết thúc một trong những cuộc chiến dai dẳng nhất ở nước ngoài của quân đội Mỹ cũng thất bại.
VĂN KIẾM
Theo PLO
Ông Trump đòi người tố giác lộ diện Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu xác định danh tính của người đệ đơn khiếu nại về cuộc gọi giữa ông và Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Ông Trump hiện đang phải đối mặt với cuộc điều tra luận tội do Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khởi xướng. Ông bị cáo buộc đã thúc ép người đồng cấp Ukraina Zelensky điều...