Các thực phẩm “đánh bại” vitamin tổng hợp
Nạp chất dinh dưỡng từ thực phẩm lúc nào cũng tốt hơn từ các chất bổ sung. Thậm chí, trong một số trường hợp, một khẩu phần thực phẩm có thể đáp ứng hơn 100% nhu cầu hàng ngày của nhiều loại vitamin.
Dưới đây là 8 loại thực phẩm lành mạnh có chứa lượng dưỡng chất nhất định cao hơn vitamin tổng hợp.
Cải xoăn (kale)
Ảnh: Internet.
Cải xoăn cực kỳ tốt cho sức khoẻ. Đây là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh và đặc biệt có nhiều vitamin K1. Vitamin K1 rất cần thiết cho quá trình đông máu và đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương.
Một cốc (21 gram) cải xoăn tươi chứa: 68% lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị (RDI) vitamin K1; 22% RDI vitamin C. Hơn nữa, cải xoăn có nhiều chất xơ, mangan, vitamin B6, kali và sắt.
Rong biển – như tảo bẹ, nori, kombu và wakame – tất cả đều rất giàu iốt. Lượng rong biển khuyến nghị hàng ngày là 150 mcg. Tuy nhiên, các loại rong biển khác nhau chứa lượng iốt khác nhau. Nhìn chung, rong biển màu nâu – như wakame và kombu – cung cấp lượng iốt cao hơn so với rong biển xanh, chẳng hạn như nori.
Ảnh: Internet.
Có nhiều loại rong biển có hàm lượng iốt rất cao chẳng hạng như kombu (2.343 mcg), vượt quá mức lượng an toàn là 1.100 mcg mỗi ngày. Vì lý do này, rong biển được khuyến cáo không nên tiêu thụ hàng ngày, vì nó có thể gây ra tác dụng phụ.
Gan
Video đang HOT
Gan là phần dinh dưỡng nhất của bất kỳ động vật nào với nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B12, vitamin A, sắt, folate và đồng. Lượng vitamin B12 đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của tế bào, não và hệ thần kinh.
Gan bò chứa một lượng lớn vitamin B12, vitamin A và đồng. Một khẩu phần 100 gram chứa: 1.200% RDI vitamin B12; 600-700% RDI vitamin A; 600- 700% RDI đồng.
Tuy nhiên, không nên ăn gan nhiều hơn một hoặc hai lần mỗi tuần, vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc chất dinh dưỡng.
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ, chẳng hạn như nghêu và hàu, là một trong những loại hải sản bổ dưỡng nhất. Cụ thể 100 gram nghêu cung cấp hơn 1.600% RDI vitamin B12. Hơn nữa, nghêu còn chứa một lượng lớn vitamin B khác, cũng như kali, selen và sắt. Hàu cũng bổ dưỡng với rất nhiều kẽm và vitamin B12, với 100 gram cung cấp 200-600% RDI/mỗi dưỡng chất.
Ảnh: Internet.
Nghêu và hàu cũng rất phù hợp với người lớn tuổi. Lượng vitamin B12 cao hơn được khuyên dùng sau 50 tuổi vì khả năng hấp thụ vitamin B12 của hệ thống tiêu hóa có thể giảm theo tuổi tác.
Cá mòi là loài cá nhỏ, nhiều dầu và giàu chất dinh dưỡng. Mặc dù thường được đóng hộp, cá mòi cũng có thể được nướng, hun khói hoặc ngâm khi còn tươi.
Ảnh: Internet.
Cá mòi rất giàu EPA và DHA, axit béo omega-3 thiết yếu liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của tim. Một khẩu phần 92 gram cá mòi chứa hơn một nửa lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho DHA và EPA, hơn 300% RDI cho vitamin B12. Hơn nữa, cá mòi còn chứa gần như mọi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, bao gồm cả selen và canxi.
Ớt chuông vàng
Ảnh: Internet.
Ớt chuông vàng là một trong những nguồn vitamin C tốt nhất trong chế độ ăn uống. Lượng vitamin C cao trong ớt chuông vàng giúp chức năng miễn dịch được tăng cường, giảm nguy cơ tổn thương DNA và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Một quả ớt chuông lớn màu vàng (186 gram) cung cấp gần 600% RDI vitamin C (khoảng75-90 mg).
Dầu gan cá
Dầu gan cá tuyết là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào cần cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Chỉ 1 muỗng canh (14 ml) dầu gan cá tuyết đã chứa đến 2-3 gram chất béo omega-3 và 1.400 đơn vị vitamin D (hơn 200% RDI).
Tuy nhiên, cùng một lượng dầu gan cá tuyết cũng chứa 270% RDI cho vitamin A. Vitamin A có thể gây hại với số lượng quá mức, vì vậy người lớn nên uống không quá 2 muỗng canh (28 ml) dầu gan cá tuyết mỗi ngày.
Thiên Lâm
Theo sgtiepthi
Đề xuất 4 chiến lược để Đà Nẵng trở thành thành phố thực phẩm thông minh
Tại hội thảo, Khung chiến lược cho thành phố thực phẩm thông minh Đà Nẵng đã được Tổ chức Rikolto quốc tế đưa ra.
Sáng 21/2, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng phối hợp với Học viện nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả phân tích hệ thống thực phẩm và tiến hành xây dựng chiến lược phát triển thành phố thực phẩm thông minh.
Tại hội thảo, đại diện của Tổ chức Rikolto quốc tế đã đưa ra Khung chiến lược cho thành phố thực phẩm thông minh Đà Nẵng. Theo đó, chiến lược lấy con người là trung tâm của hệ thống thực phẩm và đề ra 4 chiến lược cụ thể.
Hội thảo nhằm hoàn thiện chiến lược xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố thực phẩm thông minh
Chiến lược thứ nhất là t hực phẩm phải bổ dưỡng, đa dạng, chất lượng và an toàn.
Chiến lược đề xuất can thiệp cho Đà Nẵng là đẩy mạnh cung cấp thực phẩm lành mạnh tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa nhỏ và nhà hàng/quán ăn. Các doanh nghiệp nông nghiệp trong khu vực được khuyến khích cải thiện chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm thực phẩm mà họ cung cấp. Mở các cửa hàng thực phẩm lành mạnh, giá cả phải chăng ở khu vực thấp và khó khăn.
Giảm thiểu sự tập trung quá mức của cửa hàng bán thức ăn nhanh, quán ăn nhanh, rượu và cửa hàng tiện lợi trong khu dân cư, xung quanh trường học và các cơ sở thanh thiếu niên.
Tăng cường mối quan hệ giữa người chăn nuôi lợn với thương lái, lò mổ lợn và tiểu thương - ký hợp đồng ràng buộc...
Chiến lược thứ 2 là tạo việc làm thu nhập tốt và kinh doanh nông sản tốt hơn.
Với chiến lược này, đề xuất can thiệp giúp các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa trong lĩnh vực thực phẩm cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho sản phẩm. Thúc đẩy khởi nghiệp. Khuyến khích lao động trẻ tham gia sản xuất. Thu hút thanh niên tham gia chuỗi giá trị thủy sản ở Đà Nẵng, đặc biệt ở khâu sản xuất. Nâng cao chuyên môn cho ngư dân. Tận dụng công nghệ và quy hoạch chung để củng cố ngành thủy sản.
Chiến lược 3 là k hả năng chi trả và khả năng tiếp cận an ninh thực phẩm. Cụ thể, sẽ hỗ trợ xây dựng kho lạnh và đầu tư vào thiết bị đóng gói, chế biến tại các vùng thu hoạch rau. Nghiên cứu và sử dụng các loại vật liệu đóng gói sạch. Tăng cường đầu tư cho các cơ sở mổ thịt, ưu tiên các chương trình phát triển chuỗi thịt lợn. Quy hoạch đô thị cho chăn nuôi, mổ lợn và cho các cơ sở chế biến hải sản. Xây dựng trung tâm cá tại Đà Nẵng. Thiếp lập hệ thống thông tin thị trường cho thị trường lợn.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã chia sẻ kết quả phân tích hệ thống thực phẩm và chuỗi giá trị tại Đà Nẵng
Chiến lược 4 là hệ thống thực phẩm và nông nghiệp có khả năng phục hồi và bền vững. Đề xuất can thiệp là xây dựng cơ sở xử lý chất thải hoặc cung cáp hỗ trợ kỹ thuật về các phương pháp xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học cho người dân địa phương, đặc biệt đối với các loại rác thải như vỏ thuốc trừ sâu, bao bì phân bón nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phân bổ ngân sách để test mức độ ô nhiễm, tồn dư hóa chất trong môi trường đất và nước ở các vùng trồng rau.
Để có một chiến lược xây dựng TP Đà Nẵng trở thành thành phố an toàn thực phẩm, tháng 6/2018, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt dự án Phân tích chuỗi giá trị thực phẩm và xây dựng chiến lược thành phố thực phẩm thông minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030 dưới sự hỗ trợ không hoàn lại của Quỹ nghiên cứu và Tư vấn Việt - Bỉ. Trong thời gian qua, lãnh đạo Đà Nẵng giao cho Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng phối hợp với Học viện nông nghiệp Việt Nam thực hiện nghiên cứu dự án trên. Hội thảo này là dịp để những người nghiên cứu có thể tiếp nhận các ý kiến của các chuyên gia, người quản lý và hoàn thiện dự án.
Khánh Hồng - Hoàng Hiệp
Theo Dân trí
Điểm mặt những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất trong dịp Tết cần tránh xa Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe sử dụng trong ngày Tết, ngược lại cũng không ít thực phẩm dễ gây ra ngộ độc đáng tiếc người dùng cần phải thận trọng khi dùng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với ngày Tết ngoài việc ăn ngon thì phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Tuy...