Các thí sinh bắt đầu dự thi nhóm môn chuyên
Trong 2 ngày (9 và 10/6/2021), tại các điểm thi Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (TP.Cao Lãnh) và Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu (TP.Sa Đéc) các hội đồng coi thi tổ chức thi cho thí sinh dự thi nhóm môn chuyên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022.
Thí sinh dự thi nhóm môn chuyên tại điểm thi Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (TP.Cao Lãnh)
Theo từng buổi thi, các thí sinh dự thi 3 nhóm môn gồm Toán, Tin, Ngữ văn; Vật lý, Lịch sử, Sinh học; Hóa học, Địa lý, Tiếng Anh. Đề thi bằng hình thức tự luận, riêng môn Tiếng Anh kết hợp cả hình thức tự luận với trắc nghiệm, Tiếng Anh chuyên (có phần nghe hiểu). Thời gian làm bài thi các môn chuyên: môn Hóa học và Tiếng Anh (120 phút), các môn: Toán, Tin học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (150 phút).
Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu và Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu mỗi môn chuyên tuyển 1 lớp/trường chuyên. Riêng môn Toán và môn Tiếng Anh tuyển sinh không quá 2 lớp chuyên/trường chuyên; mỗi lớp chuyên không quá 35 học sinh/lớp. Mỗi trường chuyên sẽ tuyển không quá 2 lớp không chuyên, mỗi lớp không quá 40 học sinh/lớp và bảo đảm số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.
"Khi sự thay đổi được khích lệ, sẽ nhiều nơi 'mở' to cửa đề Ngữ văn"
Những thay đổi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương trong vài năm trở lại đây được nhiều giáo viên Ngữ văn đánh giá tích cực.
Trình bày suy nghĩ "về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị"; " Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không?"; Bằng trải nghiệm của bản thân hãy bày tỏ suy nghĩ về câu "Con chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường nhưng sống bình thường cũng rất khốc liệt"... Đây là một vài câu hỏi gây chú ý trong đề thi Ngữ văn của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa diễn ra ở Quảng Ngãi, Ninh Bình, Đồng Nai...
Video đang HOT
Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm 2020 ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) cho biết mình thường xuyên theo dõi đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn của nhiều tỉnh, thành trong những năm trở lại đây. Tuy không thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc nhưng nhìn chung cách ra đề có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
"Trong đề thi đã xuất hiện phần Đọc hiểu với một văn bản hoàn toàn mới, học sinh chưa được học, không có trong chương trình. Với những câu hỏi từ một văn bản mới như vậy, học sinh không thể học tủ, học vẹt, học thuộc lòng mà đòi hỏi phải có cách làm bài, có phương pháp tư duy hợp lý mới có thể làm được.
Câu nghị luận xã hội trong đề thi của nhiều tỉnh thường hướng đến những vấn đề xã hội giàu ý nghĩa, gần gũi và cần thiết với tất cả mọi người như: Sự đố kị, sự cần thiết phải thay đổi, áp lực của cha mẹ đối với con cái, "giấc mơ cha đè nát cuộc đời con"... Chính vì vậy mà nhiều đề thi mang tính giáo dục cao, được xã hội quan tâm bàn luận. Cách hỏi cũng cởi mở, sáng tạo, phần nào tạo điều kiện để học sinh thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình chứ không gò ép các em vào khuôn mẫu.
Câu nghị luận văn học chủ yếu vẫn ra trong các tác phẩm trong chương trình lớp 9 nhưng cách hỏi cũng có những thay đổi mới mẻ, sáng tạo hơn, ít nhiều tạo cơ hội để học sinh thể hiện được sức nghĩ, sức viết của mình".
Còn nhìn nhận về việc có tỉnh "mở" nhiều, tỉnh "mở" ít, tỉnh ra đề mở sớm, tỉnh ra đề mở muộn, thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) cho rằng những năm trước người ra đề của các địa phương còn ít nhiều dè dặt vì ngại sự tranh cãi, soi xét. Nhưng năm nay sự thay đổi trong đề thi diễn ra ở nhiều nơi hơn.
"Theo quan sát của tôi, khi thấy một số tỉnh làm được và được khích lệ thì dần dần các địa phương có sự thay đổi trong các ra đề Ngữ văn. Sự thay đổi đặc biệt mạnh mẽ ở TP.HCM, đề thi không chỉ đổi mới cách hỏi mà còn bắt thí sinh tư duy, phản biện nhiều hơn, bộc lộ quan điểm của mình nhiều hơn. Tính mở của đề Ngữ văn những năm gần đây rất rộng khi học sinh được quyền nói quan điểm của mình. Môn Văn vì vậy mà bớt điều tiếng học vẹt, học tủ...".
Theo thầy Đức Anh, "Tôi đánh giá cao đề thi của Đồng Nai cả cho lớp thường lẫn lớp chuyên. Đề thi của Khánh Hòa cũng rất tốt dù còn băn khoăn một chút về cách dùng từ".
Thầy giáo này cũng đánh giá học sinh là người được lợi nhất trong việc đổi mới.
"Các đề thi đã cùng hướng tới mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo con người có tư duy chứ không phải được đào tạo trong hệ tư tưởng đã định sẵn. Học sinh được tôn trọng sự khác biệt, kể cả những suy nghĩ khác".
Học sinh Gen Z, giáo viên cũng phải thay đổi
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh nhận định sự thay đổi trong cách ra đề thi tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách dạy và học. Bởi lẽ nếu vẫn giữ nguyên cách dạy và học như trước đây, học sinh không thể nào tiếp cận với cách ra đề thi mới được.
Theo thầy Minh, đề thi trước đây chủ yếu dừng lại ở việc kiểm tra học sinh "nhớ gì?" "hiểu gì?" nên giáo viên chỉ cần truyền thụ kiến thức kĩ, học sinh học kĩ, nhớ kĩ là làm bài được. Thế nhưng đề thi hiện nay lại hướng đến việc kiểm tra năng lực. Với cách ra đề ấy, học sinh học tủ, học vẹt, học thuộc lòng không thể làm bài được mà đòi hỏi phải có cách làm bài, có phương pháp tư duy tốt.
"Điều này đòi hỏi thầy cô giáo phải thay đổi cách dạy từ chỗ đơn thuần chỉ truyền đạt kiến thức đến chỗ ngoài dạy kiến thức còn phải hướng dẫn cách làm bài, phương pháp tự học, phương pháp tư duy cho học sinh, "cho chiếc cần câu chứ không cho con cá". Cách học của học sinh cũng phải thay đổi từ chỗ học vẹt, học thuộc lòng sang học một cách sáng tạo để hình thành kĩ năng, phương pháp cho mình".
TP.HCM được đánh giá là địa phương có sự đổi mới mạnh mẽ nhất về đề thi Ngữ văn trong những năm gần đây. Ảnh minh họa: Thanh Tùng
"Học sinh ngày càng năng động, hiện đại, thông minh nên mong muốn của các bạn đối với môn Ngữ văn cũng theo hướng đó. Các bạn thích được khám phá, bày tỏ hơn là việc bị áp đặt ý kiến. Và đây là mong muốn chính đáng, tiến bộ rất cần được tôn trọng và tạo điều kiện phát huy".Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Cát Linh (Hà Nội) cũng đồng tình rằng thay đổi ở chương trình SGK, thay đổi về đề kiểm tra, đề thi sẽ kéo theo sự thay đổi về phương pháp dạy và học.
"Học sinh thế hệ Z chủ động, năng động hơn và đang sống trong một xã hội chuyển mình mạnh mẽ, khác rất nhiều so với học sinh trước đây. Các em không còn là những học trò gọi dạ bảo vâng mà đã có tính phản biện rất cao. Không chỉ thầy nói đúng là đúng, mà các em có chính kiến của mình" - thầy Đỗ Đức Anh chia sẻ quan sát của mình.
Do đó, thầy Đức Anh khẳng định bên cạnh việc phát huy những ưu điểm của cách dạy truyền thống thì giáo viên cũng phải thay đổi.
"Giáo viên không thể dạy văn cùng một kiểu cho tất cả học sinh. Khi dạy các em, giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn cần hướng dẫn thêm kỹ năng để học sinh có thể tiếp cận văn bản ngoài SGK, để các em có sự nhìn nhận, đánh giá đa chiều".
Không "mặn mà" với lớp 10 tích hợp Sau 3 năm triển khai, giữa tháng 5 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã thông báo dừng tuyển sinh lớp 10 tích hợp ở 4 trường THPT do không đủ nguyện vọng đăng ký. Vì sao thí sinh lại không "mặn mà" với chương trình này? Bắt đầu từ năm học 2018-2019, TP HCM lần đầu tuyển sinh...