Các thầy cô hãy tự trách mình sao lại trách thanh tra?
Trước khi phê bình thói hư tật xấu của một số cán bộ quản lý giáo dục, nhất là khi về thanh tra, kiểm tra trường học thì các giáo viên cần nhìn lại chính mình.
Hàng năm, theo chức năng, nhiệm vụ của mình các cấp quản lý giáo dục (Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo) sẽ tiến hành tổ chức, triển khai kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục ở các cơ sở giáo dục trực thuộc là việc làm hết sức bình thường.
Nhờ có hoạt động này mới kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, sai phạm, hời hợt của ban giám hiệu, thầy cô giáo, nhân viên về quản lý tài chính, về hồ sơ sổ sách, về chuyên môn… giúp cho nhà trường thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, của ngành giáo dục.
Mỗi đợt thanh tra, cả trường “hao mòn” không ít sức lực, tinh thần và kể cả kinh phí, tiền bạc. (Ảnh minh họa của Giáo dục và thời đại).
Có một số giáo viên nhận thức chưa tới nên nghĩ rằng thanh tra, kiểm tra của cấp trên về là để hạch sách, bới lông tìm vết, làm khó nhà trường, giáo viên khiến họ lo lắng, mệt mỏi, áp lực, mất ăn mất ngủ bao đêm.
Nếu không có thanh tra, kiểm tra gì hết, để mặc các đơn vị dưới này tự tung, tự tác thì càng nguy hiểm hơn. Vì khả năng quản lý, năng lực chuyên môn của các thầy cô giáo không đồng đều nhau, có đơn vị, có người làm rất tốt, có đơn vị, có người làm rất tệ động đâu sai đó.
Một số thầy cô giáo còn có những biểu hiện bất nhất, trái ngược khi các Đoàn thanh tra của cấp trên đến và đi.
Khi đoàn thanh tra đến thì ai nấy đều ngoan ngoãn, vâng vâng, dạ dạ, thậm chí nịnh nọt, tâng bốc các thành viên của đoàn thanh tra lên tận mây xanh, nào là tụi em đã nghe danh tiếng, tài năng của anh đã lâu, nay mới có cơ hội được gặp, được học hỏi, giao lưu.
Nào là chị quá lịch thiệp, xinh xắn, chúng em có gì sai sót, chị cứ thoải mái góp ý, phê bình, chúng em xin lĩnh ý và hoàn chỉnh ngay.
Nhưng khi đoàn thanh tra đi rồi, nhiều thầy cô túm tụm lại, thi nhau, nói xấu, chê trách các thành viên đến tơi bời, ông bà đấy có giỏi giang gì đâu, toàn mệnh lệnh, lý thuyết, chẳng thấy nể phục tí nào cả.
Video đang HOT
Còn chuyện chi phí, ăn uống, chỗ nghỉ ngơi, bồi dưỡng cho các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra cũng do lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo tự bày vẽ ra, chứ có mấy ai trong đoàn thanh tra gợi ý, đòi hỏi, bắt buộc đâu.
Họ đến làm việc ở các cơ sở giáo dục đã có chế độ bồi dưỡng, công tác phí của Nhà nước rồi. Nhà trường lo cho họ, mời họ đi ăn uống, đưa phong bì cho họ khi kết thúc đợt thanh tra thì đừng có rên rỉ, trách cứ làm gì.
Nếu mình làm tốt, đúng quy định, đầy đủ hết thì có sao đâu mà phải lo, phải sợ chứ. Đằng này, thường làm chưa tốt, có sai phạm, sợ bị cấp trên phát hiện, phê bình, kỷ luật nên mới cung phụng, cơm bưng nước rót, hậu hĩnh quà cáp, phong bì với Đoàn thanh tra đến thế.
Trước khi các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo phê bình thói hư tật xấu của một số cán bộ quản lý ở Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, nhất là khi về thanh tra, kiểm tra trường học thì cần nghiêm khắc nhìn lại chính mình.
Ông bà xưa từng đúc kết câu nói rất chí lý: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Theo GDVN
Ban giám hiệu bị ghét, tìm cách mà sửa, đừng đổ thừa cho ai
Chế tài xử lý kỷ luật trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm của cấp trên.
Bài viết đã đề cập khái quát tới những căn "bệnh" cơ bản của một số ban giám hiệu nhà trường hiện nay đang mắc đó là năng lực quản lý, điều hành còn nhiều yếu kém, hạn chế; thiếu gương mẫu, công bằng trong công việc và lối sống; thiếu minh bạch trong quản lý, thu - chi tài chính.
Những tâm bệnh của ban giám hiệu chữa bằng cách nào (Ảnh minh họa: Báo Nhân dân).
Các tâm "bệnh" đã chuẩn xác. Vậy chúng ta cần phải có những "liều thuốc" hữu hiệu nào để chữa dứt điểm các tâm "bệnh ấy" ở một số cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học?
Thứ nhất, tự tu dưỡng bản thân
Ở cuối bài viết tác giả Kiên Trung có nhắn nhủ: "Mong sao ban giám hiệu các cơ sở giáo dục sớm nhận ra "bệnh" của mình, nếu đã và đang mắc phải cần kịp thời sửa chữa, tu chỉnh. Có vậy, mới nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm dài lâu của đội ngũ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh".
Đại đa số ban giám hiệu hiện nay đều đạt chuẩn về bằng cấp, trình độ, lại được kinh qua các lớp bồi dưỡng về chính trị, quản lý giáo dục....
Trong quá trình công tác, làm việc, họ thừa biết mình đang ở đâu, vai trò, trách nhiệm đối với công việc nhà trường, tập thể như thế nào, mức độ hài lòng, tín nhiệm của đội ngũ giáo viên đối với mình ra sao.
Đúng vậy, trước hết, từng ban giám hiệu phải soi rọi lại chính mình, những việc đã làm được, những việc chưa làm được từ đó có những biện pháp tự khắc phục các hạn chế, yếu kém từ năng lực quản lý, điều hành; phẩm chất, lối sống, đến tính tiên phong, gương mẫu....
Thấm nhuần, nói đi đôi với làm qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do chính lãnh đạo đơn vị hay triển khai, quán triệt cho các tập thể, hội đồng sư phạm.
Siêng năng đọc các loại sách báo cần thiết để nâng cao nhận thức, hiểu biết về chuyên môn, quản lý giáo dục, và đời sống xã hội....
Khi thấy những vụ việc tiêu cực của ngành bị phát hiện, xử lý kỷ luật trên các mặt báo, ban giám hiệu cần biết nghĩ suy xét, rút kinh nghiệm và sửa sai ngay lập tức nếu như ở đơn vị của mình quản lý có hiện tượng tương tự như dạy học thêm trái phép, không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn hưởng phụ cấp đứng lớp...
Thứ hai, tinh thần góp ý, đấu tranh của cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tình trạng, biểu hiện: bàng quan, co ro, im lặng, mặc kệ, dĩ hòa vi quý, an phận thủ thường, đấu tranh tránh đâu... đang còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo.
Các biểu hiện này càng nhiều sẽ càng "nuôi dưỡng", phát sinh thêm tâm "bệnh" của lãnh đạo nhà trường.
Làm việc với ban giám hiệu bao nhiêu năm, từng thầy cô giáo quá biết, quá rõ các vị lãnh đạo của mình như thế nào, ai tốt, ai xấu, ai vì tập thể, ai tự lợi... Muốn nhà trường phát triển đi lên, ban giám hiệu phải luôn gương mẫu, làm tốt...
Đồng thời, các thầy cô giáo cũng phải mạnh dạn góp ý, phê bình thẳng thắn, chân thành khi ban giám hiệu làm sai.
Một người góp ý, vài người góp ý, cả tập thể góp ý, phản biện chẳng lẽ lãnh đạo nhà trường không xê chuyển hay sao, nhất là những việc làm tiêu cực, mập mờ, quan liêu?
Trong nội bộ, đơn vị của thầy cô giáo mà sức "chiến đấu", việc tự phê bình và phê bình thấp kém, để lãnh đạo hư hỏng, tha hóa, biến chất... thì chính các thầy cô giáo nhận phần lỗi trước tiên.
Đừng đổ thừa cho ai cả.
Thứ ba, công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật của các cấp quản lý trực tiếp
Quy định, chế tài xử lý kỷ luật cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cái cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm (cấp dưới) của cán bộ quản lý cấp trên.
Tình trạng nể nang, duy tình, quan hệ này nọ... lâu nay vẫn chi phối trong công tác kiểm tra, xử lý các hiệu trưởng có sai phạm.
Do đó, các quy định pháp luật của Nhà nước chưa được thực thi một cách triệt để, một số lãnh đạo nhà trường được đà tiếp tục tái phạm, khiến dư luận xã hội, các thầy cô giáo càng thêm bức xúc về tình trạng "nhờn luật" và thiếu niềm tin vào cấp trên và tính thượng tôn của luật pháp.
Một số hiệu trưởng lạm thu các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh trong đầu năm học này bị cấp trên xử lý kỷ luật nghiêm, đình chỉ công tác, thuyên chuyển, cách chức... là những tín hiệu đáng mừng về kỷ cương phép nước đang được củng cố, thiết lập trở lại nơi môi trường giáo dục.
Môi trường đặc thù này luôn cần lắm sự nghiêm minh, kịp thời của các cấp quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, xử lý những sai phạm nếu có của các lãnh đạo trường học.
Theo GDVN
Chỉ đạo miệng của cấp trên, "khẩu thiệt vô bằng" giáo viên khiếp sợ Để tránh rắc rối, khi ban giám hiệu muốn học sinh lên lớp phải có bút phê hoặc ghi vào biên bản cuộc họp rõ ràng", còn không giáo viên sẽ nhất quyết chối từ. Cấp trên ở các cơ sở của ngành giáo dục hiện nay vẫn thường hay chỉ đạo cấp dưới làm một số việc bằng miệng chứ không hề...