Các tập đoàn Nga vẫn đắt hàng vũ khí
Ngày 15/12, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ( SIPRI) cho biết doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí của Nga tiếp tục tăng do sự đầu tư của chính quyền Moskva, bất chấp chiều hướng cắt giảm chi tiêu quốc phòng toàn cầu.
Hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo S-350E Vityaz tại triển lãm MAKS 2013 ở Moskva (ảnh: armyrecognition.com)
Siemon Wezeman, nghiên cứu viên cấp cao của SIPRI, cho hay: “Sự gia tăng đáng kể trong doanh số bán vũ khí của các công ty Nga trong năm 2012 và 2013 phần lớn nhờ vào sự đầu tư liên tục trong mua sắm quốc phòng của chính quyền Nga trong những năm 2000″. Theo SPRI, doanh thu của các tập đoàn vũ khí Nga đã tăng 20% trong năm 2013.
Tập đoàn Nga với doanh thu tăng mạnh nhất trong năm 2013 là Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật với mức tăng 118%, tiếp theo là Almaz-Antey với mức tăng 34%. Almaz-Antey hiện là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ 12 trên thế giới, dần dần tiếp cận Top 10 “vốn bao gồm chủ yếu các nhà sản xuất vũ khí từ Mỹ và Tây Âu kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”. Mỹ thống trị danh sách này với 6 tập đoàn trong Top 10, đứng đầu là Lockheed Martin với doanh thu 35,5 tỷ USD trong năm 2013 và Boeing ở vị trí số 2.
Trong khi đó, con số doanh thu của 100 quốc gia bán vũ khí lớn nhất thế giới, trừ Trung Quốc, đã tiếp tục giảm trong năm thứ 3 liên tiếp. Trong năm 2013, tổng doanh thu của 100 nước này giảm 2% xuống còn 402 tỷ USD. Báo cáo của SIPRI không bao gồm Trung Quốc do thiếu dữ liệu đáng tin cậy.
Theo TN/AFP/Tin tức
Chiến tranh Thế giới thứ ba đã bắt đầu ở Áo?
Trong lần thứ ba của lịch sử, một cuộc đại chiến tranh trên toàn châu Âu có thể đã gián tiếp được châm ngòi bởi những sự kiện diễn ra tại Áo. Và một lần nữa, Vienna lại trở thành là tâm điểm của khủng hoảng toàn cầu.
Video đang HOT
Thái tử Archduke Franz Ferdinand
Đã 100 năm kể từ vụ ám sát thái tử Archduke Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng của đế chế Áo - Hung tại Sarajevo (thủ đô của Bosnia&Hercegovina ngày nay), sự kiện đã châm ngòi cho một chuỗi các sự kiện không may khác và dẫn đến cuộc chiến tranh đầu tiên trong hai cuộc chiến tranh có mức độ tàn phá kinh hoàng của thế kỉ 20.
Kế hoạch đằng sau vụ ám sát do những người theo chủ nghĩa quốc gia của Serbia tiến hành là nhằm tách các tỉnh South-Slav ra khỏi Áo để gia nhập vào Yugoslavia (Nam Tư). Nhưng mọi chuyện đã vượt xa hơn những gì họ dự liệu.
Ông Otto von Bismarck, vị chính khách đã thống nhất nước Đức vào năm 1871, từng đưa ra lời tiên đoán: "Một ngày nào đó, một cuộc đại chiến tranh trên toàn châu Âu sẽ bùng nổ vì một sự kiện ngu ngốc tại Balkan". Và quả nhiên, ông đã tiên liệu đúng.
Một thế hệ sau đó, sau khi hàng triệu người đã bỏ mạng trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, một nhân vật được sinh ra ở Áo đã dẫn đường cho nước Đức thống nhất và Áo dấn bước vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, sự kiện một lần nữa kéo theo cái chết của thêm hàng triệu người khác.
Một số học giả cho rằng việc không được chấp nhận vào học ở một trường nghệ thuật tại thủ đô Vienna có thể đã gián tiếp ảnh hưởng tới sự vươn lên làm lãnh đạo sau này ở nước Đức của trùm phát xít Hitler, mặc dù theo quan điểm của đa số các học giả thì chính những biện pháp trừng phạt và bồi thường chiến phí mà Đức, nước bại trận sau Chiến tranh Thế giới thứ 1, bị áp đặt, đã có những tác động nhất định của chúng trong lịch sử.
Gần 70 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Áo một lần nữa lại là địa điểm nơi một quyết định được đưa ra mà trong tương lai, quyết định đó có thể dẫn đến một cuộc đại chiến tranh trên toàn châu Âu khác. Và ở thời điểm hiện tại, cuộc chiến đó đang nóng lên ở Ukraine và bán đảo Crimea (Crưm).
Giá dầu tụt dốc
Trong tháng 11 vừa qua tại Vienna, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã quyết định tiếp tục duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức độ hiện tại. Dù bề ngoài đây có vẻ như là một quyết định vô thưởng vô phạt của các quan chức dầu mỏ thế giới, song kì thực nhiều chuyên gia nhìn thấy đó là một quyết định đầy toan tính.
Một giếng dầu và khí đốt ở North Dakota, Mỹ
Cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine mà Nga và phương Tây đang ở trong thế giằng co, đang khuấy tung cảm xúc về chủ nghĩa quốc gia trên lục địa châu Âu, mà đặc biệt là ở các nước từng thuộc Liên bang Xô viết.
Trong bối cảnh đó, phần lớn các thành viên của OPEC rời bàn hội nghị, không hài lòng với kết quả trên. Việc duy trì sản lượng khai thác dầu hiện hành với mức 30 triệu thùng một ngày, cộng với nguồn dầu đá phiến từ Mỹ giữa lúc cầu thế giới giảm đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ tiếp tục lao dốc.
Có thể nói, những nỗ lực của OPEC trong việc tái kiểm soát thị trường đã thất bại, bởi Mỹ nhìn thấy một mục tiêu chiến lược rõ ràng trước việc sự tụt giá này. Rất có khả năng đã tham khảo ý kiến với đồng minh thân cận Saudi Arabia, nước cũng hưởng lợi gián tiếp từ giá dầu mềm, Mỹ đang sử dụng giá dầu toàn cầu như một cây gậy để đánh Nga, vì sự liên quan của nước này vào vấn đề Ukraine.
Venezuela, Nigeria và Nga hoàn toàn có khả năng sẽ là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ tháng sáu, thấp hơn mức giá ở điểm hòa vốn của các quốc gia này. Cụ thể, Nga cần giá dầu tối thiểu ở mức 107 USD/thùng để duy trì một ngân sách cân bằng cho năm 2015.
Bẫy gấu
Tuyên bố về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin không nhìn thấy tương lai trong kế hoạch Dòng chảy phương Nam, hệ thống đường ống sẽ mang khí đốt của Nga tới Trung và Tây Âu thông qua con đường đi vòng qua đất nước Ukraine bất ổn, được đưa ra trong tuần này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nga đang gặp khó khăn trên nhiều cấp độ.
Với việc nền kinh tế Nga "đang suy kiệt" trong lúc phải đối mặt với những lệnh cấm vận kinh tế nặng nề của châu Âu và Mỹ, và phải đốt hàng tỉ dollar dự trữ tiền tệ để chống đỡ cho nền kinh tế, nhiều quốc gia phương Tây xem đây là một phản hồi tốt để tăng áp lực với ông Putin nhằm kiềm chế Tổng thống Nga trong vấn đề Ukraine, và do đó hy vọng mang lại hòa bình cho một châu Âu bất ổn. Đây là một sự nhầm lẫn, và là một tính toán sai lầm vô cùng nguy hiểm.
Việc đặt gấu Nga vào một cái bẫy kinh tế như vậy, nơi mà ông Putin bị dồn vào chân tường khi các đầu sỏ chính trị quan ngại về thiệt hại tài sản, và một công chúng không thỏa mãn, chán ngán một nền kinh tế suy sụp, là một chiến lược thất bại của phương Tây.
Chủ nghĩa quốc gia sẽ triệt tiêu con át chủ bài kinh tế, và Nga sẽ đổ lỗi cho nền kinh tế suy kiệt cho cuộc chiến dầu mỏ đang làm gia tăng căng thẳng kinh tế. Là một cao thủ Judo, ông Putin biết làm thế nào để lấy độc trị độc.
Cuối cùng, hành động này có thể dẫn đến một chuỗi căng thẳng leo thang, và có thể là những sự khiêu khích, như việc các máy bay quân sự Nga vẫn hàng ngày thử nghiệm hệ thống quốc phòng châu Âu, điều có thể dẫn đến một cuộc đại chiến thứ ba trên toàn châu Âu.
Nếu còn sống đến hôm nay, có thể ông Bismarck sẽ mắng mỏ OPEC vì đã để sổng ra một "sự ngu ngốc" của thế kỉ. Và kì lạ thay, một lần nữa, Áo lại nằm trong mắt bão.
Theo Anh Tiếu/Thelocal.at/Tin tức
Triều Tiên sắp công bố chính sách kinh tế, chính trị mới? Chính quyền Bình Nhưỡng trong năm tới có thể sẽ công bố một chính sách mới về tầm nhìn đối với các vấn đề kinh tế và chính trị, trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh các nỗ lực mở ra một kỷ nguyên mới dưới thời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Thông tin được...