Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp của Microsoft đang ngấm ngầm thu thập dữ liệu cá nhân người dùng
Microsoft thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân về hành vi của từng người dùng các sản phẩm dành cho doanh nghiệp trên diện rộng, trong khi không có bất kỳ tài liệu công khai nào nhắc đến vấn đề này cả.
Đó chính là nội dung bản báo cáo của Privacy Company vừa được tung ra gần đây.
Chương trình “đánh giá tác động của bảo mật dữ liệu” ( DPIA) được ủy nhiệm bởi chính phủ Hà Lan nhằm hướng dẫn các cơ quan chính phủ – trong đó bao gồm 300.000 máy trạm trong các bộ, ban, ngành, cơ quan tư pháp, cảnh sát, cơ quan thuế… – trong việc sử dụng và giao dịch với các phần mềm dành cho doanh nghiệp của Microsoft.
Trong một bài blog thảo luận về những phát hiện trong báo cáo của mình, Privacy Company đã nêu rõ rằng những kết quả mà chương trình DPIA tìm thấy trong bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office Pro Plus dành cho doanh nghiệp là rất đáng báo động.
“ Microsoft thu thập dữ liệu một cách có hệ thống trên quy mô lớn về các cá nhân sử dụng Word, Excel, PowerPoint và Outlook. Một cách âm thành, không báo với ai cả.
Microsoft không cũng cấp bất kỳ lựa chọn nào liên quan đến lượng dữ liệu, hay khả năng tắt tính năng thu thập dữ liệu, hay khả năng xen những dữ liệu nào đã bị thu thập, bởi dòng dữ liệu đã bị mã hóa.
Tương tự với cách thức trong Windows 10, Microsoft đã tích hợp một phần mềm riêng biệt trong bộ phần mềm Office để thường xuyên gửi dữ liệu từ xa đến các máy chủ của chính hãng tại Mỹ“.
Về cơ bản, Microsoft thu thập hàng tấn dữ liệu về các nhân viên đang sử dụng phần mềm của công ty mà không hề cho họ biết, đồng thời cũng không đưa ra một lựa chọn để chấm dứt việc thu thập này.
Một trong những quan ngại lớn nhất trong bản báo cáo của Privacy Company là Microsoft sử dụng dữ liệu thu được ra sao, khi mà hãng ngày càng chấm dứt nhiều dịch vụ hơn. Cho đến nay, các cơ quan chính phủ Hà Lan đã lưu trữ dữ liệu nội dung của họ theo hình thức cục bộ, trong các trung tâm dữ liệu của chính mình. Nhưng điều này sắp thay đổi.
Các cơ quan chức năng Hà Lan đang tiến hành các thử nghiệm lưu trữ dữ liệu lên đám mây Microsoft, trong SharePoint và OneDrive – cùng với thử nghiệm phiên bản nền web của Office 365. Dù Microsoft có thu thập dữ liệu về từng người dùng phần mềm của hãng, DPIA cho thấy các phương thức mới sẽ gây ra “ những nguy cơ cao về bảo mật dữ liệu đối với các đối tượng dữ liệu“.
Video đang HOT
Bài blog nhấn mạnh rằng Microsoft đã cam kết điều chỉnh phần mềm của hãng để phù hợp với những quan ngại về quyền riêng tư, như trang bị một công cụ xem dữ liệu từ xa và một thiết lập mới mang tên “ zero-exhaust”.
Một người phát ngôn của Microsoft cho biết công ty cam kết tìm ra giải pháp đối với những quan ngại nổi lên sau bản báo cáo của Privacy Company:
“ Chúng tôi cam kết quyền riêng tư của khách hàng, khuyến khích họ kiểm soát dữ liệu và đảm bảo Office Pro Plus và các sản phẩm, dịch vụ khác của Microsoft tuân thủ GDPR và các luật khác.
Chúng tôi đánh giá cao cơ hội để thảo luận các quy trình xử lý dữ liệu chẩn đoán trong Office Pro Plus với Bộ Tư pháp Hà Lan, đồng thời trông chờ một giải pháp thành công với mọi quan ngại”.
Trong khi đó, Privacy Company khuyến nghị admin của phiên bản Office Pro Plus dành cho doanh nghiệp tại Hà Lan (có thể áp dụng cho các quốc gia khác) thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ lộ lọt thông tin riêng tư đối với nhân viên và người dùng:
- Áp dụng cài đặt zero-exhaust mới
- Cấm sử dụng Connected Services
- Cấm tùy chọn cho phép người dùng gửi dữ liệu cá nhân lên Microsoft nhằm “cải thiện Office).
- Không dùng SharePoint Online/Ondrive
- Không dùng phiên bản web của Office 365
- Định kỳ xóa tài khoản Active Directory của một số người dùng VIP, và tạo tài khoản mới cho họ để đảm bảo Microsoft đã xóa các dữ liệu chẩn đoán nhạy cảm
- Xem xét sử dụng một giải pháp độc lập khác không sử dụng tài khoản Microsoft
- Xem xét tiến hành một chương trình khuyến khích sử dụng phần mềm thay thế sau khi đã tiến hành một đợt DPIA đối với các quy trình xử lý cụ thể. Có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở để thay thế phần mềm của Microsoft.
Theo Tri Thuc Tre
Microsoft liên minh với Facebook, phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo
Microsoft đã và đang phát triển phần mềm mã nguồn mở để chế tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo. Song vài tháng gần đây, doanh nghiệp thay đổi hướng đi, chọn cách làm việc chặt chẽ hơn với Facebook.
Giao diện Microsoft Cognitive Toolkit (2.0) - Ảnh: Ciol.com
Bên cạnh đó, Microsoft cũng đóng góp cho sự phát triển của phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) miễn phí theo "khẩu vị" của công ty bạn. Theo CNBC, Microsoft không quan trọng hóa thay đổi này, nhưng nó phản ánh sự sẵn lòng hậu thuẫn của hãng với phần mềm đến từ nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn khác, thay vì chỉ tập trung vào nền tảng riêng của mình.
Google là công ty đứng sau phần mềm AI mã nguồn mở phổ biến nhất có tên TensorFlow - ra đời cuối năm 2015. Microsoft đưa phần mềm Cognitive Toolkit (CNTK) lên GitHut và cấp cho nó giấy phép nguồn mở thoải mái hơn vào đầu năm 2016. Facebook thì tung PyTorch, câu trả lời dành cho TensorFlow, cuối năm 2016.
CEO Microsoft Satya Nadella - Ảnh: Microsoft
Hệ thống của Microsoft có nhiều thế mạnh, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống nhận dạng giọng nói. Dù vậy, PyTorch nhanh chóng được chấp nhận và có một số chi tiết kỹ thuật thú vị, giám đốc công nghệ Kevin Scott của Microsoft chia sẻ.
Năm ngoái, ông Scott gặp gỡ giám đốc công nghệ Facebook Mike Schroepfer và quyết định hai doanh nghiệp tốt hơn là nên cố gắng "chống phân mảnh một số sự phức tạp" trong hệ sinh thái phần mềm mà con người có thể dùng để huấn luyện các mô hình AI.
Trong tháng 9.2017, Facebook và Microsoft giới thiệu ONNX, phần mềm mã nguồn mở để xuất các mô hình được đào tạo với khung phần mềm AI, chẳng hạn như Cognitive Toolkit của Microsoft, để ONNX có thể được dùng để đưa ra dự báo với nhiều khung phần mềm khác, chẳng hạn như PyTorch của Facebook.
Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Sai Soundararaj của hãng FloydHub cho rằng thực tế, có quá nhiều khung AI sẵn có. Dịch vụ đám mây của FloydHub đã và đang hỗ trợ Cognitive Toolkit, nhưng nó không được nhiều người dùng sử dụng, ông Soundararaj cho hay.
Logo PyTorch - Ảnh: Medium
Microsoft vẫn chưa bỏ hẳn Cognitive Toolkit, ngay cả khi hãng giờ tập trung vào nhiều dự án khác. Phần mềm của Microsoft vẫn được cập nhật. Dù vậy, hãng có định hướng rõ ràng là sức mạnh của cộng đồng giờ xoay quanh PyTorch và TensorFlow. Vì thế, công ty cũng chú ý phần nhiều vào hai cái tên này. "Để cộng đồng đón nhận, áp dụng là cực kỳ quan trọng", phó chủ tịch nền tảng AI của Microsoft, ông Eric Boyd, cho hay.
Gần đây, Microsoft cởi mở hơn trong việc đón nhận công nghệ đến từ ngoài doanh nghiệp. Hãng đón nhận Linux, giúp nó dễ dàng truy cập hơn từ bên trong Windows 10 và tạo phiên bản Linux cho phần mềm cơ sở dữ liệu SQL Server của hãng. Microsoft cũng giảm nỗ lực xung quanh Windows cho điện thoại di động, tăng phát triển ứng dụng cho hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google.
Theo Báo Mới
Dịch vụ Outlook Mail gặp sự cố không thể sử dụng Các báo cáo mới đây cho thấy một số người dùng đang không thể truy cập vào dịch vụ Outlook Mail của Microsoft, bằng ứng dụng hoặc trang web. Một thông báo sự cố truy cập dịch vụ Outlook Mail của Microsoft - Ảnh chụp màn hình Theo Neowin, những người gặp sự cố nhận được thông báo với nội dung: "We couldn't...