Các phương án quân sự Mỹ có thể áp dụng với Triều Tiên
Giới phân tích cho rằng Mỹ có thể sử dụng nhiều cách để đối phó với Triều Tiên trong trường hợp Washington muốn gây sức ép với Bình Nhưỡng bằng các biện pháp quân sự như Tổng thống Donald Trump từng cảnh báo.
Các máy bay ném bom của Mỹ và máy bay chiến đấu của Hàn Quốc, Nhật Bản tập trận gần bán đảo Triều Tiên (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cảnh báo sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên bằng “hỏa lực và thịnh nộ”, đồng thời khẳng định “tất cả các phương án đều đã được xem xét”. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố sẽ đáp trả quân sự mạnh mẽ đối với Triều Tiên sau khi nước này thử hạt nhân lần thứ 6 hồi đầu tháng.
Cả Tổng thống Trump và Bộ trưởng Mattis đều không tiết lộ về lộ trình cũng như quy mô của cuộc chiến mà Mỹ định áp dụng với Triều Tiên trong trường hợp Bình Nhưỡng đe dọa Washington. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Mỹ sẽ có một vài lựa chọn nếu muốn sử dụng vũ lực với Triều Tiên.
Tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực
Hệ thống THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc (Ảnh: AFP)
Mỹ có thể tăng cường việc triển khai lực lượng quân sự của Mỹ trong khu vực nhằm mục đích răn đe mạnh hơn trước nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công từ Triều Tiên. Phương án này bao gồm việc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, đẩy mạnh sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời tái triển khai vũ khí hạt nhân tới hai nước đồng minh Đông Bắc Á này.
“Mỹ có thể bổ sung thêm nhiều quân cờ trên bàn cờ. Mục đích quan trọng đó là răn đe”, chuyên gia Graham Ong-Webb thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore cho biết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo nhận định của nhà nghiên cứu Justin Bronk tại Viện nghiên cứu Royal United Services ở London, Anh, tất cả các biện pháp tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực không chỉ bị Triều Tiên coi là hành động khiêu khích mà còn không thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Nhắm mục tiêu trực tiếp tới lãnh đạo
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa (Ảnh: AFP)
Theo các chuyên gia, một lựa chọn quân sự khác mà Mỹ có thể áp dụng đối với Triều Tiên đó là thực hiện các chiến dịch bí mật hoặc điều lực lượng đặc nhiệm tới nước này để tấn công nhà lãnh đạo Kim Jong-un – người ra mọi quyết sách quan trọng của Bình Nhưỡng.
Nếu lực lượng quân sự Mỹ có thể đánh bại ông Kim Jong-un, thì đồng nghĩa với việc ban lãnh đạo Triều Tiên sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định, từ đó buộc nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo hồi tháng 1 từng tiết lộ rằng Seoul đang đào tạo một “lữ đoàn đặc biệt” nhằm “trừ khử” hoặc “làm tê liệt” lực lượng chỉ huy tác chiến của Triều Tiên.
Tuy nhiên, đây được xem là giải pháp rủi ro vì có rất nhiều yếu tố bất ngờ khi thực hiện một phi vụ ám sát, bao gồm cả sự hiện diện của lực lượng an ninh dày đặc vây quanh nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tấn công các cơ sở hạt nhân và tên lửa
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung tại Hàn Quốc (Ảnh: AP)
Mỹ chắc chắn muốn nhắm mục tiêu tấn công tới các cơ sở quân sự của Triều Tiên, đặc biệt là các cơ sở chứa vũ khí hạt nhân quan trọng. Washington được cho là có thể tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên bằng tên lửa hoặc bom.
Tuy nhiên, đây cũng là một phương án phức tạp nếu tính đến hai yếu tố, thứ nhất là việc Mỹ vẫn chưa nắm rõ về năng lực quân sự thực sự của Triều Tiên, thứ hai là khả năng Triều Tiên sẽ phản công và trả đũa. Và ngay cả khi Mỹ có thể phá hủy các lò phản ứng hạt nhân hoặc bệ phóng tên lửa của Triều Tiên, các cuộc tấn công cũng chưa chắc đã vô hiệu hóa kho vũ khí quân sự của Bình Nhưỡng.
Tấn công phủ đầu
Mỹ có thể phát động tấn công Triều Tiên trước bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân hoặc chiến tranh thông thường. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng phương án này chắc chắn sẽ dẫn tới cái chết của hàng triệu người, cũng như sự tàn phá khủng khiếp không chỉ ở Triều Tiên mà còn các khu vực xung quanh với nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân và rò rỉ phóng xạ.
Nếu phát động chiến tranh, ngay cả khi Mỹ có thể xóa sổ các kho tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng cũng sẽ vẫn chiếm ưu thế với lực lượng pháo binh và số lượng binh sĩ áp đảo của nước này.
Thành Đạt
Theo SCMP
3 cảnh sát Thái Lan bị nghi ngờ tiếp tay cho bà Yingluck bỏ trốn
Ba sĩ quan cảnh sát của Thái Lan đã bị thẩm vấn do bị nghi ngờ tiếp tay cho cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bỏ trốn, hãng tin Bangkok Post cho biết ngày 22/9.
Cảnh sát Thái Lan bên ngoài tòa án tối cao hôm 25/8. (Ảnh: Bangkok Post)
Theo Bangkok Post, Phó Tư lệnh cảnh sát quốc gia Thái Lan Srivara Ransibrahmanakul đã đứng đầu một nhóm cảnh sát trực tiếp thẩm vấn một đại tá cảnh sát, một nhà điều tra và một thượng sĩ quan cảnh sát vào tối 21/9.
Cảnh sát Thái Lan đã thu giữ một chiếc ô tô Toyota Camry với biển đăng ký 5323 được cho là đã chở bà Yingluck chạy khỏi biên giới Thái Lan. Chiếc xe được bỏ lại gần một căn nhà ở Muang, tỉnh Nakhon Pathom. Tuy nhiên, cảnh sát không tìm thấy bất cứ tài liệu hay chứng cứ quan trọng nào bên trong chiếc xe.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra.
Bà Yingluck, 50 tuổi, nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, bị phế truất sau một cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2014. Bà bị cáo buộc sơ suất trong chính sách trợ giá gạo gây ra thất thoát hàng tỷ USD cho chính phủ. Nếu bị tuyên có tội, bà sẽ phải đối diện với án 10 năm tù và bị cấm tham gia chính trị trọn đời theo hiến pháp mới do quân đội soạn thảo.
Tuy nhiên, bà đã vắng mặt tại phiên tòa luận tội sáng 25/8. Truyền thông Thái Lan dẫn nhiều nguồn tin khác nhau nói rằng, bà Yingluck có thể đã chạy sang Campuchia, tới Singapore, trước khi bắt chuyến bay đến Dubai và có khả năng xin tị nạn chính trị ở Anh.
Truyền thông Thái Lan cho rằng, bà Yingluck có thể sẽ không có mặt tại phiên tòa được tòa án tối cao dời sang ngày 27/9 tới.
Minh Phương
Theo Bangkok Post
Mỹ lấy thỏa thuận hạt nhân Iran mặc cả về Syria Nga, Đức, Trung Quốc, Ý đồng loạt lên tiếng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong bối cảnh Mỹ đang muốn thương lượng lại hoặc hủy bỏ. Theo thỏa thuận được ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức) và được thực hiện bắt đầu từ tháng 1-2016 (JCPOA), Iran đồng ý hạn chế...