Các nước quan ngại về tên lửa Triều Tiên
Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng phóng tên lửa.
Nga lên tiếng hối thúc Triều Tiên nên “cân nhắc lại” kế hoạch này.
“Chúng tôi kịch liệt yêu cầu chính quyền Triều Tiên cân nhắc lại quyết định phóng tên lửa” – Bộ Ngoại giao Nga phát biểu và cho biết là họ ‘rất tiếc’ khi nghe tin này.
Bản thân Trung Quốc – quốc gia đồng minh thân cận với Triều Tiên – cũng bày tỏ lo ngại về sự kiện.
Tờ Tân Hoa Xã hôm nay cho biết: “Trung Quốc … đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch phóng vệ tinh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và hy vọng các bên liên quan có thể hành động theo cách thức mang tính xây dựng hơn đối với ổn định trên bán đảo Triều Tiên”.
Một loạt bằng chứng và tuyên bố mới đây đã củng cố các nghi ngờ rằng Triều Tiên có thể đang tiến gần hơn tới việc phóng tên lửa tầm xa lần thứ hai trong năm nay.
Sau khi phân tích các bức ảnh chụp từ vệ tinh hôm 23/11 và 26/11, Học viện Mỹ – Hàn tại Đại học Johns Hopkins nói rằng Triều Tiên có thể sẽ hoàn tất giai đoạn chuẩn bị tại khu vực Dongchang vào cuối tuần này.
“Nếu Bình Nhưỡng tiến hành các bước chuẩn bị như trước kia, họ có thể sẵn sàng phóng tên lửa sớm nhất là vào cuối tuần đầu tiên của tháng 12″ – Nick Hansen, một chuyên gia về phân tích công nghệ hình ảnh đã nghỉ hưu nói.
Video đang HOT
Tên lửa Taepodong 2 tầm xa của Triều Tiên không thể đưa vệ tinh Ngân Hà 3 vào quỹ đạo thành công trong vụ phóng vào tháng Tư vừa qua. Ảnh: Reuters
Hansen nói rằng có ‘dấu hiệu rõ ràng cho thấy các giai đoạn của tên lửa đang được kiểm tra trước khi được đưa đến bệ phóng’.
Trong số các tiến triển tại khu vực, có thể thấy các két nhiên liệu đã rỗng không, điều này có nghĩa là các tòa chứa nhiên liệu đẩy tại bệ phóng có vẻ như đã được đổ đầy.
Trước đó, Hansen nói rằng việc phóng tên lửa khó có thể tiến hành sớm vì Triều Tiên vẫn chưa thông báo cho các hãng hàng không, hàng hải, truyền thông quốc tế về sự kiện này. Tuy nhiên, ngay sau nhận định này thì hôm 3/12, Bình Nhưỡng đã gửi thông báo cho Nhật Bản kế hoạch phóng tên lửa sẽ diễn ra trong khoảng từ ngày 10-22/12.
Burwell Bell – một cựu chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc – lại cho rằng các công việc chuẩn bị cho việc phóng tên lửa của Triều Tiên nhằm thể hiện rằng họ sở hữu phương tiện để phóng vũ khí hạt nhân tới Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Bell cũng nói rằng bất chấp việc phóng tên lửa không thành công trước đó vào tháng Tư, Triều Teien sẽ vượt qua các chướng ngại về mặt kỹ thuật và sớm có thể phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Triều Tiên từng nhiều lần tuyên bố quyền của họ trong lĩnh vực không gian bằng các nỗ lực đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Họ cố gắng thực hiện điều này vào năm 1998, 2006, 2009 và tháng Tư vừa qua, tất cả đều không thành công.
Seoul và Washington cho rằng đây chỉ là cái cớ để Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo tầm xa, và coi đây là vi phạm các lệnh cấm tất cả các hoạt động tên lửa và hạt nhân của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.
Nếu lần này Bình Nhưỡng quyết định tiến tới thì họ có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt thêm nữa.
Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Bình Nhưỡng tránh phóng thêm tên lửa.
“Chúng tôi tất cả đều đồng tình rằng sẽ là cực kỳ không khôn ngoan khi tiến hành cuộc thử nghiệm” – ông Jose Filipe Moraes Cabral – đại sứ Bồ Đào Nha và cũng là chủ tịch của ủy ban này nói.
Cabral nói rằng “rõ ràng” là “có sự lo ngại”. Tuy nhiên ông này không nói thêm chi tiết.
Trong khi đó vào cuối tuần qua, ông Lý Kiến Quốc – Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời là Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc – đã có chuyến công du tới Bình Nhưỡng và gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Hãng thông tấn KCNA cho biết ông Lý đã chuyển thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho lãnh đạo Kim. Nhiều người cho rằng lá thư này nhằm khuyên can lãnh đạo Triều Tiên không phóng tên lửa.
Theo 24h
Báo Hàn Quốc: Triều Tiên đã đặt tên lửa vào bệ phóng
Nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã đặt tầng đầu tiên của tên lửa ba tầng vào bệ phóng ở căn cứ Tongchang-ri, tây bắc nước này.
Binh sỹ Triều Tiên đứng canh tên lửa Ngân hà-3 trước vụ phóng hồi tháng 4/2012.
"Việc đặt tên lửa cho thấyTriều Tiên đã chính thức bắt tay vào việc chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa tầm xa", hãng Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin trên nêu rõ.
Cũng theo nguồn tin này, Hàn Quốc có đầy đủ chứng cứ về việcTriều Tiên đã cho vận chuyển tầng đầu tiên của tên lửa đẩy từ khu xưởng lắp ráp tới bệ phóng ở Trung tâm Vũ trụ Sohae ở tây bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, những hình ảnh chụp từ vệ tinh không được sắc nét do ảnh hưởng của thời tiết suơng mù.
Cũng theo Yonhap, trước khi chính thức lắp đặt tên lửa, Triều Tiên đã thông báo cho các nước liên quan, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, về đường bay cũng như thời điểm tiến hành vụ phóng. Theo đó, vệ tinh quan trắc Trái Đất Kwangmyongsong-3 sẽ được tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân hà-3) phóng đi theo hướng nam từ 7 giờ sáng tới khoảng giữa trưa trong thời gian từ ngày 10 - 22/12.
"Triều Tiên đã thông báo trực tiếp cho phía Mỹ về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa từ tuần trước và việc thông báo này đã được thực hiện qua một kênh ở New York", Yonhap dẫn nguồn tin ngoại giao tại Washington cho biết.
"Kênh New York" ở đây được cho là Văn phòng đại diện của Triều Tiên tại Liên hợp quốc. Văn phòng này là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc thảo luận ở "cấp công tác" do Bình Nhưỡng và Washington chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.
Trong phản ứng mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố kế họach phóng vệ tinh của Triều Tiên là "hành động khiêu khích cao độ, đe dọa hòa bình và an ninh ở khu vực". Việc phóng vệ tinh có sử dụng công nghệ đạn đạo sẽ bị coi là hành vi vi phạm trực tiếp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó cấm Bình Nhưỡng tiến hành bất cứ vụ phóng vệ tinh nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Lo ngại trước vụ phóng của Triều Tiên, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu triển khai các đơn vị tên lửa đánh chặn để bắn chặn các bộ phận từ tên lửa của Bình Nhưỡng. Một đơn vị phòng vệ trên không cũng đã bắt đầu di chuyển từ doanh trại Hakusan ở tỉnh miền Tây Wakayama đến tình Okinawa ở cực Nam Nhật Bản.
Các nguồn tin tại chỗ ghi nhận đã nhìn thấy xe của đơn vị này chở tên lửa bắn chặn PAC-3 và nhiều giàn phóng. Trong khi đó, các đơn vị khác trong Lực lượng Phòng vệ có trang bị hệ thống PAC-3 cũng bắt đầu rời căn cứ tại 2 tỉnh Shiga và Fukuoka.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự đoán tên lửa của Triều Tiên sẽ bay qua đảo Sakishima của tình Okinawa.
Theo Dantri
Liên Hiệp Quốc can Triều Tiên phóng tên lửa Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giám sát việc trừng phạt Triều Tiên vừa cảnh cáo nước này không tiến hành phóng tên lửa đạn đạo như nhiều nước lo ngại. Người Hàn Quốc xem vụ phóng tên lửa Triều Tiên qua truyền hình năm 2009. Ảnh: AP "Chúng tôi cùng nhất trí rằng việc xúc tiến vụ thử này là cực...