Các nước nghèo từ chối hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 12/2021
Các quan chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết các nước nghèo trong tháng trước đã từ chối hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của chương trình hỗ trợ vaccine toàn cầu COVAX, chủ yếu do hạn sử dụng còn quá ngắn.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu, bà Etleva Kadilli , Giám đốc Bộ phận Cung ứng tại cơ quan UNICEF của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết chỉ riêng trong tháng 12/2021, đã có hơn 100 triệu liều vaccine bị từ chối với nguyên nhân chính do các liều vaccine còn hạn sử dụng quá ngắn. Bên cạnh đó, những nước nghèo cũng buộc phải trì hoãn nhận bàn giao vaccine vì không có đủ cơ sở lưu trữ, trong đó việc thiếu tủ lạnh bảo quản vaccine.
UNICEF không cung cấp số liệu cụ thể tổng cộng số liều vaccine bị từ chối kể từ khi triển khai COVAX cho tới nay. Bên cạnh những liều vaccine bị từ chối tiếp nhận, nhiều lô vaccine cũng bị lưu kho tại các nước nghèo mà chưa được sử dụng.
Video đang HOT
Tổ chức từ thiện CARE trích dữ liệu của UNICEF về hoạt động cung cấp và sử dụng vaccine chỉ ra 681 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được bàn giao những chưa được sử dụng ở khoảng 90 nước nghèo hơn trên toàn thế giới. Trê 30 nước nghèo, trong đó có những nước đông dân số như CHDC Congo và Nigeria, mới sử dụng chưa đến 50% số lượng vaccine được bàn giao thông qua COVAX.
COVAX là cơ chế hỗ trợ phân phối đồng đều vaccine đến các nước nghèo. Cơ chế này được đồng sáng lập bởi Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tham gia với tư cách đối tác phân phối.
Theo GAVI, đến nay COVAX đã phân phối được hơn 987 triệu liều vaccine đến 144 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia cơ chế. Trong thời gian qua, tình trạng vaccine được các nước hỗ trợ thông qua COVAX có hạn sử dụng quá ngắn đã cản trở đáng kể những nỗ lực nhằm phân phối vaccine hiệu quả của cơ chế này.
Những nhân tố giúp thế giới đạt được mục tiêu về tiêm phòng COVID-19 cho 70% dân số
Tháng 10 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra mục tiêu đến tháng 6/2022 sẽ tiêm phòng COVID-19 được cho 70% dân số thế giới.
Trang theguardian.com dẫn lời các chuyên gia nhận định mục tiêu này là hoàn toàn khả thi, nhưng cần phải có đủ ngân sách, chiến lược phân phối tốt hơn và đảm bảo các loại vaccine có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Pretoria, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong khi các quốc gia phương Tây vẫn đang chật vật triển khai tiêm mũi tăng cường nhằm ứng phó với làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, chỉ có 8,4% người dân tại các quốc gia có thu nhập thấp đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ tiêm phòng tại các nước thu nhập cao và thu nhập thấp đang lớn hơn bao giờ hết.
Số vaccine được phân phối tới các quốc gia châu Phi trong khuôn khổ cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX thường có thời hạn sử dụng ngắn và cần vận chuyển nhanh nhất có thể. Tại Nigeria, chỉ có 2% dân số đã tiêm đủ liều cơ bản và họ đã phải tiêu hủy hơn 1 triệu liều vaccine gần hết hạn. Tại Ghana, chỉ có 7,4% dân số đã được tiêm phòng.
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Fred Osei-Sarpong cho biết việc nhận các vaccine có thời hạn ngắn đã gây khó khăn cho việc lên kế hoạch để vận chuyển vaccine một cách phù hợp. Vấn đề này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác vận chuyển vaccine đến khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bảo quản nhiệt độ thấp cũng là nhân tố khiến tốc độ tiêm phòng bị chậm lại bởi châu Phi không có đủ hạ tầng để đáp ứng điều kiện này.
Vậy liệu việc xóa bỏ bản quyền với vaccine ngừa COVID-19 có phải là giải pháp hợp lý cho mục tiêu của WHO? Trên thực tế, việc tự sản xuất vaccine là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia. Một số quốc gia như Kenya, đã bắt đầu lộ trình này khi tìm cách sản xuất các lọ chứa vaccine, song công nghệ này đòi hỏi phải có các nhà máy dược phẩm công nghệ cao để đảm bảo chất lượng an toàn. Việc sản xuất vaccine trong nước cũng cần có sự chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực chuyên môn, những điều kiện sẽ khó lòng đảm bảo được trong thời gian ngắn đến trung hạn.
Do đó, đáp án sẽ phụ thuộc vào cơ chế phân phối toàn cầu như COVAX do họ có thể đảm bảo trước về nguồn cung vaccine. Việc phân phối vaccine công bằng với các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài sẽ cho phép việc triển khai kế hoạch hiệu quả. Ngoài những yếu tố trên, mỗi quốc gia còn có nhiều vấn đề riêng dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng thấp. Do đó, nếu như có đủ ngân sách hỗ trợ, mỗi nước có thể tự giải quyết khó khăn và đảm bảo việc tiếp cận vaccine đến từng người dân.
Theo chuyên gia, Kenya cần các nguồn lực để có thể thực hiện chiến lược tiêm phòng đến từng hộ gia đình, giống như họ đã làm với chiến dịch tiêm phòng cho trẻ em. Các quốc gia có hệ thống phân phối hiệu quả thường có tỷ lệ tiêm phòng cao. Kenya và Ghana là hai ví dụ điển hình khi có tỷ lệ tiêm phòng cho trẻ em lần lượt ở mức 80% và 90%. Do đó, mục tiêu của WHO hoàn toàn khả thi trong trường hợp này.
Trước tình hình này, không chỉ những quốc gia đang thiếu vaccine cần phải hành động khẩn cấp, mà cả thế giới cần chung tay phối hợp hành động mới có thể sớm chấm dứt dịch bệnh. Giống như Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres từng nhấn mạnh: "Không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi tất cả đều an toàn".
Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine theo cơ chế COVAX Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, ngày 26/11 cho biết đã vận chuyển lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca, có tên thương mại là Covishield, cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX sau 8 tháng tạm dừng. Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó, hồi tháng 3, Ấn...