Các nước nâng báo động an ninh sau loạt vụ đánh bom ở Brussels
Chính phủ nhiều nước châu Âu và thế giới đã ban bố một loạt các biện pháp nhằm tăng cường an ninh sau vụ tấn công khủng bố ở Brussels (Bỉ).
Chính phủ Mỹ đang tăng cường các biện pháp an ninh tại một số địa điểm công cộng, khi các quan chức tình báo Mỹ cảnh báo nguy cơ xảy ra vụ tấn công tương tự tại nước này.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nhấn mạnh, không có thông tin tình báo cụ thể và đáng tin cậy về một âm mưu tương tự tại Mỹ. Tuy nhiên, các cơ quan an ninh nước này sẽ triển khai biện pháp an ninh bổ sung tại các sân bay lớn, nhà ga…
An ninh được thắt chặt tại thành phố New York. Ảnh AP
Thị trưởng thành phố New York de Blasio cho biết: “Người dân New York sẵn sàng cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Mặc dù chưa có mối đe dọa cụ thể nhưng chúng tôi vẫn trong tình trạng sẵn sàng đối phó và cảnh giác cao.
Những gì khủng bố muốn là hủy hoại sự dân chủ, giá trị và khiến chúng ta hoảng loạn. Tuy nhiên, chúng ta không run sợ và tiếp tục đoàn kết trong cuộc chiến này”.
Các quan chức an ninh Mỹ cũng đang xem xét những biện pháp an ninh bổ sung đối với những hành khách đến từ Bỉ. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ban bố khuyến cáo đi lại đối với các công dân Mỹ tại châu Âu.
Video đang HOT
Tuyên bố khẳng định, các nhóm khủng bố tiếp tục có kế hoạch thực hiện những vụ tấn công trên khắp châu Âu, nhằm vào các địa điểm thể thao, du lịch, nhà hàng và bến ga, tàu, sân bay. Người dân Mỹ cần cẩn trọng, tránh đến những sự kiện tập trung đông người.
Tại Nga, Bộ trưởng Giao thông Maxim Sokolov cho biết, sẽ thiết lập thêm các chốt kiểm tra tạm thời tại cửa ra vào sân bay.
Trong khi đó, các quan chức an ninh Ai Cập đề nghị kiểm tra túi xách tay trong sân bay và bên ngoài các khu vực như khách sạn, bãi đỗ xe ô tô…. Ai Cập đang nỗ lực cải thiện an ninh sau vụ máy bay Nga bị bắn hạ trên bán đảo Sinai vào tháng 10/2015 làm 224 người thiệt mạng.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull khẳng định, sẽ đưa ra mọi biện pháp để đảm bảo an ninh tại nước này, đặc biệt vào thời điểm lượng người đi lại gia tăng trong dịp lễ Phục sinh.
Ông Turnbull cho biết: “Mối đe dọa có thể xảy ra và bạn không thể đảm bảo rằng sẽ không có tấn công khủng bố. Tuy nhiên tôi có thể đảm bảo với người dân Australia về hệ thống an ninh, bảo vệ biên giới của chúng tôi đang hoạt động rất hiệu quả”.
Châu Âu – điểm nóng an ninh tại thời điểm này cũng đang áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các vụ tấn công xảy ra. An ninh được thắt chặt tại các sân bay ở Paris, London và nhiều nước khác.
Tại sân bay Fiumicino của Italy, chó nghiệp vụ được triển khai tại những khu vực ra vào sân bay, trong khi cảnh sát tuần tra liên tục. Tại Đức, hệ thống tàu điện ngầm đã dừng dịch vụ tàu cao tốc từ Đức tới Bỉ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp nội các để thảo luận về các biện pháp tăng cường an ninh: “Nội các Đức sẽ họp để thảo luận về các vụ tấn công tại Bỉ. Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực, tăng cường hợp tác để đảm bảo an toàn cho người dân Đức bất chấp các nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt”.
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
VOV.VN – Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?
Tây Ban Nha tuyên bố nước này sẽ tiếp tục duy trì cảnh báo an ninh ở mức 4 – đồng nghĩa với việc một mối đe dọa thực sự có thể xảy ra.
Trong khi đó, Cộng hòa Séc nâng mức báo động khủng bố từ 0 lên 1, mặc dù các cơ quan an ninh của nước này chưa nắm được thông tin xác thực về các âm mưu khủng bố./.
Phạm Hà Tổng hợp
Theo_VOV
Châu Âu tăng cường an ninh sân bay sau khủng bố ở Brussels
Sau khi xảy ra loạt vụ tấn công đẫm máu khiến nhiều người thương vong tại thủ đô Brussels của Bỉ, nhiều nước châu Âu đã có những phản ứng nhằm đảm bảo an ninh.
Italy đã nâng mức báo động lên mức tối đa sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố ở Brussels, Bỉ. Tất cả các sân bay lớn của Italy, trong đó lớn nhất là Fiumicino ở thủ đô Rome và Malpensa ở Milan, đều được đặt trong tình trạng an ninh khẩn cấp, với sự có mặt của quân đội và cảnh sát ở khắp nơi.
Chính phủ Hà Lan cũng đang đề phòng khả năng nước này có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của các cuộc tấn công tương tự. Cơ quan chống khủng bố của Hà Lan cho biết, các biện pháp an ninh đã được tăng cường ngay lập tức. Tại các sân bay lớn của Hà Lan là sân bay Schiphol, sân bay Rotterdam và sân bay Eindhoven, lực lượng cảnh sát được huy động và tiến hành tuần tra liên tục. Khu vực đường biên giới của Hà Lan với Bỉ cũng được kiểm soát chặt.
Sân bay Gatwick tại London tuyên bố tăng cường an ninh sau loạt vụ tấn công tại Brussels. Hiện Anh vẫn duy trì cảnh báo khủng bố ở mức "nghiêm trọng", mức cao thứ hai trong thang báo động khủng bố đồng nghĩa với việc một vụ tấn công khủng bố có khả năng cao xảy ra ở nước này.
Hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hoãn chuyến bay từ thành phố Istanbul đến Brussels. Ngoài ra, hãng hàng không Aegean Airlines của Hy Lạp cũng tuyên bố hủy tất cả các chuyến bay đến Brussels cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Cộng hòa Czech đã áp đặt các biện pháp an ninh bổ sung tại sân bay quốc tế Vaclav Havel ở Prague, trong khi các chuyến bay đến Brussels đã bị hủy bỏ. Tại sân bay này, giới chức Cộng hòa Czech đã tăng cường kiểm tra hải quan, triển khai thêm nhiều cảnh sát tuần tra và điều động chó nghiệp vụ.
Theo_VTV
Thế giới lên án vụ tấn công Thủ đô Brussels Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lên án mạnh mẽ các vụ đánh bom khủng bố tại Brussels và kêu gọi đưa những kẻ thực hiện vụ việc ra công lý. "Các cuộc tấn công hèn hạ ngày hôm nay đã làm rung chuyển trái tim của Bỉ và trung tâm của Liên hiệp châu Âu (EU)", ông Ban Ki-moon cho...