Các nước lớn của EU phản đối trao tư cách ứng cử viên cho Ukraine
Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết nhiều thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối Kiev ‘nhảy cóc’ các trình tự quan trọng để gia nhập khối này.
Cờ Liên minh châu Âu và quốc kỳ Ukraine được treo bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao Ukraine ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Ngày 31/5, ông Mario Draghi tiết lộ chỉ có Rome ủng hộ việc trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên, trong khi tất cả các thành viên EU lớn khác đều phản đối. Nhà lãnh đạo này nói thêm rằng các quan chức của khối sẽ cố gắng nhanh chóng soạn thảo một đề xuất về cách Kiev có thể gia nhập vào khoảng tháng 6.
“Hiện tư cách ứng cử viên của Ukraine chưa thể xác định rõ ràng vì gặp phải sự phản đối của nhiều quốc gia”, ông Draghi phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels.
Thủ tướng Italy lưu ý rằng phần lớn các nước đều phải chờ đợi nhiều năm để trở thành ứng cử viên, chứ chưa nói đến việc trở thành thành viên EU. Liên minh này đã đề xuất nhiều thỏa thuận khác để nới lỏng cơ chế, nhưng không quốc gia nào đồng ý cho phép chính phủ Kiev “nhảy cóc”.
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập EU vào ngày 28/ 2, bốn ngày sau khi bùng phát xung đột với Nga. Hội đồng châu Âu đã ghi nhận nguyện vọng trên của Ukraine và nhanh chóng chuyển thủ tục giấy tờ của Kiev cho Ủy ban châu Âu.
Video đang HOT
Đầu tháng 5, Nga tuyên bố việc Ukraine trở thành thành viên EU là một điều không thể chấp nhận được đối với Moskva.
Nga đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại quốc gia láng giềng vào cuối tháng 2, sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk, cũng như không công nhận nền độc lập của hai vùng lãnh thổ Donetsk và Lugansk. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để trao quyền đặc biệt cho hai khu vực trên.
Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và không tham gia khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu. Trong khi đó, Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ, đồng thời bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại miền Đông bằng vũ lực.
Tổng thống Croatia: Trừng phạt Nga không hiệu quả, EU chịu 'đau' hơn
Tổng thống Croatia, Zoran Milanovic cho rằng các lệnh trừng phạt mới của EU chống Nga chỉ khiến ông Putin cười mỉm.
Tổng thống Croatia Zoran Milanovic, ngày 22/5/2022. Ảnh: AP
Theo đài RT, đồng rúp của Nga đang trở nên mạnh hơn trong khi công dân EU phải đối mặt với giá cả tăng cao hơn do các lệnh trừng phạt không có tác dụng. Đó là lời phàn nàn của Tổng thống Croatia Zoran Milanovic ngày 31/5. Ông gọi lời giải thích của EU về lệnh cấm vận một phần dầu khí Nga là sự "xúc phạm" và nói rằng Croatia có rất ít lực tác động trong khối, không giống như nước láng giềng Hungary.
"Các biện pháp trừng phạt không hiệu quả. Nga không cảm nhận được chúng, đồng rúp đã không sụp đổ. Công dân EU phải trả giá, ông Putin cười mỉm hài lòng và dầu khí sẽ chuyển sang nơi khác vì nhu cầu rất lớn", Tổng thống Milanovic nói trên tờ Zagreb, bình luận về nỗ lực mới nhất của EU nhằm cấm vận Nga.
Ông Milanovic nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của EU ở hình thức hiện tại "sẽ không có hiệu lực ngay cả đối với Serbia" và điều duy nhất có thể xảy ra là giá cả tăng cao hơn với công dân các nước EU.
Các nhà lãnh đạo EU cùng ngày 31/5 đã đồng ý với một gói trừng phạt mới nhằm cấm nhập khẩu tất cả dầu của Nga được giao bằng tàu - không phải bằng đường ống - nhưng không áp đặt lệnh cấm nhập khẩu khí đốt.
"Người đóng vai trò quan trọng là Hungary," ông Milanovic nói, chỉ ra rằng Budapest phải chịu trách nhiệm về việc được miễn trừ lệnh trừng phạt trên.
Nhà lãnh đạo Croatita nói thêm, những lý do mà EU viện dẫn để không cấm vận khí đốt Nga "nhìn chung là một sự xúc phạm".
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Croatia cũng đánh giá khả năng đất nước của ông trở thành một trung tâm năng lượng cho Trung Âu trong tương lai gần. "Tôi muốn Croatia trở thành một người chơi chủ chốt... Thực tế là dầu sẽ đi qua đường ống của chúng tôi, điều này có nghĩa là gì? Hiện tại, chúng tôi cũng đang nhận khí đốt thông qua Serbia, tất cả đều có liên quan lẫn nhau. Và Serbia nhận dầu thông qua chúng tôi. Tất cả đều có công suất hạn chế mà đường ống dầu này (đường ống Adria) có thể đảm đương, giống như đường ống dẫn khí đốt của chúng tôi từ một cảng LNG [trên đảo Krk]", ông Milanovic giải thích.
Trong khi đó, Thủ tướng Italy, Mario Draghi tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ có "tác động tối đa" đối với nền kinh tế Nga "từ mùa hè này trở đi".
Phát biểu sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels ngày 31/5, Thủ tướng Draghi cho biết lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ ảnh hưởng đến thương mại quốc tế "trong nhiều năm, nếu không phải là mãi mãi".
Trong khi đó, ông Milanovic phàn nàn rằng Brussels không quan tâm đến những gì Croatia nghĩ vì Croatia còn không bận tâm đặt câu hỏi. Nhà lãnh đạo tuyên bố Zagreb thậm chí không thể nhận ra lợi ích của mình (khi ủng hộ trừng phạt Nga).
Hồi tháng 4, Tổng thống Croatia nói rằng trừ khi Mỹ và EU đảm bảo quyền của người Croatia ở nước Bosnia-Herzegovina láng giềng, Zagreb sẽ ngăn cản các đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Tuy nhiên, đảng HDZ theo chủ nghĩa dân tộc, chiếm đa số trong nghị viện Croatia, đã bác bỏ một hành động như vậy.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cản trở việc NATO mở cửa với hai quốc gia bán đảo Scandinavia, với lý do được cho là hai nước này ủng hộ các chiến binh người Kurd mà Ankara xếp vào danh sách tổ chức khủng bố.
Giới chức Ukraine và phương Tây thảo luận về tình hình xung đột, khủng hoảng lương thực Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 27/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Ngoại trưởng nước này Antony Blinken và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba đã thảo luận về kế hoạch hỗ trợ an ninh cho Ukraine và chia sẻ những thông tin mới nhất liên quan đến nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng an...