Các nước đang phát triển cần 2.000 tỷ USD/năm để đối phó với biến đổi khí hậu
Các nước đang phát triển và mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
Đây là nội dung trong báo cáo do chính phủ 2 nước Anh và Ai Cập cùng thực hiện và được công bố tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP27) ngày 8/11.
Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông Pháp ngày 31/10/2018. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo mang tên Tài trợ cho Hành động Khí hậu nêu rõ các nước phát triển, các nhà đầu tư và các ngân hàng phát triển đa phương nên đóng góp khoảng 1.000 tỷ USD. Trong khi đó, các nguồn qũy công và tư nhân tại các nước đang phát triển nên đóng góp số tiền còn lại – khoảng 1.400 tỷ USD.
Video đang HOT
Theo báo cáo dài 100 trang, các nước đang phát triển cần số tiền trên để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ khác phát thải ít carbon, cũng như đối phó với tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Việc tài trợ cho tăng trưởng kinh tế carbon thấp ở các nước đang phát triển sẽ giúp hàng tỷ người thoát nghèo, tạo việc làm và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nước đang phát triển cũng cần khoản đầu tư trên để thích ứng với tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu, như thực hiện các biện pháp bảo vệ và xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc hơn bao gồm cả đê điều và hệ thống cảnh báo sớm. Đối với những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu mà các nước phải chịu thiệt hại, số tiền trên sẽ giúp cứu trợ nhóm người gặp rủi ro, sửa chữa cơ sở hạ tầng thiết yếu và phục hồi các dịch vụ như y tế và giáo dục tại các nước này.
Đây là một trong số những báo cáo đầu tiên vạch ra khoản đầu tư cần thiết vào 3 lĩnh vực lớn được đề cập tại COP27 gồm: giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai và bồi thường cho những nước nghèo và dễ bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Ông Nicholas Stern, chuyên gia kinh tế và là một trong những tác giả của báo cáo, cho rằng: “Các nước giàu nên nhận ra rằng việc đầu tư vào hành động khí hậu ở các nước mới nổi và đang phát triển là một vấn đề công bằng, vì lợi ích sống còn bởi lượng khí thải cao trước đây và hiện nay của họ gây tác động nghiêm trọng. Trong thập kỷ tới, cơ sở hạ tầng và việc tiêu thụ năng lượng được dự báo gia tăng chủ yếu tại các nước mới nổi và đang phát triển. Nếu các nước này tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và phát thải, thế giới sẽ không thể tránh khỏi tình trạng biến đổi khí hậu nguy hiểm, gây thiệt hại cũng như hủy hoại hàng tỷ sinh mạng và sinh kế ở cả các nước giàu và nghèo”.
Đặc phái viên LHQ: COP27 là cơ hội tốt để thúc đẩy hành động khí hậu
Mahmoud Mohieldin - nhà vận động chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27), khẳng định COP27 vẫn là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hành động vì khí hậu, bất chấp cuộc khủng hoảng Ukraine.
Khí thải phát ra từ một nhà máy điện than ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, ông Mohieldin nhấn mạnh Hội nghị COP27, diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh ở Biển Đỏ của Ai Cập từ ngày 6-18/11, là động lực mạnh mẽ và cơ hội hứa hẹn để đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo và phi carbon. Ông nêu bật sự cần thiết phải duy trì động lực trong các lĩnh vực đang chứng kiến sự tiến bộ, bên cạnh việc hỗ trợ các lĩnh vực khác chưa được chú ý đến nhiều.
Ông Mohieldin, đồng thời là Đặc phái viên của LHQ về tài chính cho chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, cũng kêu gọi sự cần thiết phải thúc đẩy hành động về khí hậu dựa trên Thỏa thuận Paris với cách tiếp cận tổng thể giải quyết bốn khía cạnh bao gồm giảm thiểu, thích ứng, tổn thất và thiệt hại và tài chính khí hậu.
Về vấn đề thích ứng, ông lưu ý rằng có thể làm tốt hơn việc huy động tài trợ khí hậu từ các khu vực công và tư nhân cũng như các nguồn lực trong và ngoài nước. Theo ông, điều này chỉ có thể đạt được nếu thế giới nhận ra rằng phương pháp tiếp cận giảm thiểu được áp dụng trong quá khứ đã không còn phù hợp nữa. Ông cho biết thêm thế giới cần tham gia hành động vì khí hậu gắn với phát triển bền vững, có tính đến các cuộc khủng hoảng đang diễn ra như cuộc xung đột tại tại Ukraine và đại dịch COVID-19.
Về vấn đề tài trợ khí hậu, ông Mohieldin đề cập đến thành công của COP26 diễn ra năm ngoái ở Glasgow là dự án tài trợ 8,5 tỷ USD cho Nam Phi để giúp quốc gia này loại bỏ dần than đá bằng năng lượng tái tạo. Ông nói thêm rằng một số tiến bộ có thể đạt được nếu các dự án như trên được nhân lên với nhiều cam kết hơn. Ông cũng nhận định rằng thành công của Hội nghị COP27 sẽ được thể hiện ở cách biến các cam kết thành hành động.
Cảnh khô hạn tại hô Chilwa ở khu vực Zomba, miên đông Malawi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ai Cập đã nhiều lần tái khẳng định mong muốn sẽ biến các cam kết về khí hậu thành thành những hành động trên thực tế xuyên suốt chương trình nghị sự của Hội nghị COP27 với chủ đề "Cùng nhau hành động". Quốc gia Bắc Phi này cũng tuyên bố sẽ nói lên nguyện vọng về khí hậu của châu Phi và thúc đẩy các quốc gia thực hiện các cam kết tài chính khí hậu của mình.
Tầm nhìn của Ai Cập nhằm thúc đẩy hành động vì khí hậu tại COP27 liên quan đến sự hợp tác giữa các chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác để tập trung vào các vấn đề thích ứng, giảm thiểu, tổn thất và thiệt hại và tài chính khí hậu.
Hội nghị COP27 sẽ có sự tham gia của trên 120 nguyên thủ quốc gia và hơn 40.000 đại biểu khác từ gần 200 nước, con số cao nhất từ trước đến nay của một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu. Ngoài ra, trên 3.000 nhà báo và các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới cũng đã có mặt tại Sharm El-Sheikh để đưa tin về sự kiện quan trọng này.
Nhiệm vụ khẩn cấp Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6-18/11, với một chương trình nghị sự dày đặc và một loạt nhiệm vụ quan trọng nhưng hết sức khó khăn. Hội nghị khí hậu toàn cầu năm...