Các nước có tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 thấp nhất thế giới
Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Haiti là những quốc gia có tỷ lệ chủng ngừa Covid-19 thấp nhất thế giới.
Theo thống kê của Our World in Data, chỉ 0,1% dân số Burundi đã tiêm chủng đầy đủ, tương đương hơn 6.000 người.
Ở CHDC Congo, 0,4% người dân đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19, trong khi ở Haiti, con số này vào khoảng 1%.
Ảnh minh họa: Medium
Ở các nước có thu nhập thấp, chỉ 5,5% dân số đã tiêm chủng đầy đủ chống lại Covid-19. Trong khi đó, tại các nước có thu nhập cao, 72% dân số đã tiêm chủng đầy đủ với ít nhất hai liều. Nhiều nơi đã tiến hành tiêm tăng cường mũi 3.
Video đang HOT
Bất ổn và xung đột dân sự khiến một số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp khó tin, khi các cuộc chiến khiến người dân khó tiếp cận với vắc xin.
Tại Yemen, nơi nội chiến bùng phát từ năm 2014, chưa đến 2% dân số đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19. Dù nội chiến kết thúc vào năm 2018 nhưng Nam Sudan cũng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, khoảng 2%.
Nhiều quốc gia khác ở châu Phi, bao gồm Chad, Madagascar và Tanzania, có tỷ lệ tiêm vắc xin từ 1,5% đến 4% dân số.
Nam Phi, nơi chủng virus Omicron có khả năng lây truyền cao lần đầu tiên được xác định vào năm 2021, mới tiêm vắc xin cho dưới một phần ba dân số.
Trong khi đó, dưới 30% dân các quốc gia và vùng lãnh thổ ở vùng Caribe như Jamaica, Saint Lucia, Saint Vincent & Grenadines đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19.
Vào tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt mục tiêu các quốc gia tiêm chủng xong cho 70% dân số vào giữa năm 2022 nhưng nhiều nơi đang bị tụt lại phía sau.
Tuần trước, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, Covid-19 có thể không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vào năm 2022 nếu thế giới thực hiện thành công một số giải pháp bao gồm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vắc xin.
Mesfin Teklu Tessema, Giám đốc y tế của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế, đánh giá bất bình đẳng về vắc xin chỉ kéo dài đại dịch.
“Mỗi ca bệnh đều làm tăng nguy cơ trở nặng và nhập viện cho những người dễ bị tổn thương, cũng như khả năng xuất hiện các biến thể mới. Để cứu người và bảo vệ hệ thống y tế quá tải, chúng ta cần xây dựng một bức tường miễn dịch toàn cầu thông qua tiêm chủng”, Tessema nói.
2 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được phân phối trên toàn thế giới
Hãng thông tấn AFP (Pháp) ngày 3/6 đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 được phân phối.
Trên toàn thế giới đã có 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 được phân phối. Ảnh: AFP
Dữ liệu này được đưa ra chỉ 6 tháng sau khi chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên được khởi động.
Dựa trên dữ liệu tính đến ngày 3/6 của AFP, có hơn 2,1 tỷ liều vaccine đã được phân phối tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Israel đang đứng ở vị trí tiên phong với 6/10 công dân đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Sau đó là Canada (59% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều), kế tiếp đó là Anh (58,3%), Chile (56,6%) và Mỹ (51%).
60% các liều vaccine được phân phối tại 3 quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc (704,8 triệu liều), Mỹ (296,9 triệu liều) và Ấn Độ (221 triệu liều).
Cứ 10 người dân Liên minh châu Âu (EU) có 4 người được tiêm ít nhất 1 liều vaccine với Đức dẫn đầu (43,6%), tiếp đó là Italy (40%) và Pháp cùng Tây Ban Nha (39,4%). Có 6 quốc gia trên thế giới chưa từng tiêm vaccine là CHDCND Triều Tiên, Haiti, Tanzania, Chad, Burundi và Eritrea.
Trung Quốc đang tăng tốc chương trình vaccine COVID-19 với tiến độ tiêm 1,37% dân số mỗi ngày. Bahrain và Uruguay cũng "chạy đua" với 1% dân số được tiêm vaccine COVID-19 mỗi ngày.
Hiện tại vẫn có khoảng cách lớn trong tiêm vaccine tại các khu vực khi ở châu Phi chỉ có tỷ lệ 2,5 liều/100 người còn Mỹ và Canada là 87 liều/100 người, châu Âu là 47 liều/100 người.
Oxford/AstraZeneca là vaccine COVID-19 phổ biến nhất khi được sử dụng tại 170 quốc gia. Tiếp đó là Pfizer/BioNTech tại 97 nước và Moderna (46 quốc gia), Sinopharm (45 quốc gia); Sputnik V (40 quốc gia); Johnson & Johnson (29 quốc gia).
IMF gia hạn thanh toán nợ cho 25 nước thu nhập thấp Ngày 20/12, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đã gia hạn thanh toán nợ cho 25 nước thu nhập thấp đủ điều kiện thêm 3 tháng nữa, đến ngày 13/4/2022. Trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN IMF cho biết việc phê duyệt gia hạn thanh toán nợ lần thứ 5 và cũng là lần...