Các nước châu Âu tăng cường kiểm soát biên giới
Trong bối cảnh gia tăng tâm lý lo ngại bạo lực và di cư bất hợp pháp, gần đây một số nước Liên minh châu Âu (EU) thuộc khu vực Schengen đã tăng cường kiểm soát biên giới.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại khu vực biên giới Đức – CH Séc ở gần Breitenau, miền Đông Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 19/10, Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic tuyên bố tạm thời tái áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với Slovenia, vài giờ sau khi Chính phủ Slovenia quyết định triển khai kiểm soát biên giới với Croatia và Hungary từ ngày 21-30/10 tới. Trong tuyên bố, Chính phủ Slovenia nhấn mạnh cần hành động ngay lập tức để đảm bảo trật tự và an ninh công cộng cho công dân nước này cũng như công dân của EU. Tính từ đầu năm đến ngày 15/10 vừa qua, Slovenia đã tiếp nhận báo cáo về 48.076 vụ vượt biên bất hợp pháp, tăng vọt so với 18.433 vụ trong 9 tháng đầu năm 2022.
Trong khi đó, ngày 18/10, Italy đã tạm thời đình chỉ các quy tắc Schengen của EU về đi lại mở, kích hoạt lại các biện pháp kiểm soát biên giới với Slovenia. Chính phủ Italy cho biết sẽ bắt đầu kiểm soát biên giới giữa nước này và Slovenia bắt đầu từ ngày 21/10 và kéo dài trong ít nhất 10 ngày. Chia sẻ trên truyền thông xã hội, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết việc tạm dừng thực thi Hiệp ước Schengen về di chuyển tự do ở châu Âu là cần thiết do tình hình ngày càng tồi tệ ở Trung Đông, sự gia tăng dòng người di cư dọc theo tuyến đường Balkan và trên hết là vì lý do an ninh quốc gia.
Trước đó, ngày 16/10, Đức cũng đã thông báo cho Ủy ban châu Âu (EC) về kiểm soát tạm thời tại biên giới nước này với các nước Ba Lan, CH Séc và Thụy Sĩ trong nỗ lực ứng phó với tình trạng di cư bất hợp pháp. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh như Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser nhận định hoạt động của những kẻ buôn người ngày càng trở nên liều lĩnh. Tính đến đầu tháng 10 này, Đức đã phát hiện 98.000 lượt nhập cảnh trái phép, tăng 6.000 trường hợp so với toàn bộ năm 2022.
Video đang HOT
Các biện pháp hạn chế biên giới được đưa ra sau khi gần đây, các sự cố an ninh công cộng liên tục xảy ra tại nhiều nước châu Âu. Ngày 16/10, sau khi tay súng 45 tuổi gốc Tunisia bắn chết 2 công dân Thụy Điển tại trung tâm Brussel, nhà chức trách Bỉ cũng đã tăng mức cảnh báo khủng bố trên toàn quốc. Ngày 17/10, Italy bắt giữ 2 đối tương bị tình nghi liên quan tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng. Dù đã hạ thấp nguy cơ xảy ra cuộc tấn công khủng bố ở trong nước, nhưng Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nhấn mạnh cần duy trì cảnh giác. Hơn nữa, trong những ngày qua một số sân bay châu Âu cũng đã bị đe dọa đánh bom. Theo cảnh sát Pháp, ít nhất 7 sân bay – trong đó có các sân bay Lille, Lyon, Bordeaux, Nantes và Toulouse – đã bị đe dọa và phải sơ tán trong ngày 19/10. Ngày 18/10, sân bay Ostend-Bruges ở Tây Bắc của Bỉ phải sơ tán vì lý do tương tự.
Xung đột đang diễn ra giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã làm gia tăng căng thẳng xã hội ở nhiều nước châu Âu như là Pháp và Đức, những nước có cộng đồng Do Thái và Hồi giáo lớn nhất EU. Hiện chưa rõ các nước khu vực Schengen sẽ duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới trong bao lâu và có thêm các nước khác áp dụng biện pháp này hay không.
Romania chỉ trích Áo vì bị chặn gia nhập khối Schengen
Romania đã chỉ trích quyết định "phi lý" của Áo nhằm ngăn cản nước này vào khối Schengen. Nhiều người kêu gọi tẩy chay hàng hóa hoặc công ty của Áo.
Tổng thống Romania Klaus Iohannis. Ảnh: AP
Tổng thống Romania Klaus Iohannis mới đây chỉ trích Áo vì đã đơn phương ngăn cản nước này gia nhập khối Schengen.
"Một quốc gia thành viên duy nhất của EU đã chọn bỏ qua những thực tế và ngăn chặn sự nhất trí của châu Âu, theo một cách không thể giải thích được và khó hiểu đối với toàn bộ EU", ông Iohannis nói trong một tuyên bố.
"Thái độ đáng tiếc và phi lý của Áo có nguy cơ ảnh hưởng đến sự thống nhất và gắn kết của châu Âu, điều mà chúng ta rất cần, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị hiện nay", nhà lãnh đạo Romania nhấn mạnh, đề cập đến cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra.
Trong khi đó, Thủ tướng Romania Nicolae Ciuca bày tỏ thất vọng đối với cuộc bỏ phiếu của Vienna, với những cáo buộc dựa trên những số liệu mà Romania đã chứng minh là không chính xác. Thủ tướng Ciuca cho biết Romania sẽ tiếp tục làm việc để bảo vệ biên giới bên ngoài của EU và chứng minh quyền được ở trong khối Schengen, vì việc tham gia khu vực không kiểm soát biên giới là mục tiêu chiến lược quốc gia.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Romania cho biết phiếu chống của Áo trong Hội đồng Tư pháp và Nội vụ châu Ấu đối với việc gia nhập khối Schengen là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" khi Vienna là bên duy nhất phản đối Bucharest. Bộ này coi lập trường của Áo là "hoàn toàn không công bằng và thiếu động cơ khách quan".
Bộ Ngoại giao Romania đã triệu tập Đại sứ Áo tại Bucharest Emil Hurezeanu để thể hiện quan điểm của mình, cho rằng thái độ "không chính đáng và không thân thiện" của Áo sẽ dẫn đến những hậu quả "không thể tránh khỏi" đối với quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Nội vụ Romania Lucian Bode thậm chí còn phản ứng mạnh hơn, cho rằng việc Vienna bỏ phiếu từ chối Bucharest là "chống lại toàn bộ EU và sự thống nhất của châu Âu".
Kết quả bỏ phiếu với sự phản đối của Áo là một đòn chính trị nặng nề đối với Romania, nước vốn đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và hầu hết các nước EU, bao gồm cả hai cường quốc của khối là Đức và Pháp.
Ủy ban châu Âu đã nhiều lần khẳng định Romania sẵn sàng trở thành một phần của Schengen sau khi đáp ứng tất cả các điều kiện kỹ thuật và pháp lý, bao gồm quản lý biên giới và hợp tác với cảnh sát.
Nhưng tất cả sự ủng hộ trên cũng không đủ để vượt qua quyền phủ quyết của Áo. Vienna lập luận rằng dòng người xin tị nạn mới thông qua tuyến đường Tây Balkan là một lý do đủ mạnh để trì hoãn việc mở rộng Schengen.
Áo cảnh báo phủ quyết việc mở rộng khối Schengen Mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 7/12 dẫn lời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Áo Karoline Edtstadler cảnh báo nước này sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc kết nạp Romania và Bulgaria vào khối Schengen. Xe cảnh sát chốt tại một trạm kiểm soát biên giới của Áo. Ảnh: schengenvisainfo.com "Chúng tôi không...