Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo

Theo dõi VGT trên

Bài viết đã giới thiệu tình hình mua bán vũ khí trong báo cáo của SIPRI và đưa ra một số đặc điểm thương mại quân sự thế giới hiện nay.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 1

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Ngày 16 tháng 3, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thuỵ Điển công bố báo cáo tình hình mua sắm quân sự toàn cầu.

Báo cáo cho biết, lượng thương mại vũ khí toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2014 đã tăng 16% so với từ năm 2005 đến năm 2009.

Trong đó, trong thương mại xuất khẩu vũ khí từ năm 2009 đến năm 2014, Mỹ giữ vững vị trí thứ nhất, chiếm 31% lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu; Nga đứng vị trí thứ hai, chiếm 27%; còn các nước đứng vị trí từ thứ 3 đến thứ 5 có tỷ lệ đều khoảng 5%.

Chiến tranh là sự tiếp diễn của đấu tranh chính trị, thương mại vũ khí thế giới là sự tiếp diễn và mở rộng của hoạt động kinh tế, quân sự quốc gia. Là đại lượng quan trọng trong chính trị và quan hệ quốc tế, đặc điểm của thương mại quân sự quốc tế luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế.

Trung Đông, châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương: lượng tiêu thụ vũ khí các khu vực điểm nóng tiếp tục tăng lên

Báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế cho thấy, trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, lượng nhập khẩu vũ khí của các nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã tăng 71% so với giai đoạn 2005 – 2009, trong đó lượng tăng trưởng 54% đến từ nhập khẩu vũ khí của khu vực Trung Đông gần đây.

Theo báo cáo, Saudi Arabia vươn lên trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới. Từ năm 2010 đến năm 2014, lượng nhập khẩu vũ khí của họ tăng 4 lần so với giai đoạn 2005 – 2009.

Khu vực Trung Đông liên tiếp bất ổn, vấn đề Palestine-Israel, vấn đề Syria, vấn đề Yemen luôn là mối đe dọa to lớn của an ninh khu vực.

Sau khi Quân đội Mỹ rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, các tổ chức cực đoan như ISIS, các tổ chức khủng bố như Al Qaeda lợi dụng khoảng trống quyền lực do Quân đội Mỹ để lại, thế lực từng bước lớn mạnh, đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, điều này làm cho nhu cầu quốc phòng của khu vực Trung Đông tăng vọt.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 2

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Nền tảng công nghiệp của một số nước thành viên của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh như Saudi Arabia rất yếu, không thể sản xuất các hệ thống vũ khí phức tạp như xe tăng, máy bay chiến đấu, tàu chiến.

Những nước này có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, bản thân “không thiếu tiền”. Nhập khẩu vũ khí đã trở thành sự lựa chọn tất yếu để những nước này tăng cường thực lực quốc phòng, sở hữu vũ khí trang bị.

Báo báo cho biết, trong 10 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới, tổng lượng nhập khẩu của một nửa số quốc gia châu Á chiếm 30% tổng lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu.

Trong đó, lượng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ chiếm 34% lượng nhập khẩu vũ khí của toàn châu Á, là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua.

70% vũ khí nhập khẩu của nước này đến từ Nga, là khách hàng lớn nhất của vũ khí xuất khẩu Nga. Đồng thời, Pakistan, Hàn Quốc, Singapore cũng đã bước vào top 10 nước nhập khẩu vũ khí.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương cũng là khu vực điểm nóng toàn cầu.

Các nước đang phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất nhiều, khu vực này đã tập trung các điểm nóng như vấn đề Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan, tranh chấp biển đảo.

Đồng thời, chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ đã làm tăng tính không xác định của chính sách an ninh các nước liên quan khu vực này và tính không ổn định của khu vực.

Khu vực Ấn Độ Dương kết nối với châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông, trong đó, Ấn Độ và Pakistan đối lập nghiêm trọng, đối kháng chính trị quân sự không ngừng diễn ra.

Đối với các nước liên quan của những khu vực này, lượng thương mại vũ khí nhất là lượng vũ khí nhập khẩu gia tăng, tương đối ăn khớp với sự thay đổi của tình hình thực tế chính trị quốc tế của khu vực.

Khu vực điểm nóng quốc tế có tình hình không ổn định thường cũng là nơi mua nhiều hệ thống vũ khí. Đây là một trong những quy luật bất biến của thị trường thương mại vũ khí thế giới.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 3

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Từ xuất khẩu cho đồng minh đến “thương mại quốc gia” – cục diện top 2 Mỹ-Nga duy trì ổn định

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ-Xô tranh bá gây ra Chiến tranh Lạnh, trên thế giới cũng đã hình thành 2 tập đoàn quân sự chính trị lớn đối lập, đó là NATO do Mỹ đứng đầu và Khối hiệp ước Vacsava do Liên Xô đứng đầu.

Trong cục diện đối lập 2 cực, các đồng minh quân sự và đối tác của Mỹ và Liên Xô xuất khẩu vũ khí cho nhau, đồng thời lấy xuất khẩu vũ khí để củng cố quan hệ quốc gia, mở rộng vai trò ảnh hưởng, thậm chí là thủ đoạn quan trọng của triển khai chiến lược.

Điều này đã hình thành hai hệ thống vũ khí lớn do Mỹ chế tạo và Nga (Liên Xô) chế tạo trong lĩnh vực thương mại quân sự thế giới. Từ lâu, Mỹ-Nga (Liên Xô) cũng luôn là hai quốc gia có lượng xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Ngoài các nguyên nhân lịch sử như Chiến tranh Lạnh, nhu cầu khách quan của hệ thống công nghiệp mạnh của bản thân Mỹ và Nga cũng thúc đẩy xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga tăng lên, không giảm đi.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, khi xử lý tranh chấp quốc tế, các nước tìm cách vừa có thể bảo đảm an ninh, vừa có thể bảo đảm phát triển. Điều này cũng làm cho thương mại quân sự thế giới thay đổi.

Lấy Mỹ làm ví dụ, hoạt động thương mại quân sự của họ thường có đặc điểm “kép” – chính trị và kinh tế.

Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ xuất khẩu cho Nhật Bản có đơn giá cao tới 325 triệu USD, gấp trên 2 lần giá mua trong nước của họ, hơn nữa giá cả đang không ngừng tăng lên.

Video đang HOT

Như vậy vừa có thể kiếm được lợi nhuận vừa có thể buộc chặt Nhật Bản vào mua sắm vũ khí.

Điều quan trọng hơn là, Mỹ bán vũ khí cho Nhật Bản đã củng cố quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật, tiếp tục đưa Nhật Bản vào hệ thống chiến lược đối ngoại của Mỹ.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 4

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Giám đốc điều hành chương trình chi tiêu quân sự và vũ khí của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, ông Aude Fleurant cho rằng, Mỹ từ lâu coi xuất khẩu vũ khí là công cụ chính sách ngoại giao và an ninh chủ yếu, nhưng những năm gần đây do chi tiêu quân sự của họ không ngừng giảm đi, ngành công nghiệp quân sự của Mỹ ngày càng cần xuất khẩu vũ khí để duy trì trình độ sản xuất.

Nga đã kế thừa hơn 1.500 doanh nghiệp công nghiệp quân sự và hàng triệu nhân viên trong nghề từ Liên Xô.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhu cầu vũ khí của Nga nhanh chóng giảm xuống, Nga bắt đầu áp dụng phương thức gia tăng xuất khẩu vũ khí, kiếm ngoại hối, bảo đảm cho hệ thống công nghiệp quân sự tồn tại và vận hành bình thường.

Tháng 1 năm 2013, tại Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, bán vũ khí cho nước ngoài đã là một hành vi “thương mại quốc gia”.

Hơn nữa, Nga có thể lấy xuất khẩu vũ khí làm biện pháp cân bằng của chính trị quốc tế.

Chẳng hạn, trong vấn đề Syria, Nga thông qua phương thức bán vũ khí cho Syria để đấu với phương Tây, giành được không gian chiến lược và khả năng xoay xở cho mình.

Ngày 14 tháng 10 năm 2013, tại hội nghị của Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại Nga, ông Putin nhấn mạnh, xuất khẩu vũ khí là sự lựa chọn chiến lược của Nga, cần kiên trì thúc đẩy tiến lên.

Nhiều nhân tố chính trị-kinh tế đan xen – đằng sau mua bán vũ khí thể hiện ý chí quốc gia

Nhìn từ góc độ lịch sử, giao dịch vũ khí trang bị tư nhân hoặc phi nhà nước xuất hiện từ sau chiến tranh, chưa từng chấm dứt.

Từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhà sản xuất vũ khí bí mật Bashir Zakharov đã nổi tiếng về bán các vũ khí như súng máy Maxim cho các nước trên thế giới.

Trong khi đó, thương mại vũ khí thế giới có tính chất nhà nước đã được sản xuất lớn xã hội hóa cùng với cách mạng công nghiệp, dần dần hoàn thiện cùng với sự hình thành thị trường thế giới. Hiện nay, thương mại quân sự thế giới có đặc điểm trên vài phương diện.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 5

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Thứ nhất, sự khác biệt của hệ thống công nghiệp giữa các nước đã thúc đẩy lưu thông của thị trường thương mại vũ khí thế giới.

Mỹ và Nga có thể luôn chiếm top 2 của thương mại vũ khí thế giới, đằng sau có sự hỗ trợ của hệ thống công nghiệp quân sự mạnh của mỗi nước.

Hai nước có thực lực khoa học kỹ thuật quân sự mạnh, quy mô, năng lực sản xuất và năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp công nghiệp quân sự cũng rất mạnh.

Để duy trì hoạt động của công nghiệp quân sự trong nước, hai nước về khách quan đều cần thông qua sản xuất và xuất khẩu vũ khí để giành được lợi ích kinh tế và chính trị, hình thành tuần hoàn lành mạnh “lấy ngoại hối xuất khẩu thúc đẩy kinh tế trong nước”.

Mặt khác, các nước khác trên thế giới hoặc có hệ thống công nghiệp quân sự không hoàn chỉnh, lĩnh vực công nghệ tồn tại yếu kém rõ rệt, hoặc thiếu nền tảng công nghiệp.

Quân đội của những nước này muốn tiến hành xây dựng hiện đại hóa, vũ khí trang bị muốn tiến hành nâng cấp đổi mới, phải thông qua phương thức nhập khẩu vũ khí của các nước phát triển công nghệ công nghiệp quân sự để giải quyết.

Đồng thời, một số nước có thực lực nhất định có sự phát triển trên một số lĩnh vực công nghiệp quân sự.

Những nước này thông qua hình thức hợp tác công nghệ, khắc phục điểm yếu của mình.

Chẳng hạn, Australia và Thuỵ Điển đã hợp tác thiết kế chế tạo tàu ngầm lớp Collins, nhiều nước châu Âu hợp tác thiết kế tàu hộ vệ dòng Horizon.

Hình thức thương mại quân sự kiểu hợp tác công nghệ này có tỷ lệ ngày càng nhiều trong thương mại quân sự thế giới. Trong đó vừa có nhân tố công nghệ vừa có nhân tố kinh tế.

Chẳng hạn như trong chương trình máy bay chiến đấu châu Âu nổi tiếng, nhiều nước châu Âu tham gia chương trình khi đó đều không thể độc lập gánh được toàn bộ kinh phí nghiên cứu phát triển, vì vậy lựa chọn hợp tác nhiều bên.

Có thể thấy, một quốc gia bất kể là xuất khẩu vũ khí hay mua vũ khí, hay hợp tác nhiều nước nghiên cứu phát triển vũ khí, đều là sự lựa chọn được đưa ra dựa trên đặc điểm công nghiệp và nhu cầu quốc phòng của bản thân mỗi nước.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 6

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Thứ hai, thương mại quân sự kèm theo nhân tố chính trị đã trở thành trạng thái bình thường.

Chính do thực lực chính trị và quân sự của các nước, sự khác biệt của ngành công nghiệp quân sự, bên xuất khẩu vũ khí thường kèm theo điều kiện chính trị đối với khách hàng.

Năm 2014, tình hình Ukraine xấu đi, dẫn đến bùng phát nội chiến. Bị ảnh hưởng, Pháp và Nga đã nhiều lần đấu nhau về các vấn đề như khả năng bàn giao tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà Pháp chế tạo cho Nga.

Đây là ví dụ điển hình của thương mại vũ khí bị ảnh hưởng quốc tế. Khi quan hệ hai nước tương đối tốt, Nga và Pháp đã ký kết hợp đồng mua tàu, sau khi chế tạo xong tàu, lại gặp trở ngại do quan hệ hai nước xấu đi.

Ngoài ra, đằng sau hoạt động bán vũ khí của Mỹ đối với Nhật Bản và Ấn Độ đều hàm chứa ý đồ “lôi kéo đồng minh châu Á, mở đường cho chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của họ”.

Thứ ba, trong quan hệ thương mại vũ khí, hiện tượng “chủ-khách đổi chỗ” có khi xảy ra.

Thông thường, trong quan hệ thương mại vũ khí quốc tế, người mua bản đảm giao tiền theo hợp đồng, người bán cam kết giao hàng theo hợp đồng và bảo đảm chất lượng.

Nhưng, trong quan hệ thương mại vũ khí, hiện tượng chủ khách đổi chỗ có khi xảy ra. Tranh cãi về tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral giữa Pháp-Nga chính là như vậy.

Ngoài ảnh hưởng chính trị, các nhân tố kinh tế và công nghệ đơn thuần cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện bình thường của hợp đồng mua bán vũ khí.

Chẳng hạn, tàu sân bay Vikramaditya Nga cải tạo cho Ấn Độ, do độ khó công nghệ cải tạo lớn, dẫn đến sự cố liên tiếp xảy ra, giá thành không ngừng tăng lên, vốn và ngân sách của Ấn Độ cũng lúc dừng lúc tiếp tục, thời gian bàn giao bị kéo dài mãi.

Hơn nữa, trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Hải quân hoàng gia Thái Lan muốn mua tàu hộ vệ, doanh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Âu cạnh tranh đấu thầu, cuối cùng Thái Lan đã lựa chọn mua tàu hộ vệ của Trung Quốc.

Quân đội Thái Lan giải thích cho rằng “dùng giá cả 1/3 tàu chiến phương Tây có thể mua tàu chiến Trung Quốc có 80% năng lực tàu chiến phương Tây”.

Có thể thấy, bất kể thương mại vũ khí thế giới thay đổi như thế nào thì nó đều phục vụ cho lợi ích quốc gia của mỗi nước, thể hiện ra sự khác biệt về thực lực của các nước trên thế giới, nó mang theo ý chí quốc gia của các nước.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đua nhau mua vũ khí vì biển đảo - Hình 7

Vũ khí trang bị tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc

Theo Giáo Dục

10 quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới

Ả-rập Xê-út đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà nhập khẩu vũ khí và các hệ thống phòng thủ lớn nhất thế giới, theo một báo cáo mới được công bố ngày 8/3 về các số liệu mua bán vũ khí của 65 quốc gia trên thế giới trong năm qua.

10 quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới - Hình 1

Các máy bay chiến đấu F-15 bay trên bầu trời thủ đô Riyadh của Ả-rập Xê-út trong một sự kiện (Ảnh: AFP)

Các dữ liệu được quốc phòng IHS Jane's công bố trong "Báo cáo mua bán quốc phòng toàn cầu" cho thấy Ả-rập Xê-út đã chi 6,4 tỷ USD để mua vũ khí trong năm 2014, đánh bật Ấn Độ ra khỏi vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng năm trước đó.

Ấn Độ xếp vị trí thứ 2 với 5,57 tỷ USD chi cho mua sắm vũ khí.

Ả-rập Xê-út đã tăng nhập khẩu vũ khí lên 54% trong năm qua do các căng thẳng ở khu vực Trung Đông. Cùng với láng giềng ở Vịnh Péc-xích, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), hai nước này đã chi 8,6 tỷ USD để nhập khẩu vũ khí, lớn hơn tổng chi cho mua sắm của các quốc gia tây Âu cộng lại.

Trung Quốc giờ đây là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới, tăng bậc từ vị trí thứ 5 trong năm trước đó.

"Trung Quốc tiếp tục cần sự trợ giúp về hàng không vũ trụ quân sự từ Nga và tổng ngân sách mua sắm quốc phòng của Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng lên rất nhanh", Paul Burton, giám đốc phụ trách các vấn đề công nghiệp quốc phòng và ngân sách tại IHS, cho hay.

HIS cho biết, thương mại vũ khí toàn cầu hiện ở mức 64,4 tỷ USD, một con số được thúc đẩy bởi nhu cầu "chưa từng có về máy bay quân sự từ các nền kinh tế mới nổi và sự leo thang các căng thẳng khu vực ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương", Ben Moores, chuyên gia của IHS, nói.

Top 10 nước nhập khẩu vũ khí năm 2013

Top 10 nước nhập khẩu vũ khí năm 2014

1. Ấn Độ

Ả-rập Xê-út

2. Ả-rập Xê-út

Ấn Độ

3. Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE)

Trung Quốc

4. Đài Loan

UAE

5. Trung Quốc

Đài Loan

6. Indonesia

Úc

7. Hàn Quốc

Hàn Quốc

8. Ai Cập

Indonesia

9. Úc

Thổ Nhĩ Kỳ

10. Singapore

Pakistan

Trong khi đó, Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm 2014, với doanh thu 23,7 tỷ USD, tăng 19% so với năm ngoái.

Nga đứng vị trí số 2 về xuất khẩu vũ khí, với doanh thu 10 tỷ USD, tăng 9%, Tuy nhiên, báo cáo dự báo rằng các lệnh cấm vận của phương Tây có thể ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2015.

Top 10 nước xuất khẩu vũ khí năm 2013

Top 10 nước xuất khẩu vũ khí năm 2014

1. Mỹ

Mỹ

2. Nga

Nga

3. Pháp

Pháp

4. Anh

Anh

5. Đức

Đức

6. Israel

Ý

7. Trung Quốc

Israel

8. Ý

Trung Quốc

9. Thụy Điển

Tây Ban Nha

10. Canada

Canada

An Bình

Theo Dantri/RT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
    20:03:45 14/11/2024
    Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
    21:20:22 14/11/2024
    Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
    19:08:44 14/11/2024
    Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
    06:38:21 14/11/2024
    Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
    07:11:31 14/11/2024
    Bitcoin gần chạm 92.000 USD
    13:32:59 14/11/2024
    Liệu tỷ phú Musk có thể 'xây cầu' kết nối Mỹ - Trung Quốc?
    19:46:53 13/11/2024
    Thẩm phán New York hoãn ra phán quyết về vụ án chi tiền mua chuộc của ông Trump
    20:04:10 13/11/2024

    Tin đang nóng

    Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
    09:06:32 15/11/2024
    Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
    12:38:10 15/11/2024
    Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
    09:17:39 15/11/2024
    Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
    12:30:32 15/11/2024
    Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
    10:02:09 15/11/2024
    Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
    11:43:24 15/11/2024
    Sự kiện khủng quy tụ dàn sao Vbiz: Lộ thái độ nhà Gil Lê với Xoài Non, chi tiết liên quan Hoàng Thuỳ Linh gây chú ý
    09:13:10 15/11/2024
    Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý
    10:39:08 15/11/2024

    Tin mới nhất

    Tác nhân gây chia rẽ chính trị giữa cử tri nam và nữ trẻ tuổi trên toàn cầu

    14:01:38 15/11/2024
    Hai năm sau, tại cuộc tổng tuyển cử của Anh, có đến 23% cử tri nữ trẻ tuổi bỏ phiếu cho đảng Xanh, trong khi cử tri nam trẻ tuổi chỉ là 12%. Cử tri nam trẻ tuổi ưu ái bỏ phiếu cho đảng Cải cách Anh.

    Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người

    13:58:40 15/11/2024
    Trong tuần trước, một công dân Hàn Quốc đã bị bắt giữ tại sân bay Lima (Peru) khi mang theo một số lượng lớn côn trùng độc như nhện, rết, kiến đạn quanh người.

    Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc

    13:55:44 15/11/2024
    Ông cũng khẳng định chính sách này giúp tạo ra sân chơi công bằng và giúp người dân Mỹ thắng thế trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

    Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh

    13:18:15 15/11/2024
    Tuần trước, ông Kennedy Jr. cho biết sẽ ngay lập tức bắt đầu nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả của vaccine nhưng hứa sẽ không bắt ai phải từ bỏ vaccine.

    Fed không vội hạ lãi suất khi nền kinh tế mạnh

    13:16:14 15/11/2024
    Fed sử dụng chỉ số PCE toàn phần để đặt mục tiêu lạm phát 2%. Ông Powell cho biết chỉ số có thể tăng khoảng 2,3% trong tháng 10/2024.

    Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân

    13:01:13 15/11/2024
    Tuyên bố của Washington được đưa ra trong bối cảnh mới đây Tổng thống Pezeshkian nêu rõ Iran sẵn sàng giải quyết những mơ hồ và nghi ngờ về hoạt động hạt nhân hòa bình của quốc gia này.

    Tổng thống đắc cử Trump lựa chọn người đứng đầu Bộ Nội vụ

    12:54:15 15/11/2024
    Sau đó, ông Trump hướng mắt về phía ông Burgum và vẫy tay chào ông. Chỉ một chút sau đó, ông Trump công bố Thống đốc Burgum sẽ lãnh đạo Bộ Nội vụ và tin rằng ông sẽ làm rất tốt vai trò này.

    Bộ Ngoại giao Ukraine phản hồi thông tin về kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân

    12:27:55 15/11/2024
    Báo cáo tóm tắt cho rằng Ukraine có thể nhanh chóng chế tạo một thiết bị cơ bản sử dụng plutoni và công nghệ tương tự như quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nagasaki (Nhật Bản) năm 1945.

    Iran vẫn chưa hành động dù liên tục tuyên bố sẽ trả đũa Israel

    11:57:09 15/11/2024
    Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Iran đã không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào trong thời điểm này, mặc dù họ đã tuyên bố sẽ trả đũa Israel vì các cuộc không kích vào lãnh thổ Iran sáng 26/10.

    Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel- Hezbollah

    11:55:23 15/11/2024
    Theo báo cáo của WB, các quận Tyre, Nabatiyeh, Saida, Bint Jbeil và Marjayoun chiếm tới 81% số nhà ở bị hư hại và bị phá hủy do xung đột.

    Israel ném bom gần sân bay Beirut, gây nổ sát đường băng có máy bay di chuyển

    11:51:04 15/11/2024
    Chỉ sau vài giây, một vụ nổ lớn rung chuyển khu vực, san phẳng một tòa nhà gần đó. Khói xám dày đặc nhanh chóng bao phủ khu vực xung quanh, bụi bốc cao lên không trung.

    Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

    10:00:10 15/11/2024
    "Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

    Có thể bạn quan tâm

    Jin (BTS) sẽ biểu diễn trên show truyền hình Mỹ

    Nhạc quốc tế

    14:48:19 15/11/2024
    Jin sẽ biểu diễn ca khúc mới của mình trên chương trình The Tonight Show Starring Jimmy Fallon nhằm quảng bá tại thị trường Mỹ.

    Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

    Sao châu á

    14:44:55 15/11/2024
    Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

    Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

    Tin nổi bật

    14:27:49 15/11/2024
    Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

    Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt

    Sao việt

    14:21:25 15/11/2024
    Việc ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây bị bắt để điều tra gây xôn xao dư luận và cư dân mạng quan tâm đến mối quan hệ ngoài đời của hai người.

    Những trường hợp sẽ bị khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn từ ngày 25/12

    Netizen

    12:32:34 15/11/2024
    Người dùng Internet tại Việt Nam sẽ bị xóa tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nếu vi phạm các quy định được nêu trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 tới.

    Đề nghị y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn

    Pháp luật

    12:15:23 15/11/2024
    Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được mở lại sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị ngưng phiên tòa để nghiên cứu hồ sơ vì có một số tình tiết mới.

    3 con giáp phất lên như diều gặp gió, giàu sang phú quý, tiền vào như nước năm 2025

    Trắc nghiệm

    12:07:00 15/11/2024
    Vận mệnh con giáp luôn là đề tài được bàn tán sôi nổi, giống như việc mỗi năm có người gặp nhiều may mắn, thuận lợi, cũng có người gặp nhiều xui xẻo, trắc trở.

    Biểu hiện của thiếu vitamin C

    Sức khỏe

    11:46:31 15/11/2024
    Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

    Hôm ấy, khi gia đình chuẩn bị đốt đi những di vật của mẹ chồng vừa mất, không ai ngờ lại xảy ra một sự việc gây chấn động

    Góc tâm tình

    11:38:23 15/11/2024
    Trong lúc thu dọn, từ chiếc túi áo của bà, từng cọc tiền lả tả rơi xuống. Hai chị chồng tôi lập tức nhặt nhạnh, vội vàng nhét vào túi mình.

    Cách tăng cường collagen hàng ngày dễ thực hiện

    Làm đẹp

    11:25:19 15/11/2024
    Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi cho cơ thể và cũng là lúc để phục hồi, tăng cường sản xuất collagen.

    Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

    Sáng tạo

    10:49:06 15/11/2024
    Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.