Các nước bầu cử thời Covid-19 thế nào?
Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng các hình thức như bỏ phiếu sớm, quy định giờ cho nhóm cử tri cao tuổi, để đảm bảo bầu cử giữa đại dịch diễn ra an toàn.
Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt của cuộc sống và làm thay đổi cách thức bầu cử của các quốc gia trong năm 2020. Do yêu cầu về giãn cách xã hội, các chiến dịch vận động không thể được tiến hành như trước đây. Mông Cổ khuyến khích vận động bằng hình thức trực tuyến. Nếu bắt buộc phải tổ chức sự kiện trực tiếp thì các quy định an toàn cần phải được đảm bảo như giữ khoảng cách, đo thân nhiệt, thông gió, vệ sinh tay và đeo khẩu trang.
Cử tri tại điểm bỏ phiếu ở Mông Cổ tháng 6/2020. Ảnh: AP .
Singapore thực hiện cách tiếp cận tương tự khi đảng cầm quyền tổ chức mít tinh trực tuyến, mặc dù sự kiện được đánh giá là kém sôi động hơn các năm trước. Không giống như Mông Cổ, Singapore và Malaysia cấm tổ chức mít tinh trực tiếp. Malaysia ban đầu cấm cả việc đến từng nhà vận động, nhưng sau đó đã cho phép với các quy định như không bắt tay và chỉ tụ tập tối đa bà người.
Chi phí tổ chức bầu cử trong thời đại dịch cao hơn thông thường do cần trang bị vật tư như găng tay, tấm che mặt, nước rửa tay và chất khử trùng . Malaysia và Singapore đã quyết định thiết lập thêm các điểm bỏ phiếu để giảm bớt tình trạng đông đúc. Bầu cử thời đại dịch cũng đòi hỏi tuyển mộ và huấn luyện kỹ lưỡng nhiều nhân viên hơn.
Cử tri trên 65 tuổi là nhóm người gặp rủi ro lớn trước Covid-19. Hàn Quốc đã thiết lập các điểm bỏ phiếu đặc biệt cho nhóm này và tăng cường biện pháp phòng ngừa. Singapore cũng thành lập các điểm bỏ phiếu đặc biệt như vậy và dành 4 giờ bỏ phiếu đầu tiên, từ 8h đến 12h, cho người cao tuổi.
Tuy nhiên, cùng với quy định mọi cử tri phải đeo găng tay khi vào bốt bỏ phiếu, điều này đã dẫn đến việc nhiều cử tri xếp hàng dài vào buổi chiều và buổi tối để chờ đến lượt. Do đó, cuộc bỏ phiếu đã phải kéo dài thêm hai giờ so với dự kiến ban đầu.
Ở Jamaica, Jordan, Sri Lanka, Hàn Quốc, Saint Vincent và Grenadines (vùng Caribe), những cử tri nhiễm nCoV hoặc bị cách ly cũng có thể bỏ phiếu trong những thời gian được ấn định đặc biệt vào ngày bầu cử nếu họ xin phép trước và được giới chức phê duyệt.
Cộng hòa Czech và Litva triển khai hình thức bỏ phiếu không rời khỏi xe với người nhiễm nCoV hoặc tự cách ly. Cử tri lái xe qua điểm bầu cử, bỏ lá phiếu đã điền đầy đủ vào thùng phiếu. Luật quy định hình thức này đã được thông qua hai tháng trước cuộc bầu cử địa phương và thượng viện của Cộng hòa Czech vào tháng 10/2020.
Trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 3/2020, Israel thiết lập 16 trạm bỏ phiếu cho 5.630 cử tri phải cách ly tại gia sau khi về nước. Kuwait và bang Idaho của Mỹ cũng thiết lập các điểm bỏ phiếu đặc biệt vào ngày bầu cử nhằm tránh để họ tiếp xúc với các cử tri khác.
Video đang HOT
Cử tri sát trùng tay tại điểm bỏ phiếu ở Singapore tháng 7/2020. Ảnh: Reuters .
Ngoài ra, nhiều nước còn triển khai các hình thức khác như bỏ phiếu sớm để giảm bớt tình trạng cử tri đến quá đông trong ngày bầu cử. 15 quốc gia tổ chức bầu cử năm 2020 đã áp dụng hình thức này. Hàn Quốc kéo dài thời gian bỏ phiếu sớm so với trước đây, kết quả là 26,7% (11,7 triệu phiếu) cử tri đã bỏ phiếu sớm năm 2020 so với 12,2% (5,1 triệu phiếu) trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2016. Tương tự, New Zealand chứng kiến tỷ lệ bỏ phiếu sớm tăng 37,2% (1,98 triệu phiếu) so với cuộc bầu cử năm 2017 (1,2 triệu phiếu) và 63,7% so với cuộc bầu cử năm 2014 (hơn 717.000 phiếu).
Một số quốc gia thay đổi quy định về bỏ phiếu sớm để phục vụ những người phải cách ly hoặc nhiễm nCoV. Ở Myanmar, cử tri không thể trở về nơi cư trú vì những hạn chế phòng dịch có thể bỏ phiếu tại các địa điểm tạm thời trước ngày bầu cử. Tại Bắc Macedonia (Đông nam Âu) cử tri nhiễm nCoV và người tự cách ly tại nhà có thể đăng ký bầu cử thông qua đại diện hoặc bằng phương thức điện tử, như qua email hoặc ứng dụng trực tuyến.
Bỏ phiếu qua thư là hình thức gửi lá phiếu đã điền qua đường bưu điện trước một thời hạn cụ thể. Cử tri phải đăng ký trước để được gửi lá phiếu. 8 quốc gia tổ chức bầu cử vào năm 2020 đã sử dụng hình thức này. Ở Ba Lan, bỏ phiếu qua thư được triển khai trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/6/2020 nhưng không được sử dụng đáng kể, chỉ với 177.500 phiếu. Tuy nhiên, bỏ phiếu qua thư tại Mỹ chứng kiến sự gia tăng đáng kể từ chỉ hơn 17% vào năm 2016, tương đương khoảng 23 triệu phiếu, lên hơn 41%, tức gần 36 triệu, vào năm 2020.
Bang Bavaria của Đức và một số bang của Mỹ đã triển khai bầu cử hoàn toàn qua thư nhưng cách làm này không được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Bỏ phiếu hộ là hình thức một cử tri ủy quyền cho người khác bỏ phiếu cho họ. 4 quốc gia gồm Belize (Trung Mỹ), Croatia, Ba Lan và Thụy Sĩ cho phép bỏ phiếu hộ vào năm 2020.
21 quốc gia cho phép người phải cách ly hoặc nhiễm nCoV bỏ phiếu tại nhà bằng thùng phiếu di động, gồm Croatia, Cộng hòa Czech , Litva, Moldova (Đông Âu), Montenegro (vùng Balkan), Myanmar, Bắc Macedonia, Romania và Hàn Quốc.
Ở Montenegro, giới chức bầu cử được trang bị đồ bảo hộ và được đào tạo để tuân thủ quy trình chống dịch đã mang thùng phiếu di động đến cho các cử tri. Họ giữ khoảng cách với nhau, cử tri được yêu cầu đeo khẩu trang và chỉ cởi bỏ trong thời gian ngắn để nhận dạng và phải khử trùng tay trước và sau khi bỏ phiếu. Đối với cuộc trưng cầu dân ý ở Italy, những người nhiễm nCoV có thể bỏ phiếu tại nhà nếu đề nghị giới chức 5 ngày trước ngày bầu cử. Việc thu thập phiếu bầu diễn ra trong điều kiện an toàn y tế tối đa.
Seychelles (Đông Phi) thiết lập 5 điểm bỏ phiếu đặc biệt cho các cử tri làm việc trong dịch vụ thiết yếu , bệnh nhân nằm viện, cư dân trong viện dưỡng lão và những người trong các cơ sở cách ly. Những địa điểm này chỉ mở cửa vào những ngày và giờ nhất định. Tại Singapore, trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 7/2020, các đội bỏ phiếu di động đã mang các thùng phiếu đến với những công dân trở về từ nước ngoài bị cách ly trong khách sạn.
“Đại dịch khiến chúng ta phải xem xét xét liệu các phương pháp bỏ phiếu truyền thống có phù hợp hay không. Nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương đã nhanh chóng điều chỉnh các thủ tục, thông qua việc mở rộng quy định và cung cấp thêm hình thức bỏ phiếu”, Erik Asplund, chuyên gia Chương trình Tiến trình Bầu cử tại Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử, nhận xét. “Bài học về cách điều chỉnh bầu cử từ kinh nghiệm của các nước vào năm 2020 sẽ có ý nghĩa cả trong thời kỳ đại dịch và sau đó”.
Top 8 địa điểm tuyệt đẹp, ai cũng muốn đến 1 lần trong đời
Thế giới có rất nhiều điểm đến thu hút mọi người với khung cảnh tuyệt đẹp. Nhưng đôi khi chúng ta có quá nhiều lựa chọn, mọi thứ lại trở nên thật khó khăn để ưu tiên một trong số đó.
Thế giới có rất nhiều điểm đến thu hút mọi người với khung cảnh tuyệt đẹp. Nhưng đôi khi chúng ta có quá nhiều lựa chọn, mọi thứ lại trở nên thật khó khăn để ưu tiên một trong số đó. Tuy nhiên, dưới đây là tám địa điểm du lịch bạn cần phải đến ít nhất một lần trong cuộc đời, đảm bảo trải nghiệm của bạn sẽ vô cùng đáng nhớ.
Tu viện Mont-Saint-Michel, Pháp
Tu viện Mont-Saint-Michel với vẻ đẹp kì vĩ dưới ánh hoàng hôn.
Mont-Saint-Michel là một tu viện Gothic được bao quanh bởi một ngôi làng. Ảnh hưởng của thời trung cổ có thể được nhìn thấy trong phong cách kiến trúc của nó, đây được coi là đặc điểm nổi bật nhất của nơi này. Tu viện sẽ gây ấn tượng với bất kỳ du khách nào với bầu không khí huyền bí của nó, vì vậy đừng quên tìm hiểu sâu hơn về lịch sử cổ đại của nơi này. Ngoài ra, bạn có thể đi bộ qua con đường hành hương chỉ nổi lên một lần mỗi ngày do thủy triều. Tu viện Mont-Saint-Michel không chỉ là một thánh địa: nơi đây còn có một ngôi làng thể hiện sự phân cấp của xã hội phong kiến.
Great Blue Hole, Belize
Great Blue Hole là sự hình thành tự nhiên lớn nhất của rạn san hô Belize. Nếu bạn thích lặn biển, đây là điểm đến tốt nhất để khám phá môi trường sống tự nhiên phong phú dưới biển sâu. Sự độc đáo của nơi này nằm ở cơ hội được trải nghiệm và quan sát các nhũ đá, măng đá dưới nước, cũng như những khung cảnh tuyệt đẹp nằm sâu bên dưới. Thêm một sự thật thú vị đó là thạch nhũ được hình thành trong hang động cao hơn mực nước biển từ hàng nghìn năm trước. Vì vậy, lặn ở Great Blue Hole là cơ hội để chiêm ngưỡng kết quả của các quá trình biến đổi tự nhiên trên Trái Đất bắt đầu từ nhiều năm trước.
Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất do hai lý do: nó là một kỳ quan kiến trúc ấn tượng và một trong những kỳ quan nhân tạo của thế giới. Chỉ cần tưởng tượng hàng loạt rào chắn và bức tường kéo dài hàng nghìn km từ Đông sang Tây, cũng đã làm ta phải nổi da gà! Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc giống như một con rồng khổng lồ, biểu tượng đại diện cho nền văn hóa của Trung Quốc, nhìn từ góc nhìn trên cao. Đến thăm địa điểm độc đáo này, bạn sẽ có cơ hội khám phá lịch sử và văn hóa của Trung Quốc.
Aurora Borealis ở Iceland
Aurora Borealis hay Cực quang là hiện tượng ánh sáng tự nhiên rất đáng được chiêm ngưỡng. Iceland là một trong những nơi tốt nhất ở Scandinavia có thể quan sát hiện tượng này. Thời điểm tốt nhất để xem Cực quang Borealis diễn ra là từ tháng 9 đến tháng 3, trong khoảng thời gian đêm dài. Có một số địa điểm ở Iceland, bao gồm Công viên Quốc gia Thingvellir, Phá Jokulsarlon Glacier và Thác Skogafoss, nơi bạn có thể tham gia một số các chuyến tham quan và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Rạn san hô Great Barrier ở Úc
Không nghi ngờ gì nữa, Great Barrier Reef là một trong những kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn nhất với rạn san hô có kích thước đứng đầu thế giới. Nơi đây là sự kết hợp độc đáo của hệ thống đá ngầm, vịnh san hô, hòn đảo nhiệt đới và bãi biển vàng. Mỗi khách du lịch đều sẽ tìm thấy hoạt động thú vị để dành thời gian ở đây. Du khách có thể tham gia lặn với bình dưỡng khí, lặn với ống thở, tham quan tàu du lịch, ngắm cá voi và tham quan trực thăng. Cơ hội thưởng ngoạn cảnh biển kỳ diệu là trải nghiệm tuyệt vời nhất ở rạn san hô Great Barrier.
Cape Agulhas, Nam Phi
Cape Agulhas là nơi hai đại dương gặp nhau. Bạn có thể nhìn thấy đường phân chia giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Vì vậy, nó là nơi nước ấm của Ấn Độ Dương gặp vùng nước lạnh của Đại Tây Dương. Sự hợp lưu của các đại dương ảnh hưởng đến khí hậu và đời sống biển do sự thay đổi nhiệt độ dọc theo bờ biển. Cape Agulhas là một nơi thú vị để tham quan, chỉ cần đứng giữa hai đại dương thôi cũng đã là một trải nghiệm choáng ngợp rồi!
Patagonia thuộc Argentina, Nam Mỹ
Nếu bạn muốn trở thành một phần của vẻ đẹp và vinh quang thực sự của thiên nhiên, Patagonia, Argentina là nơi tốt nhất để cảm nhận điều đó. Khách du lịch sẽ có cơ hội thưởng ngoạn quang cảnh tuyệt vời ở hầu hết mọi nơi trong khu vực. Bên cạnh đó, khu vực Tây Bắc của Patagonia được biết đến với các hóa thạch khủng long, trong đó có bộ xương của loài khủng long lớn nhất hành tinh. Nếu bạn muốn nhìn thấy "đất mẹ" của những sinh vật khổng lồ trong quá khứ, bạn cần phải đến thăm Patagonia của Argentina!
Banff, Canada
Công viên Quốc gia Banff là di sản Thế giới và được biết đến với sự kết hợp của vẻ đẹp tự nhiên và nhân tạo. Ở đây có một số địa danh rất đáng đến tham quan, đặc biệt là độ phong phú của các loại hồ. Vì vậy có thể gọi Banff là "vùng đất của những cái hồ". Ví dụ, hồ Minnewanka, do con người tạo ra, là hồ lớn nhất trong Vườn quốc gia Banff. Hồ Louise là địa điểm nổi tiếng tiếp theo được biết đến với sông băng, thác nước và đi bộ đường dài. Bên cạnh đó, có rất nhiều hồ được xây dựng bằng băng, chẳng hạn như hồ Peyto và hồ Moraine. Do đó, công viên như truyền cảm hứng và niềm vui đến những vị khách du lịch khi họ được quan sát quang cảnh tuyệt mỹ của hồ, núi và bầu trời vô tận.
Mê mẩn trước top 10 cảnh đẹp ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ Cùng ngắm những cảnh đẹp mê ly, phần lớn là cảnh thiên nhiên ở ba châu lục trên thế giới. Vách đá Moher với vẻ đẹp hữu tình ở Ireland. Hang Biển Benagil với dáng vẻ tuyệt đẹp và kỳ thú ở Bồ Đào Nha. Vẻ lung linh bên trong Công viên Hoa Ashikaga ở Nhật Bản. Trong ảnh, những cây đậu tía...