Các nước Arab thảo luận về tình hình Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phiên họp thường kỳ lần thứ 159 của Hội đồng Ngoại trưởng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã diễn ra ngày 3/3, tại trụ sở GCC ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Phiên họp này do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed Al-Thani chủ trì.
Em nhỏ bị mất nhà cửa sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày 3/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bên lề sự kiện này, các cuộc họp cấp Ngoại trưởng giữa các nước GCC với Ai Cập, Maroc và Jordan cũng đã được tổ chức để tăng cường hợp tác và thảo luận các vấn đề cấp bách liên quan đến tình hình ở Dải Gaza đang bị bao vây.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng thư ký GCC, Jassim Al-Budaiwi chia sẻ những mất mát và tình thế khó khăn mà những người dân Palestine đang phải chịu đựng ở Gaza và Bờ Tây. Ông nói rằng GCC “lên án tất cả các loại hình bạo lực và ném bom bừa bãi do lực lượng của Israel thực hiện ở Dải Gaza, phá hủy có hệ thống các cơ sở hạ tầng và cơ sở dân sự, bao gồm các tòa nhà dân cư, trường học và bệnh viện”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng các nước GCC nêu bật tầm quan trọng của việc đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và đảm bảo an ninh cho các hành lang cứu trợ để cung cấp viện trợ nhân đạo, lương thực và y tế cho người dân Palestine. Các Ngoại trưởng GCC cũng thảo luận về nỗ lực ngăn chặn các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân đạo ở Gaza và ủng hộ tiến trình hòa bình theo hướng đảm bảo quyền của người dân Palestine trong việc thành lập một nhà nước độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô.
Phát biểu trong cuộc họp với GCC, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố rằng những gì đang xảy ra ở Gaza là một phần trong kế hoạch có hệ thống nhằm loại bỏ sự nghiệp chính nghĩa của người Palestine, đồng thời nói thêm rằng “các giải pháp an ninh cho cuộc xung đột chẳng mang lại điều gì ngoài sự tàn phá cho khu vực, và sự leo thang ở Gaza đã mở rộng đến Biển Đỏ và eo biển Bab Al-Mandab”.
Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Jordan, ông Ayman Safadi cho rằng “sự hợp tác” giữa các nước Arab “là cần thiết” và “khả năng đối phó với những thách thức chung sẽ tăng lên khi chúng ta phối hợp cùng nhau như một thể thống nhất”.
Theo ông Safadi, hiện nay, thách thức lớn nhất mà các nước Arab phải đối mặt trong khu vực là sự chiếm đóng của Israel ở Gaza. Các nước Arab cùng nhau làm việc để ngăn chặn hành vi này và cung cấp đủ viện trợ nhân đạo cho hơn 2,3 triệu người Palestine đang phải đối mặt với nạn đói.
Trong cuộc họp của GCC với Maroc, các nước vùng Vịnh hoan nghênh việc Maroc được đề cử làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2028-2029.
GCC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ai Cập, thông qua bản ghi nhớ được ký giữa hai bên vào ngày 24/2/2022.
Ai Cập thảo luận các vấn đề khu vực, quốc tế với các đối tác tại Hội nghị G20
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 22/2, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là cuộc xung đột tại Dải Gaza, với những người đồng cấp từ nhiều quốc gia khác nhau, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G20 ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 21/2/2024. Ảnh minh họa: AA/TTXVN
Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Shoukry tái khẳng định sự cần thiết của việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza để ngăn chặn đổ máu của dân thường và giảm leo thang cuộc khủng hoảng đang diễn ra, sau khi Mỹ phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn.
Trước đó, nhà ngoại giao Ai Cập cũng bày tỏ sự tiếc nuối và phản đối việc HĐBA LHQ tiếp tục không đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, do Mỹ liên tục sử dụng quyền phủ quyết một cách vô căn cứ.
Ngoại trưởng Shoukry nhấn mạnh với người đồng cấp Mỹ Blinken rằng Ai Cập đang theo dõi chặt chẽ diễn biến các hoạt động quân sự của Israel, cảnh báo về những rủi ro nghiêm trọng và thảm họa nhân đạo sẽ xảy ra nếu diễn ra một cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Rafah của Palestine.
Ông cũng nhấn mạnh vai trò của Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) liên quan việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở Gaza, khẳng định đây là cơ quan duy nhất có khả năng hoạt động hiệu quả trong điều kiện an ninh và nhân đạo hiện nay. Ông Shoukry kêu gọi các nước xem xét nối lại hoạt động tài trợ cho UNRWA càng sớm càng tốt.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry và người đồng cấp Saudi Arabia Faisal bin Farhan đã bày tỏ sự phản đối bất kỳ hoạt động quân sự nào của Israel ở thành phố Rafah hoặc cưỡng bức di dời người Palestine.
Hai quan chức ngoại giao nhấn mạnh sự cần thiết của việc cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo và cứu trợ để giảm bớt nỗi đau khổ của người Palestine. Hai bên cũng thảo luận về những căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực, bao gồm cả các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải ở Biển Đỏ, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc phối hợp liên tục với các bên khác nhau để đạt được thỏa thuận ngừng bắn và ngăn chặn sự leo thang hơn nữa trong khu vực.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, ông Shoukry đánh giá cao hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Dabaa ở Ai Cập. Hai Ngoại trưởng Ai Cập và Nga cũng đề cập đến những diễn biến mới nhất ở Yemen và tác động tiêu cực đối với an ninh, an toàn hàng hải, bên cạnh các cuộc khủng hoảng ở Sudan, Libya và Syria.
Bộ trưởng Lavrov ca ngợi mối quan hệ đối tác và hợp tác đã được thiết lập giữa Cairo và Moskva, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham vấn cấp cao liên tục để đạt được lợi ích chung của nhân dân cả hai nước, nỗ lực giải quyết khủng hoảng và hỗ trợ sự ổn định trong khu vực.
Bên lề cuôc họp G20, Ngoại trưởng Shoukry còn hội đàm với một loạt những người đồng cấp của Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, của Nam Phi Naledi Pandor, của Brazil Mauro Vieira bàn về quan hệ song phương và một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Chiến dịch của Israel tại Rafah là phép thử trong quan hệ với Ai Cập Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1979 sau Hiệp ước Trại David. Nhưng xung đột Israel - Hamas ở Gaza đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Điều trị cho em nhỏ bị thương trong cuộc oanh kích của Israel xuống thành phố Rafah, phía Nam...