Các nước Arab không thống nhất việc đưa ra một nghị quyết về Cao nguyên Golan
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, các nước Arab đã nhóm họp tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 8/4 để thảo luận về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, nhưng đã không đạt được nhất trí về việc đưa ra một nghị quyết LHQ lên án động thái này của Mỹ.
Ngoại trưởng Tunisia Khemaies Jhinaoui cho rằng vào thời điểm này “không cần” thúc ép hành động thêm nữa để khẳng định lại các nghị quyết của LHQ kêu gọi Israel rút khỏi Cao nguyên Golan.
Theo ông Jhinaoui, Nghị quyết số 497 của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã khẳng định việc Israel sáp nhập Cao nguyên Golan không có giá trị pháp lý. Nghị quyết này đã nêu rõ đây là vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng và phải được giải phóng.
Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ ở New York, Mỹ, ngày 26/3/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Đại sứ của Liên đoàn Arab (AL) Maged Abdelaziz cho biết động thái trên của Mỹ sẽ được thảo luận tại hội nghị giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với ngoại trưởng các nước Arab tại Moskva vào tuần tới. Tại hội nghị thượng đỉnh AL tổ chức ở Tunis vào tháng trước, các nhà lãnh đạo Arab đã lên án quyết định của Tổng thống Trump, coi đây là động thái vi phạm luật pháp quốc tế.
Cũng trong ngày 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố quyết định của Mỹ công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel là vi phạm các nghị quyết HĐBA LHQ. Ba nước ủy viên thường trực còn lại trong HĐBA gồm Anh, Pháp và Trung Quốc trước đó cùng nhất trí tiếp tục coi Cao nguyên Golan là vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng.
Video đang HOT
Tuyên bố về quy chế của Cao nguyên Golan được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong bối cảnh Washington chuẩn bị công bố Kế hoạch hòa bình Trung Đông, dự kiến sau khi Israel tổ chức bầu cử quốc hội vào ngày 9/4.
Động thái này của ông Trump được cho là tạo “cú hích” cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong chiến dịch vận động tranh cử tái nhiệm. Sau động thái gây tranh cãi coi Jerusalem là thủ đô của Israel hồi năm 2017, quyết định của Tổng thống Trump công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan một lần nữa đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ trong vấn đề Trung Đông.
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông 1967 và sau đó sáp nhập vùng lãnh thổ này năm 1981 trong một động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Thủ tướng Netanyahu đã hối thúc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với vùng lãnh thổ này và đã đề cập vấn đề này tại cuộc gặp đầu tiên của ông với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 2/2017.
Đình Viễn – Thanh Phương (TTXVN)
Theo Tintuc
Thủ tướng Israel có thêm tuyên bố chấn động sau vụ cao nguyên Golan
Trước bầu cử Israel ngày 9.4, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây nếu ông tái đắc cử.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thề sáp nhập khu định cư Bờ Tây nếu tái đắc cử. Ảnh: Reuters
Người dân Israel sẽ đi bỏ phiếu hôm 9.4 và Thủ tướng Netanyahu đang cạnh tranh với các đảng cánh hữu ủng hộ sáp nhập một phần của Bờ Tây.
Trả lời câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Israel rằng tại sao ông không mở rộng chủ quyền của Israel đối với các khu định cư lớn ở Bờ Tây, ông Netanyahu đáp: "Bạn đang hỏi liệu chúng tôi có chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay không - câu trả lời là có, chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo".
"Tôi sẽ mở rộng chủ quyền của Israel và tôi không phân biệt giữa các khu định cư và các khu biệt lập" - BBC dẫn lời ông Netanyahu nói.
Trong khi đó, người phát ngôn của nhà lãnh đạo PalestineMahmoud Abbas nói với Reuters: "Mọi biện pháp và mọi thông báo không thay đổi được sự thật. Khu định cư là bất hợp pháp và chúng sẽ bị dỡ bỏ".
Theo giới phân tích, bình luận của ông Benjamin Netanyahu có khả năng gây phản ứng mạnh. Ý định thôn tính sẽ khơi dậy cơn giận dữ mới của người Palestine, cũng như sự lên án của quốc tế. Các khu định cư là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, dù Israel tranh chấp.
Israel sắp xếp cho khoảng 400.000 người Do Thái ở các khu định cư ở Bờ Tây và 200.000 người khác sống ở Đông Jerusalem. Có khoảng 2,5 triệu người Palestine sống ở Bờ Tây.
Người Palestine muốn thành lập một nhà nước ở Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza bị chiếm đóng.
Những gì xảy ra với các khu định cư là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa Israel và Palestine - Phía Palestine nói rằng sự hiện diện của các khu định cư làm cho một quốc gia độc lập trong tương lai là điều không thể.
Israel nói rằng người Palestine đang tận dụng vấn đề định cư như cái cớ để tránh các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp và rằng các khu định cư không phải là trở ngại thực sự cho hòa bình và hoàn toàn có thể thương lượng.
Tháng trước, Mỹ đã công nhận Cao nguyên Golan bị chiếm đóng từ tay Syria vào năm 1967, là lãnh thổ của Israel. Syria đe dọa dùng vũ lực lấy lại cao nguyên Golan từ Israel.
Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc tuyên bố, việc sáp nhập Cao nguyên Golan vào Israel chỉ dẫn đến một giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng này, đó là sử dụng vũ lực.
Theo Laodong
Nga và Israel thảo luận về hợp tác quân sự và tình hình Trung Đông Ngày 31/3, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề liên quan hợp tác quân sự. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề liên quan hợp tác quân...