Các nhà văn yêu cầu học sinh cần được học thêm tiếng Latinh
Những từ như “amo, amas, amat” từ lâu đã trở nên lạ lẫm với giới trẻ, trừ phi là bạn theo học chuyên ngành tiếng Latinh. Nhưng giờ đây, rất có thể tiếng Latinh sẽ trở lại là 1 trong những môn học bắt buộc tại các trường học của Anh.
Một nhóm các nhà văn, các phát thanh viên nổi tiếng và tài năng bao gồm cả Ian Hislop và Sir Tom Stoppard đang viết yêu cầu kêu gọi việc xét môn tiếng Latinh trở thành một trong những môn học bắt buộc.
Họ yêu cầu bộ trưởng bộ giáo dục “nên dừng việc phân biệt đối xử với ngôn ngữ này”, và nâng cao tầm quan trọng của nó ngang bằng với các ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, vốn được giảng dạy tại các trường của Anh như ngoại ngữ thứ hai.
Họ đang hoàn thành một bản báo cáo, có cả sự tham gia của hai học giả đến từ trường ĐH Oxford, yêu cầu các học sinh cấp 1 và cấp 2 cần học tiếng Latinh. Theo các học giả, tiếng Latinh vốn là gốc của nhiều ngôn ngữ, học tiếng Latinh sẽ giúp các học sinh dễ dàng hiểu tiếng Anh hơn, nâng cao điểm số môn này và cả môn Toán.
Rất nhiều các nhà văn và các phát thanh viên đã yêu cầu học sinh cần được học tiếng Latinh
Những học sinh học tiếng Latinh từ cấp1 thường sử dụng được các câu phức tạp hơn, và có vốn từ vựng nhiều hơn hẳn. Theo một nghiên cứu, những học sinh này có khả năng giải quyết vấn dề và suy nghĩ logic tốt hơn. Trước đó, các trường học cho rằng chỉ nên dạy các học sinh những ngôn ngữ hiện đại, để đảm bảo sau 7 năm bắt buộc học ngoại ngữ thứ 2, các bạn í có thể thành thạo ngoại ngữ đó.
Tuy nhiên, bản báo cáo được kí bởi 10 nhà văn và phát thanh viên nổi tiếng bao gồm cả Ian Hislop – tổng biên tập tạp chí Private Eye, đạo diễn chương trình của BBC, kịch gia Sir Tom Stoppard và nhà văn Colin Dexter, rất có thể sẽ đưa Latinh vào chương trình học chính thức.
Bộ giáo dục Anh đang xem xét, bởi mặc dù tiếng Latinh là ngôn ngữ rất quan trọng, nhưng nếu theo học môn này, các học sinh sẽ hoàn toàn không có cơ hội được thực hành với người bản xứ.
Theo PLXH
Cuộc trò chuyện giữa thầy và trò
Thầy giáo: "Chào em. Em đang làm gì đấy?". Học sinh: "Dạ thưa thầy, em đang đọc cuốn tiểu thuyết Thần chú Hipteen Sinja".
Thầy giáo: - Hay lắm. Vì sao em đọc nó?
Học sinh: - Thưa thầy, em muốn trở thành nhà văn.
Thầy giáo: - Rất tốt.
Học sinh: - Và em cho rằng, muốn thành nhà văn, thì việc đầu tiên là phải đọc các nhà văn khác.
Thầy giáo: - Rồi quên đi!
Học sinh: - Sao ạ?
Thầy giáo: - Thầy nói rồi đấy. Em đọc, rồi em phải quên ngay.
Học sinh: - Nếu không?...
Thầy giáo: - Nếu không thì em sẽ trở thành một nhà văn... tương tự. Mà trong nghệ thuật, sự tương tự không khác sự... hỏng bét bao nhiêu.
Học sinh: - Ý thầy là?
Thầy giáo: - Ý tôi là văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung, không có mẫu.
Học sinh: - Em tin thầy.
Thầy giáo: - Tuy tin, nhưng em vẫn hay làm theo mẫu, hay bắt chước mẫu. Đấy là một trong những thói quen nguy hại nhất của người nghệ sĩ.
Học sinh: - Em chưa phải là nghệ sĩ, thưa thầy.
Thầy giáo: - Thế nghệ sĩ là gì? Là một cá nhân có khả năng sáng tạo. Thế sáng tạo là gì? Là làm ra một cái gì đó không giống với tất cả những cái đã từng có trước đây, đúng không nào?
Học sinh: - Thưa thầy, đúng.
Thầy giáo: - Muốn làm ra một thứ độc đáo, chúng ta có hai cách: Một là, tìm hiểu tất cả những gì đã có; hai là, chả cần tìm hiểu gì hết, cứ làm theo trí tưởng tượng của mình.
Học sinh: - Thưa thầy, vậy thầy khuyên em cách nào?
Thầy giáo: - Cách thứ ba. Em cứ đọc, em cứ học, nhưng khi sáng tác em phải quên đi.
Học sinh: - Quên cả Tolstoy? quên cả Gorki?
Thầy giáo: - Đúng. Quên hết. Dù các nhà văn đó có vĩ đại đến đâu. Nếu em tên Tèo, thì tác phẩm của em là tác phẩm mang dấu ấn Tèo, không thể, dù là Sheakspeare Tèo hay Victo Hugo Tèo gì cả.
Học sinh: - Thưa thầy, em hiểu.
Thầy giáo: - Em chưa hiểu hết đâu, trong văn hoá, không có gì khó hơn việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của người khác.
Học sinh: - Tại sao ạ?
Thầy giáo: - Tại vì đầu tiên, những người khác đó quá hấp dẫn và nổi tiếng. Nổi tiếng đến mức chỉ cần giống như họ cũng sang trọng lắm rồi. Thứ hai là người ta có thói quen dạy nhau bắt chước.
Học sinh: - Khoan đã. Thưa thầy. Chính bắt chước đã hình thành phản xạ. Chính phản xạ đã hình thành bản năng. Rồi chính bản năng đã tạo nên hành động.
Thầy giáo: - Rồi chính hành động đã tạo thành kinh nghiệm. Rồi chính kinh nghiệm đã dẫn dắt ta đi vào chỗ... kẻ khác đã đi rồi.
Học sinh: - Ô!...
Thầy giáo: - Những điều tôi nói thật ra không có gì mới. Nhưng trong thực tế cuộc sống, thói quen dạy, học và làm theo sự bắt chước đã trở nên trầm trọng, và nguy hiểm hơn nữa, sự trầm trọng này càng ngày càng mang dấu ấn... tự nhiên!
Học sinh: - Nghĩa là?...
Thầy giáo: - Nghĩa là người ta coi bắt chước thành chuyện đương nhiên, chuyện cần làm, và kinh khủng nhất, thành tiêu chuẩn! Hậu quả của nó là, trong văn học, trong phim ảnh, trong sân khấu đầy rẫy những nhân vật và những tình huống giống hệt nhau.
Học sinh: - Thưa thầy, phải chăng đó là mặt trái của giáo dục?
Thầy giáo: - Giáo dục không bao giờ có mặt trái. Nhưng phương pháp giáo dục thì có. Phương pháp thuận tiện nhất, dễ làm nhất và đơn giản nhất của giáo dục là dạy học sinh phải làm giống như cái này hoặc làm giống như cái kia. Nó có lợi ích là tiện và nhanh, an toàn nhưng phương pháp đó sẽ thủ tiêu sự sáng tạo, vốn là hành vi quan trọng nhất của mọi con người.
Học sinh: - Chính vì thế mà...
Thầy giáo: - Thầy khuyên em đọc sách để biết. Nhưng biết rồi để quên. Thầy khẳng định rằng, sức mạnh của quên đôi khi còn cao hơn sức mạnh của nhớ. Bởi chỉ có dám quên, em mới dám có những trang viết của riêng mình.
Học sinh: - Thầy có thể đưa ra dẫn chứng được không?
Thầy giáo: - Được chứ. Các nhà văn nổi tiếng mà em biết chả có ai học ở trong trường viết văn. Họ tự học trong cuộc sống là chính. Mà cuộc sống, chắc em cũng biết, rất ít kiểm tra ta bằng cách thuộc lòng.
Học sinh: - Vâng!
Thầy giáo: - Không cứ gì văn học, rất nhiều môn nghệ thuật cũng phát triển theo cách đó, theo cách mỗi cá nhân khác nhau phải có một con đường khác nhau. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất nhưng cũng dễ quên nhất. Và suy cho cùng, quên còn chưa nguy hại bằng... vờ quên. Em thân yêu của thầy ạ.
Học sinh: - Em xin cảm ơn thầy
Theo ANTG