Các nhà trường ở tỉnh vùng cao Lai Châu nỗ lực đảm bảo chương trình năm học
Dịch bệnh Covid-19 đã, đang xâm nhập, gây khó khăn cho công tác dạy và học ở các nhà trường ở tỉnh Lai Châu.
Nhờ sự hỗ trợ của các lực lượng đứng chân trên địa bàn, các nhà trường đang nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành chương trình theo tiến độ đề ra.
Dịch bệnh Covid-19 đã, đang xâm nhập vào các trường học ở tỉnh biên giới Lai Châu, gây khó khăn cho công tác dạy và học ở các nhà trường. Do giao thông cách trở, điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc dạy và học trực tuyến cũng gặp nhiều trắc trở. Thế nhưng, nhờ sự hỗ trợ của các lực lượng đứng chân trên địa bàn, các nhà trường ở Lai Châu đang nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành chương trình năm học theo tiến độ đề ra.
Các trường ở vùng cao ở Lai Châu đang khắc phục khó khăn để dạy và học.
Cách trung tâm xã khoảng 1km và thuận lợi về giao thông, nhưng Bản Hợp 2, xã Dào San lại là địa bàn phức tạp về dịch bệnh Covid-19. Đến nay, bản đã ghi nhận hơn 40 trường hợp F0 và hàng trăm F1, nhiều gia đình đã phải đóng cửa nhà để cách ly y tế và điều trị. Vì vậy, nhiều em học sinh đã không thể đến trường học trực tiếp, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Em Dì Thị Nhung ở Bản Hợp 2, học sinh lớp 9A1, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San chia sẻ, khi phát hiện người thân nhiễm Covid-19, em không thể đến trường học trực tiếp. Thời gian đầu, các thầy, cô giáo in bài giao về tận nhà cho em làm, nhưng không có người hướng dẫn, nên em không hoàn thành 100% bài tập được. Khi nhà trường chuyển sang dạy học trực tuyến, em được bố mẹ mua cho điện thoại để học, nhưng lại gặp khó khăn khi truy cập. May mắn nhờ có các chú bộ đội hỗ trợ, nên việc học của em trở nên dễ dàng hơn.
Sự đồng hành của các lực lượng đứng chân trên địa bàn đang giúp các nhà trường dần hoàn thành chương trình năm học.
“Em lo sợ khi không được đến trường học trực tiếp sẽ mất đi nhiều kiến thức và không đủ kiến thức đề thi vào cấp 3. Nhờ có sự giúp đỡ của các chú bộ đội và các thầy, cô mà giờ đây em đã được vào học trực tuyến. Lúc đầu em mới vào thì không quen và chưa biết cách vào, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các chú bộ đội mà giờ đây em đã vào học một cách thuần thục hơn”, em Dì Thị Nhung nói.
Dù điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng vì tương lai con em mình, nhiều gia đình ở Dào San, Phong Thổ đã “thắt lưng buộc bụng” bán ngô, thóc, hoặc vay mượn để mua thiết bị cho con em để học trực tuyến. Song, do học sinh vùng cao ít được tiếp xúc với các thiết bị thông minh, nên khi tiếp cận sử dụng rất bỡ ngỡ.
Video đang HOT
Chị Sùng Thị Dẻ ở bản Hợp 2, xã Dào San cho biết: “Tôi rất lo lắng với tình hình dịch bệnh hiện nay, các con không thể đến trường học được, không theo kịp kiến thức các bạn học tập trên lớp. Tình hình dịch bệnh trong bản hiện nay số ca nhiễm Covid-19 cũng tăng nhiều, do người dân đi làm ăn xa về. Nhưng nhờ các chú bộ đội mà các con đã biết truy cập vào học trực tuyến, nắm được các kiến thức các cô giáo dạy trên lớp”.
Cán bộ Đồn Biên phòng Dào San hỗ trợ học sinh kết nối thiết bị học trực tuyến.
Về phía các nhà trường, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc dạy và học nhiều khi bị gián đoạn, nên không khỏi lo lắng. Để đảm bảo chương trình của năm học, các nhà trường đã linh hoạt trong việc giảng dạy như giao bài, học trực tuyến… dưới sự hỗ trợ của các lực lượng đứng chân trên địa bàn như bộ đội biên phòng, công an, dân quân, cán bộ các thôn, bản…
Cô giáo Nguyễn Thị Nga, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San chia sẻ: “Tình hình dịch bệnh phức tạp như thế này thì không biết đến khi nào các em có thể quay trở lại lớp để học trực tiếp được. Thế nên là việc học trực tuyến vẫn phải diễn ra để cho các em có kiến thức để chuẩn bị thi học kỳ. Cũng rất mong là các chú bộ đội sẽ tiếp tục cố gắng, nhiệt tình giúp đỡ các thầy, cô giáo hoàn thành tốt chương trình năm học của năm nay”.
Đồn Biên phòng Dào San, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) hiện đang quản lý địa bàn 3 xã, gồm Dào San, Mù Sang, Tung Qua Lìn, với gần 30 bản, khoảng 14.000 nhân khẩu.
Đại úy Đinh Danh Cẩn, Chính trị viên của Đồn cho biết, dịch bệnh Covid-19 đang tác động rất lớn đến đời sống của người dân, nhất là việc học tập của con em các dân tộc trên địa bàn. Đến nay, các trường học ở 3 xã đã ghi nhận hơn 170 học sinh mắc Covid-19, khiến việc học tập gặp không ít khó khăn.
“Quán triệt chương trình “Nâng bước em đến trường” của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Đảng ủy Đồn cũng đã chỉ đạo Đội vận động quần chúng của đơn vị phối hợp với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; đặc biệt là các đơn vị trường trên địa bàn thực hiện cải cách, đổi mới nhiều phương pháp tuyên truyền, vận động các em đến trường. Bằng phương pháp “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng học sinh”, thì chúng tôi cũng đã phối hợp với giáo viên của các điểm trường, hướng dẫn cho các em để kết nối với các điểm cầu của nhà trường; để làm sao có những hình ảnh thông suốt nhất, cho các em dễ hiểu nhất”, Đại úy Đinh Danh Cẩn cho hay.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có việc giảng dạy, học tập của các nhà trường. Tại tỉnh biên giới Lai Châu, nhờ sự nỗ lực, linh hoạt của các thầy, cô giáo trong tổ chức giảng dạy; sự quan tâm, hỗ trợ của các lực lượng đứng chân trên địa bàn, đã, đang giúp các nhà trường nơi đây cơ bản hoàn thành chương trình năm học 2021 – 2022 theo tiến độ đề ra./.
Nỗi lo chất lượng giáo dục: Hơn một học kỳ, con vẫn chưa thể đọc trơn
Học trực tuyến hơn nửa năm, đi học lại thì phải nghỉ học gián đoạn vì thuộc diện F0, F1... Điều này khiến cho hoạt động dạy và học, nhất là với lứa học sinh nhỏ ở bậc tiểu học càng thêm khó khăn.
Học sinh "hụt hơi"
Dưới tác động của dịch Covid-19, lứa học sinh (HS) năm nay ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác đã bắt đầu một năm học chưa từng có trước đây, đó là học trực tuyến hoàn toàn. Với bậc tiểu học, đặc biệt là lứa HS lớp 1, lớp 2 thì đây là năm đầu tiên các em trải qua nhiều khó khăn trong học tập đến vậy.
Mãi đến ngày 14.2, HS tiểu học tại TP.HCM mới được đến trường sau hơn một học kỳ học trực tuyến hoàn toàn. Nhưng số ca F0, F1 tăng nhanh trong trường học khiến việc đến trường của các em bị xáo trộn, ngắt quãng liên tục khi phải cách ly ở nhà. Nhiều phụ huynh, giáo viên lo ngại về chất lượng học tập khi lớp học không thể hoạt động ổn định.
"Con tôi đứa đầu chỉ cần học hết học kỳ 1 là đã đọc vanh vách, viết được cả đoạn văn. Còn lứa năm nay, không chỉ một mình con bé mà nhiều bé khác trong lớp đến giờ vẫn đánh vần, đọc chậm, viết rất chậm và xấu", chị Hồ Thị Quỳnh Hương có con học lớp 1 tại Trường tiểu học Lê Văn Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ.
Học sinh lớp 1 tại TP.HCM vừa trải qua đợt kiểm tra học kỳ 1 khi đến trường học trực tuyến từ sau tết - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chưa kể, theo chị Hương thì dù đã được đi học trở lại nhưng việc học của con bị gián đoạn liên tục, vì tuần trước đó con thuộc diện F1 nên phải nghỉ học gần một tuần, đi học được 3 - 4 ngày lại phải nghỉ học vì mắc Covid. Chị Hương cho biết trong nhóm phụ huynh của lớp, nhiều người lo lắng khi cho rằng chất lượng học tập không thể nào bằng những năm trước đây vì việc học hiện vẫn bị xáo trộn quá nhiều.
Theo nhiều nhà quản lý giáo dục, đây là điều dễ hiểu vì trẻ học trực tuyến hoàn toàn hơn một học kỳ, khi đi học lại cũng bị đứt đoạn vì dịch Covid-19. Đặc biệt, với những trẻ có học lực ở mức trung bình, cha mẹ có ít thời gian hỗ trợ thì việc học của các em sẽ khó khăn hơn nhiều. Điều này thấy rõ hơn thông qua bài kiểm tra học kỳ của các em mới đây, đặc biệt với lớp 1 và lớp 2.
"Một số em lứa lớp 1 năm học trước chỉ vừa đạt điểm trung bình để lên lớp 2, cả học kỳ vừa rồi học trực tuyến ở nhà không có sự hỗ trợ của phụ huynh... thì bây giờ đi học lại các em gặp rất nhiều khó khăn. Con số này không nhiều nhưng là một vấn đề lớn, giáo viên dù rất quyết liệt nhưng vẫn có những em đã học hơn một học kỳ lớp 2 nhưng đọc âm, vần vẫn chưa tròn trịa. Đây là một phần hệ quả của Covid-19, nếu được học trực tiếp ổn định tại trường, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hỗ trợ, kèm cặp các em hơn", bà Đặng Thu Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phù Đổng (Q.6, TP.HCM), chia sẻ.
Đáng ra, lứa HS này sau đó phải được tiếp tục kèm cặp, hỗ trợ rất nhiều nhưng vì dịch Covid-19 ập tới, hơn một học kỳ học trực tuyến, không có sự hỗ trợ dễ khiến các em bị "hụt hơi". Đặc biệt với lứa HS lớp 1, lớp 2 vì lứa tuổi còn nhỏ các em chưa chủ động được trong việc học.
Theo bà Hà, việc đi học trở lại của HS cũng bị ngắt quãng, với những lớp nào có F0, sẽ tùy tình hình chuyển cả lớp sang học trực tuyến, hoặc nếu số F0, F1 ít thì các em cách ly, học tại nhà. Điều này khiến chất lượng dạy và học không thể nào đạt được 100% như khi học trực tiếp hoàn toàn như những năm trước.
Học sinh lớp 1 đến trường học trực tiếp - NGUYỄN LOAN
Học trực tiếp vẫn hiệu quả hơn nhiều
"Việc trẻ em bây giờ đi học không thể nào tránh khỏi trong lớp học có ca nhiễm. Nhưng sau gần một tháng HS đi học lại, chúng ta có thể thấy rằng việc học trực tiếp ở trường vẫn hiệu quả hơn rất nhiều", cô Hà nói.
Khi đề cập về chất lượng học tập chung của khối tiểu học, bà Lại Thị Yên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Huỳnh Văn Ngỡi (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói: "Đương nhiên chất lượng học tập không thể nào bằng như trước đây, về mặt bằng chung HS sẽ bị chậm 1 - 2 nhịp so với việc được học ở trường ổn định như những năm chưa có dịch bệnh. Nhưng cũng tùy từng em, có một số em vẫn thích nghi và theo học tốt, còn một số em nếu đã chậm thì càng dễ thiệt thòi khi việc học bị nhiều xáo động như thời kỳ này".
Đặc biệt với lớp 5, bà Yên cho biết giáo viên sẽ lưu tâm, dành thời gian và có chương trình củng cố, hỗ trợ để các em có thể tự tin hoàn thành bậc tiểu học, không bị thiếu hụt kiến thức, kỹ năng khi chuyển cấp vào cuối năm học. Theo bà Yên, học trực tiếp chất lượng trong lớp sẽ đồng đều hơn khi giáo viên có thể nắm bắt, phân bổ thời gian hỗ trợ những em yếu hơn. Vì thế, rất mong HS có thể đi học ổn định trở lại.
"Hổng chỗ nào thì vá lại chỗ đấy"
Thừa nhận những khó khăn tất yếu khi dạy học trong thời kỳ dịch bệnh, bà Tạ Thị Thu, Hiệu phó chuyên môn tại Trường tiểu học tại ICS (TP.Thủ Đức), cũng cho rằng sẽ có những "lỗ hổng" kiến thức. Bài toán của thầy cô, phụ huynh là làm sao giúp học sinh lấp "lỗ hổng" này.
Để duy trì được 80 - 95% chất lượng, bà Thu cho biết trường phải áp dụng rất nhiều biện pháp, duy trì song song hai hình thức dạy trực tiếp - trực tuyến.
Nhưng theo bà Yên, với mô hình nào thì trong thời gian cách ly tại nhà, HS không thể tương tác với giáo viên như trên lớp, do vậy HS vẫn cần phải chủ động và được hỗ trợ từ phụ huynh. Đặc biệt, sau mỗi đợt cách ly tại nhà, HS sẽ có những "lỗ hổng" kiến thức nhất định, giáo viên sẽ là người theo sát giúp các em "vá" lại những kiến thức bị thiếu hụt.
Trong khi đó, theo ông Phạm Văn Gắt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trân (H.Bình Chánh, TP.HCM), khi HS được đến trường, tương tác trực tiếp thì giáo viên sẽ có những điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời với những em yếu hơn.
Trong trường mẫu giáo, nếu trẻ xưng "tôi" với giáo viên liệu có dễ nghe ? Không nên cứng nhắc trong xưng hô ở nhà trường, làm sao để trẻ không sợ sệt và nâng cao được chất lượng học tập mới là quan trọng nhất. Dư luận vẫn chưa hết tranh cãi với bài đăng trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân, khi ông bày tỏ quan điểm rằng, yêu...