Các nhà trường đang đào tạo giáo viên chủ nhiệm như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Ở trường tôi thì giáo viên chủ nhiệm là một nét đẹp văn hóa, họ là những nhà giáo dục, với nghệ thuật Giáo dục tầm cao chứ không phải chỉ để gõ đầu học sinh.

Thực trạng hiện nay có rất nhiều giáo viên trẻ vừa ra trường đã được phân công làm chủ nhiệm, trong số này thì nam giới chiếm tỷ lệ khá cao.

23 tuổi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm, lại không hề qua đào tạo cọ xát với thực tế, chưa xác định rõ mình là ai, nhiệm vụ của mình là gì và học sinh cần gì ở mình.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, chia sẻ:

Các nhà trường đang đào tạo giáo viên chủ nhiệm như thế nào? - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa: Điều quan trọng nhất với sinh viên vừa tốt nghiệp Sư phạm là phải được qua thời gian đào tạo lại trong môi trường thực tế vì hiện nay trường Sư phạm chưa đào tạo đúng cách. Ảnh: Tùng Dương.

” Giáo viên vừa ra trường phải hiểu được mình là người đào tạo Giáo dục chứ không phải là thợ dạy sách giáo khoa, nếu biết được những điều đó thì mới là giáo viên có tầm, mới xứng đáng đứng trên bục giảng.

Trước thực trạng như hiện nay, theo tôi có mấy vấn đề như sau: Thứ nhất là số lượng giáo viên của trường đó có hạn, giáo viên nam có nhiều nên nhà trường phân công làm chủ nhiệm.

Ở các trường công lập, khi giáo viên đã xác định vào biên chế rồi, ước mơ từ trường tư chuyển được về trường công, chứ đã ở trường công rồi thì rất ít khi muốn sang trường tư, đó cũng là một tác động.

Vậy định hình của những giáo viên này đã rõ nên họ có thể yên tâm hơn, chỉ có điều là tùy từng người. Nhưng để làm được một người giáo viên chủ nhiệm sâu sắc, một người mẹ hiền luôn dìu dắt các con thì giáo viên chủ nhiệm nữ vẫn làm tốt hơn nam giới.

Tôi không phân biệt nam nữ nhưng thực tế đã chứng minh điều đó là nghề nghiệp nó sẽ tự chọn thầy, ban giám hiệu cũng không thể chọn được.

Điều quan trọng nhất với sinh viên vừa tốt nghiệp Sư phạm là phải được qua thời gian đào tạo lại trong môi trường thực tế vì hiện nay trường Sư phạm chưa đào tạo đúng cách.

Họ chưa đào tạo sinh viên trở thành những những nhà Giáo dục mà thực tế chỉ đào tạo những người đi dạy theo sách giáo khoa, còn việc làm chủ nhiệm thì rõ ràng những sinh viên này chưa được đào tạo, và đại học cũng không có khoa nào dạy làm chủ nhiệm.

Trường Sư phạm coi việc đào tạo là chính chứ không coi Giáo dục là chính, chỉ có vài tiết dạy về tâm lý Giáo dục nhưng thực chất là không ăn nhập vào đâu.

Ở trường tôi thì giáo viên chủ nhiệm là nét đẹp văn hóa, là nghệ thuật Giáo dục tầm cao chứ không phải để gõ đầu học sinh.

Với kinh nghiệm gần 50 năm làm nhà giáo của tôi thì làm chủ nhiệm lớp là một nghệ thuật và có yêu cầu rất cao, những chuẩn hiện nay của bộ về vấn đề này mới chỉ là những vấn đề tối thiểu, còn cái mà cuộc sống, xã hội, cha mẹ, học sinh, giáo dục… đang cần là những tiêu chuẩn thực tế hơn”.

Phải đào tạo lại qua thực tế

Không bao giờ tôi chọn giáo viên vừa ra trường làm chủ nhiệm, cho dù học bạ có học lực giỏi và điểm cao đến đâu.

Có cô giáo trẻ khi về trường tôi với học bạ ghi suất sắc, nhưng tôi phân công cho làm công tác truyền thông ở trường trong 1 năm, công việc đó chỉ là phụ, cái mà tôi muốn nhắm đến là trong một năm đó giáo viên trẻ có thời gian gần gũi với học sinh.

Giáo viên mới phải tiếp cận, thu hút, quan tâm và yêu thương học sinh, các em có quý và yêu thích cô hay không? Tất cả những việc đó rất quan trọng trước khi giáo viên trẻ đó được phân công đứng trên bục giảng, chứ chưa phải là làm chủ nhiệm.

Các nhà trường đang đào tạo giáo viên chủ nhiệm như thế nào? - Hình 2

Cô giáo Nguyễn Thu Thủy dạy môn lịch Sử – Trường trung học cơ sở & trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tôi nhận thấy mình không nên thay đổi người khác mà phải tự thay đổi chính mình. Ảnh: Tùng Dương.

“Ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm của chúng tôi khi tiếp nhận một giáo viên trẻ vừa mới ra trường, trước hết tôi dành 1 tuần lễ để tập huấn cho giáo viên đó thấy được mục tiêu Giáo dục của bậc phổ thông là gì, cái mà giáo viên đó hướng tới là gì?

Video đang HOT

Tôi dạy về văn hóa ứng xử, quan tâm đến cảm xúc của học sinh, chứ không quan tâm đến điểm số.

Dạy cách ứng xử với học sinh trong từng trường hợp, với học sinh học giỏi thì sao, khi học sinh mắc lỗi thì ứng xử ra sao, các em gặp khó khăn thì giáo viên phải thế nào, lúc tình cảm của các em bị tác động thì giáo viên phải phản ứng ra sao…?

Tất cả những việc đó giáo viên phải nhận thức được, phải thay đổi cách nghĩ với quan niệm cũ kỹ đã được nhồi nhét suốt 23 năm học từ phổ thông cho đến đại học, và nếu đã nhận ra rồi thì giáo viên đó phải có tâm thế để thay đổi chính mình.

Trong năm đầu, giáo viên mới chỉ được làm giúp việc cho giáo viên chủ nhiệm với nhiệm vụ tiếp cận gần gũi với học sinh, giữ trật tự, chăm học sinh ăn ngủ, tìm hiểu tính cách, kiểm tra sĩ số, hiểu được tâm lý của các em, xem cách của cô chủ nhiệm giao tiếp với học sinh, với phụ huynh thế nào, ngoài ra giáo viên mới phải đi dự giờ của những giáo viên khác để học hỏi.

Năm thứ 2 giáo viên mới sẽ được làm phó chủ nhiệm nhưng vẫn là giúp việc cho giáo viên chủ nhiệm chính, thời gian này cũng có thể giáo viên mới đó sẽ được dạy bộ môn nhưng phải trình giáo án từng buổi cho giáo viên hướng dẫn xem xét, chỉnh sửa.

Trong thời gian dạy thử, nếu tự thấy có khả năng thì bày tỏ quan điểm của mình, tổ chuyên môn sẽ xem xét giao thêm tiết dạy trên lớp cho giáo viên đó. Qua 2 năm đầu tiên được đào tạo và thử việc đó, cũng có giáo viên được tiếp tục dạy và cũng có giáo viên phải bỏ cuộc.

Thông thường giáo viên mới trụ được qua 2 năm đầu tiên đó thì chúng tôi vẫn phải đào tạo tại trường thêm 3 năm tiếp theo, xét duyệt xem giáo viên đó đã đạt được những yêu cầu cần thiết rồi mới được làm giáo viên chủ nhiệm, nếu chưa đạt thì thì sẽ phải phấn đấu tiếp.

Giáo viên phải truyền cảm hứng, phải gợi mở hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi kiến thức, kích thích hứng thú, đam mê đối với các môn học. Nếu đam mê thì các em sẽ tự học.

Học sinh bây giờ rất giỏi, rất thông minh và có điều kiện hơn trước, nếu được hướng dẫn đúng cách thì các em còn làm thầy của giáo viên chứ không phải giáo viên làm thầy của học sinh.

Các em có thời gian lại giỏi công nghệ nên tiếp xúc với nhiều kênh khác nhau, từ đó các em cung cấp lại cho giáo viên những thông tin mới mà giáo viên chưa được biết, có thể nói làm thầy là ở chỗ đó”, thầy Hòa cho biết.

Thầy chủ nhiệm khác cô chủ nhiệm thế nào?

“Kinh nghiệm của tôi trong suốt mấy chục năm qua thì cô giáo chủ nhiệm sẽ thích hợp hơn thầy chủ nhiệm, bản thân ngay tại trường tôi có 90 giáo viên chủ nhiệm thì chỉ có 1 người là nam giới.

Tại sao phụ nữ lại làm chủ nhiệm tốt hơn? Thứ nhất phụ nữ tính tình điềm đạm, có chiều sâu về tâm hồn tình cảm, là người mẹ nên dễ đi sâu vào tâm lý của học sinh vì giống như con cái mình ở nhà.

Những cô giáo trẻ đã được qua đào tạo theo cách dạy học sinh làm người thì sẽ có trái tim yêu thương, bao dung, biết cách xử lý những tình huống với nhiều hoàn cảnh.

Việc thăng tiến không phải là nhu cầu bức xúc của giáo viên nữ, họ chỉ mong muốn trở thành một nhà giáo với chuyên môn tốt, họ không thấp thỏm mong chạy đến chỗ có điều kiện tốt hơn, tất nhiên là cũng có nhưng chỉ là vài ba trường hợp, còn nam giới thì gần như 99,99%.

Thầy giáo cũng có ưu điểm là thoáng đãng, họ nhìn vấn đề rộng rãi và cởi mở hơn, nhưng vì cởi mở hơn thì nhược điểm là không có chiều sâu, không đi sâu vào tâm lý và thường ít yêu thương trẻ con hơn giáo viên nữ.

Đặc biệt là giáo viên nam thường hướng tới một cái gì đó cao hơn chuyên môn của mình như danh vọng, kinh tế, địa vị.

Họ đang đứng trong môi trường chuyên môn là nhà giáo, nhưng nếu thấy có môi trường tốt để vươn lên kiếm được nhiều tiền hơn là họ sẵn sàng bỏ nghề giáo mà đi.

Chính vì vậy giáo viên nam thường không yên tâm với nghề, và từ chỗ không yên tâm đó họ sẽ không đi sâu vào nghề giáo để trở thành người truyền cảm hứng được.

Nam giới thì làm việc gì cũng tốt, nhưng vì họ không yên tâm với nghề nên chỉ thích hợp với làm giáo viên bộ môn hơn là làm chủ nhiệm. Nam giới làm chủ nhiệm thì rất ít người thành công, nhưng đã thành công thì đó là người thầy tuyệt vời, rất xuất sắc.

Bản thân tôi đã bố trí nhiều giáo viên nam làm chủ nhiệm rồi nhưng đều thất bại vì những lý do trên, họ không thể trụ lại được với nghề”, thầy Hòa nói.

Tùng Dương

Theo giaoduc.net

Kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Chuyện một người thầy

Nhận được điện của Hằng báo tin thầy Lâm mệt nặng, tôi cố thu xếp rút ngắn chuyến công tác để có thế ra Bắc sớm hơn.

Nhưng cũng phải gần một tuần sau tôi mới về đến Hà Nội. Ném vội hành lý vào nhà, tôi vớ xe máy phóng đến ngay nhà thầy. Hằng mở cửa đón, tôi hỏi ngay:


- Thầy thế nào rồi?


Hằng vừa giúp tôi đưa xe vào khoảng sân hẹp vừa nói, mắt đỏ hoe:


- Từ tối qua đến giờ thầy lúc tỉnh, lúc mê, chả còn nuốt nổi thìa sữa nữa!

Kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Chuyện một người thầy - Hình 1

Ảnh minh hoạ do tác giả cung cấp.


Tôi vội vã theo Hằng vào nhà. Thầy Lâm nằm thiêm thiếp trên chiếc giường cá nhân trong căn phòng nhỏ, giữa bốn bề là sách. Tôi quỳ xuống cạnh thầy. Hai bàn tay tôi nắm lấy tay thầy. Tay thầy hơi lạnh, không còn ấm như mọi khi. Tôi khẽ gọi:


- Thầy ơi... con... An đây...

Thầy Lâm vẫn nằm lặng yên. Nhưng tôi cảm thấy bàn tay thầy khẽ động đậy trong tay mình. Tôi biết thầy đã nghe thấy tiếng tôi gọi. Hằng vẫn sụt sịt đứng bên cạnh. Tôi hỏi:


- Sao không đưa thầy vào bệnh viện?


Hằng lau mắt:


- Chúng em đã đưa thầy vào viện. Nhưng sau một tuần thầy cứ dứt khoát đòi về. Mấy hôm nay bệnh tự dưng bệnh thầy nặng thêm.


- Thế thuốc thang cho thầy bây giờ thế nào?


- Mấy anh chị học trò của thầy là giáo sư bác sĩ ở bệnh viện vẫn đến theo dõi, tiêm thuốc cho thầy. Các anh chị ấy cũng vừa mới về xong, lát nữa sẽ lại đến...

Tôi lặng nhìn thầy. Thầy nằm yên trên giường. Đôi mắt của người nhắm nghiền như đang ngủ. Mái tóc của thầy bạc trắng như bông, trắng hơn bui phấn đời người. Nét mặt thầy thanh thản như chưa hề có những cơn đau đang âm ỉ trong cơ thể. Có lẽ thầy hiểu. Cả cuộc đời gắn bó với bao lớp học trò như chúng tôi, con đò của thầy chở bao nhiêu chuyến sang sông nay đã đến lúc phải cập bến nghỉ ngơi, giã từ sóng gió. Nhìn thầy, tôi chợt nhớ lại khi còn là học trò của thầy. Nhớ về kỷ niệm những ngày xanh.

Đó là những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Khi ấy tôi vừa lên lớp 8. Thời đó, lớp 8 là lớp đầu của cấp ba. Thầy Lâm vừa là chủ nhiệm vừa dạy lớp tôi môn toán. Thầy là người Hà Nội gốc. Hình như thầy có chuyện gì trục trặc về gia đình nên xin lên miền núi quê tôi dạy học. Thầy đem theo đứa con gái nhỏ. Hai bố con thầy ở một gian nhà nhỏ trong khu tập thể. Bé Hằng khi ấy mới năm sáu tuổi đang chuẩn bị vào lớp 1. Tính thầy Lâm rất nghiêm khắc nên chúng tôi không thích thầy lắm. Nhất là tôi lại là một đứa lười học, hay trốn tiết đi bơi ngoài sông hoặc lang thang ra thị trấn. Giờ toán của thầy đúng là một cực hình. Văn thì tôi chả kém mấy ai nhưng lại rất rốt môn toán. Đã thế thầy Lâm lại hay gọi tôi lên bảng. Bị nhiều điểm kém môn toán nên tôi rất lo, nhất là khi chi đoàn đang bồi dưỡng để kết nạp tôi vào đoàn. Học kém sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành đoàn viên. Ngày ấy không là đoàn viên thì đi bộ đội cũng khó chứ đừng nói gì là vào đại học, cao đẳng. Tôi cũng đã cố tập trung học môn toán. Nhưng sự thông minh không phải cứ cố là có được ngay.

Bài kiểm tra giữa học kỳ môn toán thường là hệ số hai. Được một điểm khá, hay điểm giỏi tức là có hai điểm khá, hai điểm giỏi, khi chia trung bình nó kéo các điểm kém khác lên. Ấy thế mà bài kiểm tra giữa học kỳ một tôi lại làm không tốt. Bài làm tẩy xoá, sửa chữa be bét.

Lúc hết giờ so sánh với các bạn giỏi trong lớp thì tôi làm sai gần hết. Chợt nảy ra một sáng kiến. Tôi liền đem đề bài đi tìm anh Bái. Anh Bái là anh họ tôi học trên một lớp. Anh rất giỏi môn toán. Kỳ thi học sinh giỏi toán toàn tỉnh anh đoạt giải nhì. Tôi nhờ anh giải cho các bài toán trong đề kiểm tra giữa học kỳ. Anh làm một loáng là xong. Tôi ngồi chép lại thật sạch sẽ. Buổi chiều, tôi lân la gần nhà thầy Lâm.

Nhìn thấy bé Hằng đang thập thò ở cửa, tôi vẫy vẫy tay khẽ gọi:


- Hằng... Hằng... ra đây anh bảo!


Vừa trông thấy tôi, bé Hằng đã lon ton chạy ra ngay. Con bé rất thích tôi vì tôi hay gấp cho nó khi thì cái chong chóng, lúc thì con châu chấu bằng lá dừa hoặc con thuyền bằng giấy.


Bé Hằng tíu tít:


- Anh An ơi! Hôm nay anh gấp cho em con chim bồ câu nhé!


Tôi bẹo má nó thì thào hỏi:


- Bố có ở nhà không?


- Bố em vừa đi "ọp an ám iệu ồi" (họp ban giám hiệu rồi).


Bé Hằng nói líu cả lưỡi. Tôi bảo:


- Thế thì tốt! Nhưng anh không có giấy để gấp...


- Bố em có ối... - Con bé khoe. Tôi bảo:


- Để anh vào nhà xem có tờ giấy nào bỏ đi lấy gấp đồ chơi cho em nhé!

Bé Hằng gật đầu. Tôi lẻn nhanh vào phòng thầy Lâm. Chả khó khăn gì, tôi tìm thấy tập bài kiểm tra toán thầy đang chấm dở để trong ngăn bàn. May quá, bài của tôi thầy chưa chấm đến. Tôi nhanh chóng đổi ngay bài làm vừa nhờ anh Bái giải giúp vào tập bài kiểm tra. Xong xuôi, tôi khép cửa và kéo bé Hằng ra mãi ngoài góc sân trường. Bé Hằng cứ luôn miệng giục đòi: "Anh gấp bồ câu cho em... anh gấp bồ câu cho em...". Tôi lúng túng, kiếm đâu ra giấy để gấp đồ chơi cho nó bây giờ. Bé Hằng sốt ruột ngúng nguẩy trực khóc. À đây rồi, tờ giấy bài kiểm tra làm sai đánh tráo khi nãy còn gấp nhét trong túi quần. Tôi lấy tờ giấy ra vuốt phẳng, xé đôi rồi gấp cho bé Hằng chiếc thuyền và con chim bồ câu.

Bài kiểm tra giữa học kỳ ấy tôi được điểm chín. Bọn con trai lười học trong lớp đều tròn mắt bái phục. Thầy Lâm biểu dương tôi trước lớp rồi nói thêm: "Thầy mong rằng em sẽ tiếp tục cố gắng nhiều hơn để giữ vững kết quả học tập của mình". Tôi thấy yên tâm vì thầy không phát hiện ra trò láu cá, gian lận của mình. Nhưng tôi cũng hơi hoảng vì nếu những bài kiểm tra tiếp theo lại bị điểm kém thì biết ăn nói thế nào với các bạn cùng lớp. Thế là tôi chú ý chăm chỉ học tập hơn. Tôi cũng thường xuyên đến nhờ anh Bái hướng dẫn thêm cho môn toán.


Một hôm, thầy Lâm tìm tôi bảo:


- Bé Hằng bị mệt, dỗ mãi không chịu ăn cơm, nó cứ đòi thầy đi tìm anh An đến gấp cho cái chong chóng mới chịu ăn.


- Thưa thầy! Hết buổi học em sẽ đến ngay ạ!


Tôi đáp. Hết giờ học tôi đến ngay phòng thầy Lâm. Bé Hằng đươc mấy thứ trò chơi thích quá, tay cầm cái chong chóng làm bằng lá dừa ăn liền hai lưng bát cơm. Từ đó tôi hay đến chơi với bé Hằng và cũng thấy bớt ngại thầy Lâm nghiêm khắc, khó tính. Thầy Lâm cũng tranh thủ kèm cặp hướng dẫn tôi thêm về môn toán. Đến cuối học kỳ một, lực học môn toán của tôi khá lên hẳn. Điểm kiểm tra đều từ bảy trở lên. Thỉnh thoảng, tôi còn được chín điểm môn toán.

Chiến tranh phá hoại của Mỹ lan rộng khắp miền Bắc. Trường chúng tôi sơ tán vào trong rừng sâu. Bé Hằng vào học lớp 1. Nhiều hôm thầy Lâm bận lên lớp hoặc đi họp, tôi giúp thầy đưa đón bé Hằng đi học. Thầy coi tôi như con, tận tình chỉ bảo, nhắc nhở tôi học tập. Tôi cũng rất quý thầy và bé Hằng. Ngày ấy cuộc sống rất khó khăn. Quê tôi thường thiếu đói khi giáp hạt. Nhiều bữa thầy lấy cớ là bé Hằng không chịu ăn nếu không có anh An đến chơi để giữ tôi ở lại ăn cơm. Sau này tôi mới hiểu thầy thương tôi nhà nghèo, ăn uống thiếu thốn, nhiều bữa chỉ có sắn thay cơm. Mỗi khi đem tem phiếu ra mậu dịch mua được chút thịt cá tươi là thầy đều tìm cách giữ tôi ở lại ăn cơm.

Gần hết năm học lớp 8, tôi được kết nạp vào đoàn. Hôm làm lễ kết nạp cho tôi thầy Lâm vui lắm. Thầy đưa cả bé Hằng đến. Sau lễ kết nạp bé Hằng tặng tôi một bó hoa rừng. Giữa năm lớp 9, lúc này chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc tạm ngưng. Trường lại chuyển về thị trấn. Tôi còn nhớ hôm đó là ngày nghỉ, khu nhà tập thể giáo viên vắng vẻ. Tôi đến thăm thầy Lâm và bé Hằng. Đi tới gần phòng thầy ở cuối dãy nhà tập thể thì tôi nghe tiếng kêu khóc của bé Hằng. Tôi vội chạy vào. Thầy Lâm đang nằm dưới sàn nhà. Bé Hằng đang cuống quýt lay gọi bố. Thầy bị một cơn đau đột ngột. Thầy có tiền sử bị bệnh tim. Thấy tôi, thầy cố thều thào bảo:


- Đừng... sợ... thầy... kh...ông việc gì đâu. Cứ để thầy nằm yên một lúc. Thuốc thầy để ở ngăn tủ trên, An lấy cho thầy...


Tôi chạy vào góc phòng mở tủ tìm thuốc. Lúc kéo ngăn tủ ra tìm lọ thuốc tôi chợt thấy một cái thuyền và con chim bồ câu giấy cũ kỹ để ở trong hộc tủ. Tôi cầm lên xem và giật mình sửng sốt nhận ra chính là cái thuyền và con chim bồ câu tôi đã gấp cho bé Hằng bằng tờ giấy bài kiểm tra môn toán giữa học kỳ năm lớp 8 làm sai mà tôi đã đánh tráo. Thì ra ngay từ ngày ấy, thầy đã biết tôi đổi bài kiểm tra. Nhưng thầy đã không đưa tôi ra kiểm điểm trước lớp. Thầy có một cách khác để giúp tôi tiến bộ, học tập tốt hơn. Đó là cách của một người thầy luôn độ lượng, bao dung.


Tôi để chiếc thuyền và con chim giấy vào chỗ cũ rồi đem thuốc ra cho thầy...

*

Năm tháng qua đi, hết chiến tranh, thầy Lâm chuyển về dạy học tại thủ đô. Nghỉ hưu, thầy đi dạy tại lớp học tình thương cho trẻ em đường phố. Thầy vẫn dõi theo mỗi bước trưởng thành của các lớp học trò chúng tôi. Với tôi, thầy luôn có một sự quan tâm đặc biệt. Khi biết tôi trưởng thành thầy mừng lắm. Bé Hằng ngày ấy giờ cũng đã là một tiến sĩ, một nhà khoa học. Thầy đã một mình nuôi con khôn lớn và dạy dỗ bao lớp học trò nên người. Một mình thầy cô đơn với chiếc giường cá nhân. Nhưng bên thầy có bao lớp học trò vững bước, trưởng thành.

Bây giờ thì thầy nằm đó thanh thản trong tĩnh lặng. Là người chèo lái, thầy đã chở bao nhiêu chuyến đò tri thức sang sông cho chúng con nên người. Chúng con biết ơn thầy mãi mãi thầy ơi!

Hà Nội, 20-11-2008

Theo vanhien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp

Hậu trường phim

23:54:33 23/12/2024
So với các vai nữ chính khác trong những phiên bản Karate Kid sau này, Tamlyn Tomita vượt trội hơn cả về nhan sắc lẫn sự nghiệp.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Pháp luật

23:48:41 23/12/2024
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Cặp đôi ngôn tình "xé truyện bước ra" chemistry tràn màn hình, nhà gái đẹp điên đảo bùng nổ cõi mạng

Phim châu á

23:45:31 23/12/2024
Bộ phim truyền hình Motel California với sự tham gia của Lee Se Young và Na In Woo dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 1 nhưng hiện nhà đài đã tích cực thực hiện chiến dịch quảng bá.
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ

Thế giới

23:44:25 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 tuyên bố ông sẽ đổi tên ngọn núi cao nhất nước Mỹ - Núi Denali trở lại tên cũ là Núi McKinley .
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Sao châu á

23:43:04 23/12/2024
Ngày 21/12, QQ đưa tin nữ diễn viên Lâu Nghệ Tiêu khiến công chúng sửng sốt khi khoe biệt thự rộng tới 4.000 m2 nằm dưới chân Vạn Lý Trường Thành của mình.
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Gia đình hiếm muộn chỉ có một con

Tin nổi bật

23:42:14 23/12/2024
Lãnh đạo UBND TP Tuyên Quang cho biết, bố mẹ cháu bé làm kinh doanh, gia đình hiếm muộn, mãi mới có được một người con thì lại xảy ra tai nạn thương tâm.
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục

Sao việt

23:33:36 23/12/2024
Diễn viên Quỳnh Nga, Việt Anh đăng ảnh riêng lẻ tại Tokyo, Nhật Bản cùng thời điểm. NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm

Nhạc việt

23:26:00 23/12/2024
Ca sĩ Tú Tri lột xác lạ lẫm cả về thời trang lẫn phong cách âm nhạc, sau 6 tháng đoạt Quán quân Học viện cải lương 2024.
Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Diễn viên Die Hard 2, Art Evans qua đời

Sao âu mỹ

23:16:22 23/12/2024
Diễn viên Art Evans, nổi tiếng với vai diễn trong phim A Soldier s Story và Die Hard 2 , vừa qua đời ở tuổi 82.
Tiền đạo Rashford khăn gói rời Man United

Tiền đạo Rashford khăn gói rời Man United

Sao thể thao

22:55:06 23/12/2024
Gary Neville, cựu hậu vệ của Manchester United, tin rằng tiền đạo Rashford đang chạm đến cái kết không thể tránh khỏi trong sự nghiệp tại Old Trafford, sau khi ngôi sao người Anh này tiếp tục vắng mặt trận thứ ba liên tiếp.
Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Lạ vui

22:51:56 23/12/2024
Các nhà khảo cổ học đang nghiên cứu Đội quân đất nung nổi tiếng của Trung Quốc đã phát hiện ra thứ mà họ tin là bức tượng hiếm có.