Các nhà tâm lý học chỉ ra 4 sai lầm trong tranh cãi có thể hại chết mối quan hệ của bạn
John Mordecai Gottman là một nhà nghiên cứu tâm lý và bác sĩ tâm lý người Mỹ đã làm việc rộng rãi hơn bốn thập kỷ về dự đoán ly hôn và ổn định hôn nhân.
Ông có thể dự đoán chính xác đến 91% các mối quan hệ tình cảm sẽ chấm dứt, nếu mắc phải 4 sai lầm trong tranh cãi sau.
Bát đũa vô tri còn có lúc va chạm, huống chi hai con người, hai tính cách, hai hoàn cảnh, hai nền tảng giáo dục hoàn toàn khác nhau, đã chấp nhận ở cạnh nhau là phải lường trước được sẽ có những tranh cãi.
Dành cả đời mình để nghiên cứu các cặp đôi, tiến sĩ tâm lý học Gottman đã tìm ra rằng, tất cả những anh chị “đường ai nấy đi” đều mắc phải 4 sai lầm sau trong những cuộc cãi vã.
1. Chỉ trích
Có thể bạn sẽ nghĩ: “Ô hay, cãi nhau mà không chỉ trích thì cãi làm gì?”.
Tuy nhiên, chỉ trích ở đây là cách giải quyết vấn đề rất tiêu cực, bao gồm đổ lỗi và cả hạ thấp người khác. Khi bạn chỉ trích người yêu của mình, bạn sẽ kể lể ra những điểm sai sót thâm căn cố đế, không thể thay đổi ở người yêu. Dấu hiệu của chỉ trích bao gồm những từ ngữ như “luôn luôn”, “lúc nào cũng”, “chưa bao giờ” và lôi những tội lỗi, sai lầm từ thập kỷ trước ra để đổ thêm dầu vào lửa. Nếu thường xuyên dùng những từ ngữ trên thì bạn đúng là một bậc thầy chỉ trích rồi.
Nếu bạn vẫn muốn phân định đúng sai, nhưng không muốn làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của mình, tiến sĩ Gottman có vài lời khuyên cho bạn đây. Đừng bao giờ dùng những từ ngữ độc hại như “luôn luôn”, “lúc nào cũng”, “không bao giờ”. Nói thẳng vào vấn đề: bạn thấy chuyện này sai ở đâu, cảm xúc của bạn như thế nào, bạn đề nghị cả hai nên làm gì để thay đổi tình hình.
2. Coi thường
40 năm nghiên cứu các cặp đôi, tiến sĩ Gottman đã chỉ ra rằng sự coi thường là lí do chính dẫn đến li hôn. Khi bạn nói chuyện với người khác bằng sự coi thường và thiếu tôn trọng, bạn có khuynh hướng móc mỉa, chỉ trích, réo tên cúng cơm, lườm nguýt. Không một ai chịu đựng nổi điều này, vợ/chồng/người yêu của bạn sẽ cả thấy vô dụng, vô nghĩa và muốn mau chóng được giải thoát khỏi bạn.
3. Phòng bị thái quá
Chính là “đóng vai nạn nhân” chứ còn gì!
Bạn luôn có lí do để bào chữa cho mọi hành vi của mình, ra vẻ mình là nạn nhân, thi thoảng đổ lỗi cho đối phương để họ “bớt bớt cái mồm lại”. Tuy nhiên, những “lí do lí trấu” mà bạn bịa ra chỉ ngầm báo với người kia rằng bạn là người vô trách nhiệm với hành động của mình, không coi cảm xúc của người khác ra gì.
Dấu hiệu của việc đóng vai nạn nhân là gì? “Ủa em làm gì sai nhỉ?, “Đây đâu phải lỗi của anh, là lỗi của em chứ?”. Nếu bạn muốn thay đổi thái độ đó, thử một trong các cách sau:
1. Lắng nghe đối phương.
Video đang HOT
2. Nhận sai và có trách nhiệm với hành động của mình, nếu bạn thật sự sai. Nói xin lỗi một cách chân thành.
3. Chiến tranh lạnh và vũ khí im lặng
Chiến tranh lạnh diễn ra khi cả 3 sai lầm tranh cãi phía trên đã chạm đến giới hạn chịu đựng của mỗi người, và cả hai quyết định không nói gì với nhau nữa. “Vâng, tôi chỉ thế thôi, dừng ở đây nhé”, rồi mỗi người ra một góc. Bạn dừng cuộc tranh cãi không phải vì thiện chí làm lành mà đơn giản là bạn không thể cãi thêm được nữa và cần một chút yên tĩnh để “nạp đạn” cho một trận chiến khác.
Nếu bạn không biết làm gì khi nước sôi lửa bỏng, cứ thở sâu thôi. Một hơi thở sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn rất nhiều đấy.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể tránh được những sai lầm cơ bản trong cãi vã để có một mối quan hệ suôn sẻ và lành mạnh nhé!
Theo guu.vn
10 điều nên làm sau chia tay giúp bạn vực dậy tinh thần
Trong tình yêu, chia tay là điều không dễ dàng. Việc xa rời một người đã từng yêu thương và trân trọng khiến bản thân cảm thấy tổn thương và đau đớn.
Ai cũng từng trải qua khoảng thời gian khó khăn sau chia tay. Cảm giác đau đớn và mất mát khiến họ trở nên suy sụp. Thậm chí, nhiều người vì không chịu được cú sốc này mà có những hành động mù quáng dẫn đến kết quả đau thương. Bạn biết đấy, tình yêu không phải là tất cả. Việc gặp gỡ, yêu thương và rời xa một ai không phải điều mà bạn có thể kiểm soát. Thế nên, thay vì khốn đốn trong chuyện tình xưa cũ, hãy gạt mọi cảm xúc đau thương mà đứng dậy bước tiếp. Dưới đây là 10 điều nên làm sau chia tay giúp bạn vực dậy tinh thần và mạnh mẽ bước tiếp.
TẬP THỂ DỤC
Nghe có vẻ vô lý nhưng đây thực chất là một điều bạn nên làm sau chia tay. Cảm giác thất tình khiến bạn luôn trong trạng thái đau đớn, tổn thương nên việc đến phòng tập là một điều hoàn toàn bổ ích. Tập thể dục sau chia tay giúp tâm trí ổn định hơn. Đồng thời, hành động này còn giúp não bạn tiết ra chất endorphin có tác dụng giảm căng thẳng và tăng cảm giác thỏa mãn.
Ảnh: Unsplash.com
Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động như đi bộ, nhảy múa, bơi lội... thay vì đến phòng tập để giúp giảm bớt cảm giác tiêu cực.
HỦY KẾT BẠN/ THEO DÕI TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Nhiều người có xu hướng không chấp nhận việc bản thân và đối phương đã chia tay nên vẫn còn "rình mò" hay quan tâm về người yêu cũ. Việc làm đó chẳng giúp được gì, ngược lại chỉ khiến họ càng thêm đau lòng và tuyệt vọng. Có một trong những điều cần thiết ngay sau chia tay là hủy kết bạn/ theo dõi đối phương trên mạng xã hội. Điều này khiến bạn không bị tác động trước những luồng thông tin về người cũ cũng như giúp bạn không tò mò về cuộc sống mới của đối phương.
Ảnh: Unsplash.com
Hãy nghĩ về lý do chia tay thay vì những kỷ niệm hạnh phúc của hai người. Bằng cách này, bạn có thể làm cho cuộc sống của mình sớm ổn định hơn.
CHĂM SÓC BẢN THÂN THẬT TỐT
Sau chia tay, nhiều người trở nên chán nản và không hứng thú với mọi điều xung quanh. Một số người sẽ có xu hướng "ăn chơi sa đọa", bỏ bê bản thân, công việc... Họ thậm chí còn không ra khỏi giường và đắm mình trong "cơn mưa" nước mắt.
Ảnh: Unsplash.com
Bạn biết không, dù có làm nhiều hành động hạ thấp bản thân hơn nữa, người ấy cũng chẳng trở về bên bạn. Vậy nên, thay vì tự hành chính mình, hãy học cách chăm sóc bản thân để trở nên xinh đẹp và khỏe mạnh hơn. Hãy ăn đủ bữa, ngủ đúng giờ và thường xuyên tham gia các hoạt động tích cực để có cuộc sống tốt hơn.
GẶP BẠN BÈ NHIỀU HƠN
Dù không còn người yêu, bạn vẫn còn người thân và bạn bè. Họ là những người luôn ở cạnh ủng hộ và yêu thương bạn. Đừng vì một người không yêu mà "đóng lại cánh cửa" cuộc đời. Hãy ra ngoài và gặp bạn bè thân thiết, cùng trò chuyện, đi chơi hoặc mua sắm với nhau. Những người thân yêu sẽ giúp bạn chóng quên thương tổn và khổ đau, giúp bạn trở lại là chính mình sau chia tay.
Ảnh: Unsplash.com
Hậu chia tay, làm sao để giải quyết những cảm xúc còn vương vấn về tình cũ?
Một nghiên cứu mới từ tâm lý học đã chỉ ra cách thức giúp một người có thể nhanh chóng đối mặt với tình trạng nhớ nhung người yêu cũ.
KHÓC
Bạn có thể khóc nếu như quá đau khổ. Đừng cố tỏ ra mọi thứ đều ổn và gắng gượng một mình, nó chỉ làm bạn rơi vào trạng thái tồi tệ hơn. Khóc giúp cơ thể loại bỏ cortisol dư thừa (hormone stress), khiến bản thân nhẹ nhõm hơn. Đây cũng được xem là một hành động bình thường sau chia tay. Vì cả hai đã từng yêu và quan tâm rất nhiều, thế nên thật kì lạ nếu bạn hoàn toàn bình tĩnh sau khi chia tay.
Ảnh: Unsplash.com
Hãy khóc đến khi không còn nước mắt để khóc, xem đó như một hành động để "mặc niệm" mối tình đã qua, sau đó hãy đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình còn đang dang dở.
NGHE NHỮNG BẢN NHẠC BUỒN
Đôi khi, chúng ta cần những "cú hích" để cảm xúc có thể đạt đến mức đỉnh điểm. Những bài hát buồn da diết với giai điệu miên man sẽ khiến bạn có cảm giác như kim nhọn châm vào tim mình. Dù vậy, sau một thời gian nghe đi nghe lại những khúc ca sầu não, bạn sẽ trở nên chai lì với cảm giác đau đớn và buồn tủi. Vô hình chung, bạn trở nên mạnh mẽ hơn và cảm giác khổ đau vì thất tình sẽ chẳng thể giày vò bạn.
Ảnh: Unsplash.com
TRÚT GIẬN THEO CÁCH AN TOÀN
Cảm giác bị phản bội và tức giận là điều hoàn toàn bình thường sau chia tay. Bạn có thể trút cơn giận của mình để bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là bạn có thể trút giận mọi lúc mọi nơi. Nên nhớ, hành động của bạn có thể khiến người khác chịu tổn thương. Đó là lý do vì sao bạn nên giải quyết cơn phẫn uất của mình một cách thông minh.
Ảnh: Unsplash.com
Bạn có thể viết một lá thư với tất cả phẫn nộ của mình gửi đến người cũ hoặc đeo tai nghe và thực hiện chuyến chạy bộ cho đến khi cơn tức giận của bạn chấm dứt. Bạn cũng có thể tham gia các bài tập vận động mạnh để giải thoát cảm xúc tiêu cực bên trong cơ thể. Chỉ cần nhớ, đừng giữ mối hận thù hay giận dữ quá lâu, điều đó không tốt cho sức khỏe của bạn.
LÀM NHỮNG ĐIỀU YÊU THÍCH
Đắm mình trong sở thích của bản thân là một cách tuyệt vời giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Trong thực tế, nếu là người sáng tạo, bạn có thể "đẩy" nổi buồn của mình vào các tác phẩm nghệ thuật. Đó là một hành động tuyệt vời. Bạn cũng có thể thư giãn với không gian thoải mái trong phòng tắm cùng một ly rượu vang và món bánh ngọt yêu thích. Điều này phần nào giúp bạn xóa tan những mệt mỏi và phiền não.
Ảnh: Unsplash.com
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU ĐÚNG, SAI
Nhật ký được xem là người bạn tốt nhất của bạn sau chia tay. Đừng cố lãng quên tất cả những kỉ niệm vui, buồn trước đó. Thay vì vậy, hãy chia sẻ chúng trong nhật ký của mình.
Ảnh: Unsplash.com
Hành động này giúp bạn bình tĩnh hơn, đồng thời khiến bạn có thể dễ dàng phân tích tính đúng sai trong việc làm của bạn. Qua những điều đã phân tích, bạn có thể dễ dàng rút kinh nghiệm hay sửa chữa những lỗi lầm của mình trong mối quan hệ sau.
Theo elle.vn
4 dấu hiệu nàng cần nghĩ ngay tới khi đang cân nhắc nên tiếp tục hay dừng lại cho một mối quan hệ Nếu anh chàng của bạn thường xuyên làm những điều này, tuyệt đối đừng bỏ qua bởi đó chính là báo động đỏ cho mối quan hệ. Tìm được tình yêu đã khó, nuôi dưỡng và duy trì tình cảm đó lớn dần theo thời gian còn khó khăn hơn gấp bội. Tuy vậy, không nhiều người trân trọng và gìn giữ tình...