Các nhà sản xuất chip trấn an trước tình hình quân sự Nga – Ukraine
Nhiều công ty trong ngành bán dẫn lo sợ chiến dịch quân sự Nga – Ukraine sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu, vốn đã kéo dài vì dịch Covid-19 và nhu cầu tăng cao chưa từng thấy.
Trước tình hình trên, các nhà sản xuất chip hôm 24.2 đã đưa ra thông điệp trấn an, nói rằng vấn đề quân sự ở Ukraine không có khả năng làm cho tình trạng thiếu hụt chip trở nên tồi tệ hơn. Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), Nga là thị trường nhỏ đối với ngành công nghiệp chip và việc nước này phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine không phải là mối đe dọa đối với nguồn cung chip. SIA cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh đối với Nga cũng không có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng của ngành.
Ngành công nghiệp bán dẫn cho biết vấn đề quân sự giữa Nga và Ukraine không phải là mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng
“Mặc dù tác động của những quy định mới đối với Nga có thể là đáng kể, nhưng Nga không phải là nước tiêu thụ trực tiếp số lượng lớn chất bán dẫn, chỉ chiếm chưa đến 0,1% lượng mua chip toàn cầu. Ngoài ra, ngành công nghiệp bán dẫn có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu và khí quan trọng, vì vậy chúng tôi không tin sẽ có những rủi ro làm gián đoạn nguồn cung cấp ngay lập tức liên quan đến vấn đề quân sự Nga và Ukraine”, Giám đốc điều hành SIA John Neuffer nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Vị thế của Ukraine với tư cách là nhà sản xuất neon lớn đã làm dấy lên những lo ngại, vì khí này được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn. Tuy nhiên, các công ty chip đã được cảnh báo về điểm tắc nghẽn có thể xảy ra vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Kết quả là các công ty chip đã nỗ lực đa dạng hóa nhà cung cấp của họ kể từ đó.
Theo Bloomberg, một số công ty lớn trong ngành bán dẫn cũng đưa ra thông điệp riêng nhằm xoa dịu khách hàng. “Chúng tôi không dự đoán bất kỳ tác động nào đến chuỗi cung ứng của mình. Chiến lược về việc có một chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng của chúng tôi sẽ giảm thiểu nguy cơ gián đoạn cục bộ tiềm năng”, Intel nói.
GlobalFoundries, công ty thiết kế và sản xuất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất của Mỹ, cho biết việc có các nhà máy trên khắp thế giới và có các nhà cung cấp địa phương riêng, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tiềm năng cho công ty. Được biết, GlobalFoundries có nhà máy ở ngoại ô New York (Mỹ), Dresden (Đức) và Singapore.
Mặc cho thị trường thiếu chip, Apple vẫn biết cách kiểm soát nguồn cung và tăng doanh số bán iPhone
Các nhà sản xuất chip vẫn đang phải vật lộn để tìm kiếm nguồn cung chip và Apple không phải ngoại lệ.
Nhưng Apple vẫn có cách để tămg doanh số bán smartphone bất chấp tình trạng thiếu chip gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung.
Tất cả là nhờ những chiến lược thông minh của Apple trong việc điều chỉnh nguồn cung chip.
Dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường như Counterpoint, IDC và Canalys tiết lộ cho thấy, doanh số bán iPhone cao hơn đã giúp Apple giành được ít nhất 3% thị phần trên thị trường smartphone toàn cầu trong Q3/2021, ngay cả khi lượng smartphone xuất xưởng trên thế giới đã giảm tới 6% do thiếu chip.
Nhà phân tích Tarun Pathak đến từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng Apple sẽ có một quý kinh doanh thuận lợi nữa và dự đoán Apple có thể chiếm tới 20% thị phần smartphone bán ra trong Q4/2021".
Nhờ đâu mà Apple có thể chiếm được lòng tin của giới phân tích như vậy ngay cả khi tình trạng khan hiếm chip vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt?
Tất cả là nhờ sức mua lớn của thị trường và việc Apple đi tắt đón đầu, sớm đạt được thỏa thuận cung cấp chip dài hạn. Điều này giúp Apple luôn đạt được sự chủ động về nguồn cung chip dù nhiều nhà cung cấp chip đã phải giảm sản lượng chip do các nhà máy ở Châu Á phải đóng cửa vì dịch bệnh.
Nhà phân tích tại Canalys, Ben Stanton chia sẻ: "Tình trạng thiếu chip chỉ xảy ra tệ nhất ở phân khúc smartphone giá rẻ. Vì vậy Apple ít chịu ảnh hưởng hơn so với các đối thủ cạnh tranh do hãng chủ yếu tập trung cho phân khúc cao cấp".
Dữ liệu từ Counterpoint tiết lộ, doanh số bán điện thoại ấn tượng của Apple đã góp phần giúp công ty sớm đạt doanh thu kỷ lục lên tới 100 tỷ USD trong Q3/2021. Không ngạc nhiên khi Apple đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm lên tới 83% tại thị trường Trung Quốc trong quý trước vì đây vẫn là thị trưởng chủ lực của Apple.
Không chỉ dẫn đầu phân khúc cao cấp tại thị trưởng tỷ dân, Apple cũng rất biết cách thu hút người dùng từ các đối thủ. Đơn cử như việc Apple tung ra các chương trình giảm giá iPhone 12 trước khi ra mắt iPhone 13 và đã thu hút rất nhiều khách hàng chuyển sang.
Mới đây có thông tin cho rằng, Apple sẽ sớm cắt giảm sản lượng iPad để tập trung nguồn cung chip cho iPhone.
Các nhà sản xuất chip sẽ thắng lớn khi metaverse phát triển Giới phân tích cho rằng metaverse được thiết lập để mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất chip trên toàn cầu. Tuy nhiên, các ngành liên quan đến công nghệ khác cũng có thể thu được lợi nhuận từ siêu vũ trụ ảo. Được coi là thế hệ tiếp theo của internet, metaverse nói chung là một thế giới ảo, nơi...