Các nhà khoa học TQ muốn hiện thực hóa ghép tạng lợn cho người
Biện pháp ghép tạng lợn cho người bị hạn chế vì rủi ro cơ thể bệnh nhân đào thải bộ phận khác loài và nguy cơ lây nhiễm virus. Công nghệ chỉnh sửa gen đang mở ra hướng đi mới.
Các nhà khoa học ở Trung Quốc khẳng định đã tạo thành công lợn biến đổi gen mang tế bào tương thích với hệ miễn dịch của người. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Biomedical Engineering ngày 21/9, theo South China Morning Post.
Nhóm tác giả cho biết đã sử dụng hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR-Cas9, kết hợp những công nghệ gen khác, để ức chế nhóm virus PERVs trên loài lợn và nguy hiểm với cơ thể người. Phương pháp này còn cải thiện mức tương thích về miễn dịch và đông máu của nội tạng lợn với người, giảm nguy cơ bệnh nhân đào thải bộ phận ghép sau phẫu thuật.
Nghiên cứu ghi nhận cá thể biến đổi gen có thể trạng, sinh sản bình thường và di truyền được gen đã chỉnh sửa cho thế hệ sau.
Video đang HOT
Các nhà khoa học ở Trung Quốc khẳng định đạt được đột phá trong nghiên cứu ghép tạng lợn cho người. Ảnh: Getty.
Ghép tạng lợn cho người được kỳ vọng là giải pháp cho tình trạng thiếu nguồn tạng cho bệnh nhân cần điều trị bằng phẫu thuật cấy ghép. Kích thước các bộ phận nội tạng trên cơ thể lợn khá tương đồng trên cơ thể người và thời gian lợn đủ trưởng thành để lấy tạng chỉ khoảng 6 tháng.
Phương pháp này vẫn còn hạn chế vì nguy cơ bệnh nhân đào thải bộ phận mới, liên quan đến mức độ tương thích và rủi ro lây nhiễm virus. Công nghệ chỉnh sửa gen đang mở ra hy vọng mới cho những nhà nghiên cứu.
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu ở Munich (Đức) đã đạt được đột phát khi ghép nội tạng từ lợn biến đổi gen sang 14 con khỉ đầu chó. Có 2 cá thể thí nghiệm sống sót trong 6 tháng sau phẫu thuật.
“Điều chỉnh gen nhiều hơn trên lợn nhằm tăng mức tương thích với hệ miễn dịch của người có thể cuối cùng sẽ đảm bảo cấy ghép chéo loài một cách an toàn và hiệu quả từ lợn”, các tác giả Trung Quốc khẳng định.
Theo George Church, chuyên gia từ Đại học Y khoa Harvard và là nhà đồng sáng lập Qihan Bio – hãng công nghệ sinh học đứng sau nghiên cứu, phương pháp của họ vẫn cần được kiểm nghiệm thêm trong tương lai. Nếu kết quả tích cực, công nghệ có thể giảm đáng kể sức ép về nguồn tạng cho y học.
Trứng gà chứa thuốc chữa viêm khớp và ung thư
Một dự án do Viện Công nghệ Roslin (Scotland) phát triển dựa trên công nghệ chỉnh sửa gen đã tạo ra được một giống gà có thể đẻ trứng chứa thuốc chữa bệnh.
Những con gà được cấy gen người giúp chúng đẻ trứng chứa các hoạt chất chữa bệnh. Ảnh: Viện Công nghệ Roslin.
Nếu gọi những quả trứng này là thuốc thì mức giá được cho là rẻ hơn 100 lần so với các loại dược phẩm tương tự hiện có.
Tiến sĩ Lissa Herron phụ trách dự án của Roslin khoe: "Chúng sống trong những chuồng rất lớn, được cho ăn, tưới nước và chăm sóc hàng ngày, nói chung là sống khá thoải mái".
Bà Herron khẳng định cơ chế đẻ trứng của gà không bị thay đổi và gà mẹ không có vấn đề về sức khỏe. Sau thành công ở bước thử nghiệm, dự án đang được nghiên cứu để mở rộng quy mô sản xuất đủ cho thương mại hóa.
Thông tin chi tiết chưa được tiết lộ, nhưng theo tiến sĩ Herron, bà và đồng nghiệp đã chèn một gen người - vốn thường tạo ra protein ở người - vào một phần DNA của gà liên quan đến việc tạo ra lòng trắng trong trứng gà.
Hiện giới khoa học vẫn đang nghiên cứu trên dê, thỏ và gà để áp dụng công nghệ biến đổi gen sao cho có thể sản xuất các protein trong sữa hoặc trứng của chúng giúp cho việc chữa bệnh trên người.
5 loại thực phẩm cần tránh để phòng dịch bệnh Để bảo vệ sức khỏe tốt, ngoài việc phòng ngừa đeo khẩu trang, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng các bạn phải biết món ăn cần tránh trong mùa dịch COVID-19 Thưc phâm không nên ăn đê phong tranh dich bênh Anh minh hoa Thit đông vât hoang da Mặc dù nguồn gốc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 chủng mới từ người...