Các nhà khoa học phát hiện mối liên hệ giữa ung thư và bệnh tim mạch
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng những người đã chữa khỏi bệnh ung thư, thường xuyên hơn những người khác, chết vì các bệnh về tim và mạch máu. Kết quả được công bố trên Tạp chí European Heart Journal.
“Số lượng người sống sót sau bệnh ung thư có thể có nguy cơ mắc các bệnh khác ngày càng tăng. Đối với những người trẻ tuổi bị ung thư, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn đáng kể so với những người không có tế bào ung thư”, Nicholas Zaorsky, tác giả của cuộc điều tra cho biết.
Một nhóm các nhà khoa học, quan sát khoảng ba triệu bệnh nhân trong suốt 40 năm, đã chỉ ra rằng 11 phần trăm những người chiến thắng bệnh ung thư sau đó chết vì đột quỵ hoặc các bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch. Trung bình, xác suất tử vong do các vấn đề về tim ở bệnh nhân ung thư cao gấp hai đến sáu lần bình thường. Đối với những người dưới 55 tuổi có chẩn đoán như trên thì nguy cơ tăng đến gần mười lần.
Nghiên cứu cũng cho thấy sau tuổi 75, nguy cơ tử vong do bệnh tim ở bệnh nhân ung thư giảm so với các nhóm tuổi khác.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tử cung, tuyến tiền liệt, bàng quang và tuyến giáp có khả năng tử vong vì bệnh tim cao hơn là do ung thư.
Ông Zaorsky nói rằng mình không nghiên cứu về tác dụng của ung thư đối với các tế bào tim, nhưng ông nhấn mạnh các loại thuốc được sử dụng cho hóa trị liệu có thể gây hại cho sức khỏe của tim.
Phương Thảo
Theo Ria.ru/GDTĐ
Thay đổi đáng kinh ngạc của người mẹ khi cho con bú và những điều tuyệt vời khi nuôi con bằng sữa mẹ mang lại
Cho con bú không những mang lại nguồn dinh dưỡng cho con mà còn giúp mẹ phòng tránh được vô số các loại bệnh.
Chắc hẳn mẹ nào mới sinh con xong cũng đều được khuyên nên cho con bú mẹ, nhưng liệu có mẹ nào đã biết hết những "siêu năng lực" mà việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại hay chưa?
Cho con bú không những là phương thức gắn bó tình mẫu tử giữa mẹ và con, mà nó còn giúp mẹ giảm cân, giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư, loãng xương, tim mạch và trầm cảm sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp con phát triển trí não và thể chất, cũng như bảo vệ con khỏi các loại bệnh nhiễm trùng.
Video đang HOT
Đó là chưa kể trong sữa mẹ còn mang tế bào gốc - đi qua cơ thể để trở thành một phần não, tim, thận hoặc mô xương của con. Hay sữa mẹ biết tự thay đổi để đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng con cần trong từng giai đoạn phát triển.
1. Cho con bú là cách giúp mẹ giảm cân
Sản xuất sữa và cho con bú là một công việc khó khăn đối với cơ thể của người phụ nữ. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, trên thực tế, công việc này có thể đốt cháy tới 500 calo mỗi ngày. Đây là lý do tại sao nhiều bà mẹ nhận thấy rằng cân nặng của mình đã giảm ngay sau khi sinh con. Vì lượng calo bị đốt cháy nhiều hơn so với lượng calo được cung cấp, cho nên các bà mẹ cho con bú sẽ giảm được vài cân mà không cần tập thể dục thêm.
2. Sữa mẹ thay đổi hương vị và màu sắc tùy theo thực phẩm mà mẹ ăn
Một nghiên cứu thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa kỳ cho biết mùi và vị của sữa mẹ thay đổi tùy theo những gì mẹ ăn. Điều này đặc biệt hữu ích vì nó cho phép các bé tiếp xúc với các hương vị khác nhau trong suốt hành trình cho bú mẹ và giúp bé bớt kén ăn hơn khi đến thời kỳ ăn dặm.
Thêm vào đó, có một sự thật thú vị nữa rằng sữa mẹ không phải là màu trắng, mà nó thay đổi màu sắc tùy thuộc vào thực phẩm mẹ hấp thụ cũng như lượng vitamin. Nếu mẹ thường xuyên vắt sữa thì sẽ dễ dàng nhận ra là đôi khi sữa có màu hơi xanh, hoặc vàng, hoặc hồng, tùy theo từng thời điểm.
3. Cơ thể mẹ tự động thay đổi thành phần sữa để đáp ứng nhu cầu của con
Sữa mẹ sẽ thay đổi các thành phần dinh dưỡng tùy thuộc vào nhu cầu cần thêm protein, khoáng chất và các loại vitamin đáp ứng theo từng giai đoạn phát triển của con. Hoặc những khi con đang phải "chiến đấu" với một số bệnh như cảm lạnh, ho, sổ mũi... thì sữa mẹ cũng biến mình thành những "chiến binh" cùng con đẩy lùi bệnh tật. Điều này có thể xảy ra từ tuần này sang tuần khác hoặc thậm chí ngày này sang ngày khác.
4. Sữa mẹ cung cấp tế bào gốc cho con
Trong quá trình lớn lên của mình, con vẫn cần một số trợ giúp từ mẹ để tiếp tục phát triển cơ thể. Sữa mẹ chính là chìa khóa cho quá trình này vì nó chứa các tế bào sống, đặc biệt là các tế bào gốc - nó đi qua cơ thể để trở thành một phần não, tim, thận hoặc mô xương của con.
5. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho cả mẹ và con đều hạnh phúc, gắn bó và yêu thương nhau hơn
Nuôi con bằng sữa mẹ kích thích não của mẹ và con cùng giải phóng oxytocin - hormone chịu trách nhiệm cảm nhận sự hạnh phúc và an toàn. Nó cũng xoa dịu, luôn giữ mức độ căng thẳng và lo lắng của mẹ ở một mức độ an toàn, giảm thiểu tình trạng mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Bên cạnh đó, hormone oxytocin còn giúp cho cả hai cảm thấy gắn bó và yêu thương nhau. Cho con bú cũng giúp mẹ nuôi dưỡng sự nhạy cảm của mình đối với con, kéo dài trong nhiều năm về sau. Mẹ hiểu con muốn gì, cần gì và biết cách ứng xử linh hoạt để phù hợp với tính cách của con. Mặt khác, nó cũng giúp con cảm thấy an tâm và cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.
6. Cho con bú giúp mẹ giảm khả năng mắc bệnh ung thư và các bệnh khác
Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ mắc một số bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim, trầm cảm sau sinh và khả năng bị đột quỵ. Tuy nhiên, nếu mẹ cho con bú càng lâu thì mẹ càng được bảo vệ khỏi các loại bệnh này.
Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết rằng mang thai và cho con bú có thể khiến cơ thể người phụ nữ hấp thụ canxi hiệu quả hơn rất nhiều, do đó, nó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương cho người mẹ.
7. Cho con bú cũng bảo vệ con khỏi các loại bệnh
Bác sĩ Duijts L - làm việc tại khoa Nhi, Trung tâm Y tế Erasmus (Hà Lan) khẳng định rằng các bệnh thông thường ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng tai, viêm đường hô hấp và đường tiêu hóa thường ít xuất hiện ở những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ có đặc tính bảo vệ trẻ khỏi một số loại bệnh nhiễm trùng ngay từ khi còn nhỏ.
8. Nuôi con bằng sữa mẹ là cách giúp con tăng cường trí nhớ và trí thông minh (IQ)
Một nghiên cứu của Giáo sư Michael Kramer, công tác tại Khoa Nhi thuộc trường Đại học McGill (Canada), chứng minh rằng nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ thông minh hơn. Theo đó, con càng được bú mẹ nhiều, đặc biệt là trong 28 ngày đầu sau sinh, thì não của con càng tăng trưởng và phát triển tốt, giúp tăng khả năng nhận thức và sự thông minh của con sau này.
9. Cơ thể người mẹ tự động sản xuất sữa có nhiều protein cho trẻ sinh non
Ông Clair-Yves Boquien, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh Dưỡng của trường Đại học Nantes (Pháp) cho biết sữa của các bà mẹ sinh non có nồng độ protein cao để giúp các em bé phát triển tốt sau khi chào đời. Ngoài ra, cơ thể người mẹ còn sản xuất ra sữa giàu chất béo, canxi và các khoáng chất khác - đây là chìa khóa cho sự phát triển của xương và não, giúp trẻ ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm trùng.
10. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp con phát triển cân nặng khỏe mạnh
Một nghiên cứu của Bác sĩ Koletzko, đến từ Bệnh viện Nhi Hauner trực thuộc trường Đại học Munich (Đức) đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ được bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh béo phì thấp hơn tới 30% so với trẻ không được bú mẹ. Cụ thể, cứ mỗi tháng con được bú mẹ thì sẽ giảm được 4% nguy cơ bị béo phì. Lý giải về điều này, bác sĩ Koletzko cho rằng bởi vì trong sữa mẹ có lượng vi khuẩn đường ruột tốt hơn, có thể ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất béo.
Nguyên Thảo
Nguồn: Brightside/toquoc
Cứu trái tim phải dùng tỏi đen, hoa hòe theo đúng cách sau Trong Đông y, tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc tốt để phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch mà muốn dự phòng biến chứng thì đều có thể sử dụng. Bệnh tim mạch rất phổ biến, dễ dẫn tới nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, để lại di chứng nặng nề cho con người. Trong...