Các nhà khoa học phát hiện loại vi rút bí ẩn đáng sợ lây truyền qua ve
Ve là thủ phạm lây lan hơn 25 loại bệnh ở người và động vật, điển hình là Lyme. Có nhiều loại bệnh mà bạn có thể chưa từng nghe đến, gồm một số loại chỉ mới được phát hiện vài năm trở lại đây, gồm cả vi rút đầm lầy ( wetland virus).
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại Trung Quốc đã công bố thông tin chi tiết về vi rút đầm lầy. Lần đầu tiên loại vi rút này được phát hiện vào năm 2019, sau khi một bệnh nhân bị ve cắn khi đang đi thăm công viên đầm lầy ở Nội Mông (khu tự trị phía bắc Trung Quốc) đã phải nhập viện với các triệu chứng sốt, đau đầu và nôn mửa, dẫn đến rối loạn chức năng nhiều cơ quan.
Để hiểu nguyên nhân gây bệnh cho người này, các nhà nghiên cứu đã giải trình tự gien được trích xuất từ mẫu máu nhằm tìm ra loại vi rút gây bệnh. Họ đã tìm thấy một loại vi rút chưa từng được biết đến trước đây, là họ hàng gần của các loại vi rút khác do ve truyền, gồm cả vi rút sốt xuất huyết Crimean- Congo nguy hiểm có tỷ lệ tử vong là 30%. Vi rút đất đầm lầy là một thành viên của chi Orthonairovirus trong họ Nairoviridae.
Nairoviridae là họ vi rút RNA đơn sợi, hình cầu. Các vi rút thuộc họ này thường được truyền từ động vật sang người qua vết cắn của ve và gây ra các bệnh nghiêm trọng ở người.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sàng lọc những bệnh nhân khác từ khắp vùng đông bắc Trung Quốc, vốn đã phát triển cơn sốt cấp tính trong vòng một tháng sau khi bị ve cắn. Điều này dẫn đến việc họ xác định thêm 17 trường hợp nhiễm vi rút đầm lầy và biết nó đã tồn tại trong khu vực.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát sinh thái quy mô lớn để tìm hiểu nguồn gốc của vi rút đầm lầy.
Nhóm đã xem xét ve cũng như gia súc và động vật hoang dã sống ở khu vực, vì động vật thường đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan các mầm bệnh do ve truyền. Họ phát hiện ra một số con cừu, lợn và ngựa bị nhiễm bệnh, cho thấy gia súc có thể là ổ chứa vi rút đầm lầy.
Đến nay, vi rút đầm lầy chỉ được tìm thấy ở vùng đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, loài ve liên quan đến việc truyền bệnh này có phạm vi phân bố rộng hơn nhiều trên khắp châu Âu và châu Á, nên có khả năng vi rút đầm lầy đã lan rộng hơn nhiều.
Các cuộc khảo sát về ve và gia súc, thậm chí cả những bệnh nhân bị sốt không rõ nguyên nhân, ở những nơi khác tại châu Á và châu Âu có thể xác nhận điều này.
Vi rút đất đầm lầy là một loại vi rút chưa từng được biết đến trước đây, họ hàng gần của các loại vi rút khác do ve truyền, gồm cả vi rút sốt xuất huyết Crimean-Congo nguy hiểm có tỷ lệ tử vong là 30% – Ảnh: Getty Images
Rất nhiều bệnh mới do ve truyền
Vì sao có vẻ chúng ta đang phát hiện ra rất nhiều bệnh mới do ve truyền vào thời điểm hiện tại?
Đầu tiên, nhiều bệnh do ve truyền có các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, đau đầu và mệt mỏi, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Hơn nữa, các bệnh do ve truyền không lây nhiễm, nên không xảy ra trong những đợt dịch nghiêm trọng như COVID-19 hoặc cúm.
Tổng hợp lại, những đặc điểm này khiến việc phát hiện bệnh do ve truyền lần đầu tiên trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, các kỹ thuật giải trình tự gien mới, gồm cả kỹ thuật được sử dụng để xác định vi rút đầm lầy, đã giúp phát hiện những mầm bệnh mới dễ dàng hơn.
Thứ hai, ngay cả khi phát hiện ra mầm bệnh mới ở bệnh nhân, việc liên kết mầm bệnh đó với ve không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhiều người bị ve cắn mà không biết.
Những con ve chưa hút máu rất nhỏ và thường bám vào da của chúng ta ở những nơi khó kiểm tra, như mu bàn chân. Ngoài ra, chúng ta không cảm thấy vết cắn của ve theo cùng một cách như khi bị muỗi đốt. Rất nhiều người mắc bệnh do ve truyền không có bất kỳ ký ức nào về việc bị cắn.
Thêm vào đó, với nhiều bệnh do ve truyền, triệu chứng có thể chậm xuất hiện, nên việc liên hệ chúng với vết cắn của ve không phải là điều rõ ràng. Ví dụ, các triệu chứng của bệnh Lyme thường xuất hiện từ 3 đến 10 tuần sau khi bị ve cắn.
Thứ ba, nhận thức y tế về các bệnh do ve truyền, đặc biệt là những bệnh mới nổi hoặc hiếm gặp, còn chưa đồng đều và ở nhiều nơi trên thế giới, các nguồn lực cần thiết để chẩn đoán chúng thường không có.
Những thiếu sót này phản ánh thực tế là hầu hết tác nhân gây bệnh do ve truyền chỉ mới được mô tả tương đối gần đây. Ngay cả nguyên nhân gây bệnh Lyme cũng chỉ được hiểu rõ từ đầu những năm 1980. Thế nên, hiểu biết khoa học và y tế về các bệnh do ve truyền vẫn còn xa mới đạt đến mức như các bệnh truyền nhiễm khác.
Video đang HOT
Những yếu tố này khiến việc xác định liệu các bệnh do ve truyền có thực sự gia tăng hay chúng ta chỉ cần cải thiện giám sát và chẩn đoán trở nên khó khăn.
Ngoài việc phát hiện ra các bệnh mới do ve truyền, chúng ta cũng thấy sự phân bố của những bệnh lây truyền qua ve truyền đã biết đang thay đổi. Có một số lý do khiến điều này xảy ra, trong đó có biến đổi khí hậu.
Hoạt động của ve bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ và độ ẩm, nên những thay đổi về khí hậu có thể ảnh hưởng đến thời điểm ve hoạt động và tạo ra các điều kiện cho phép ve phát triển mạnh ở những khu vực trước đây không phù hợp với mình.
Điều này có thể xảy ra với vi rút viêm não lây truyền qua ve. Loại vi rút này trước đây chỉ được phát hiện ở một số vùng của châu Á, Trung và Đông Âu, nhưng các trường hợp gần đây đã được báo cáo ở Hà Lan và Vương quốc Anh. Điều này đáng lo ngại vì trước đây nhiều người cho rằng khí hậu của Vương quốc Anh không phù hợp với loại vi rút đó.
Ở những vùng ôn đới của bán cầu bắc, Lyme vẫn là căn bệnh do ve truyền phổ biến nhất. Tuy nhiên, các bệnh khác đang ngày càng được báo cáo nhiều hơn. Bệnh sốt rét ở người đang trở nên phổ biến hơn tại Mỹ và các trường hợp sốt xuất huyết Crimean-Congo gia tăng ở miền Nam lẫn Đông Âu.
Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh do ve truyền, bạn nên mặc quần dài và sử dụng thuốc xịt chống côn trùng khi đi bộ đường dài, cắm trại ở những khu vực có nhiều cỏ và rừng. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra kỹ bản thân và chó xem có ve không khi về nhà.
Nếu bị cắn, bạn hãy loại bỏ ve càng sớm càng tốt để tránh để lại các phần miệng của ve mắc kẹt trong da. Nếu bạn bị phát ban, sốt hoặc các triệu chứng giống cúm, hãy đến gặp bác sĩ và nói với họ về vết cắn đó.
6 tác dụng đáng ngạc nhiên của dầu óc chó đối với sức khỏe
Óc chó được biết là một trong những loại hạt lành mạnh và tốt cho sức khỏe nhất giờ giàu omega-3, selen, protein, chất xơ,...
Dầu óc chó được chiết xuất từ hạt óc chó thông qua quá trình ép tinh chế hoặc ép lạnh.
Dầu óc chó được chiết xuất từ quả óc chó, có mùi nhẹ nhàng, vị bùi,... rất được các bà mẹ thêm vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi ăn dặm.
1. Tác dụng tiềm năng của dầu óc chó đối với sức khỏe
Lợi ích chính của dầu óc chó tới từ thành phần axit béo omega-3 alpha-linolenic (ALA). Đây là một axit béo thiết yếu không bão hòa đa cùng nguồn vitamin K dồi dào. Theo USDA, giá trị dinh dưỡng trong 1 thìa canh dầu óc chó bao gồm: 120 Kcal; 13,6 gam chất béo; 1,41 gam axit béo omeg-3; không chứa đường, protein hoặc chất xơ nào.
Theo Healthline, dưới đây là 7 lợi ích tiềm năng của dầu óc chó đối với sức khỏe dựa trên các nghiên cứu khoa học:
- Có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe làn da
Như đã nói ở trên, dầu óc chó giàu axit béo omega-3 alpha-linolenic (ALA). Trong cơ thể, một số ALA được chuyển thành các dạng dài hơn của axit béo omega-3 là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) có tác dụng giúp hình thành các thành phần cấu trúc của làn da, chống lại các rối loạn viêm da và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Dầu óc chó giàu axit béo omega-3 alpha-linolenic (ALA) (Ảnh: ST)
Hơn nữa, dầu óc chó cũng chứa hàm lượng cao axit béo omega-6 linoeic (LA) - đây là một loại axit béo chiếm ưu thế lớn nhất ở lớp biểu bì da.
- Có thể giúp giảm viêm
Một nghiên cứu kéo dài 6 tuần năm 2007 trên NCBI thực hiện trên 23 người trưởng thành bị cholesterol cao. Người tham gia được thêm ALA vào chế độ ăn hàng ngày. Kết quả cho thấy, tình trạng viêm trong cơ thể ở nhóm này đều được giảm xuống.
Tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng chống viêm của dầu óc chó còn tương đối nhỏ lẻ, vẫn cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn với các số liệu chỉ ra được các hợp chất có lợi trong quả óc chó được bảo toàn đến mức nào trong quá trình chiết xuất dầu để đạt được lợi ích chống viêm và chống oxy hóa tế bào.
- Có thể giúp hạ huyết áp
Một nghiên cứu năm 2013 trên NCBI với sự tham gia của 15 người bị thừa cân, béo phì và có mức cholesterol cao ở mức trung bình. Khi được thêm quả óc chó nguyên hạt giàu ALA và vitamin K vào chế độ ăn, nhóm này cho thấy huyết áp được cải thiện một cách đáng kể - một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim cũng như cải thiện chức năng mạch máu.
Dầu óc chó được chiết xuất từ quả óc chó bằng phương pháp ép nhiệt hoặc ép lạnh (Ảnh: ST)
Tuy nhiên, đây mới chỉ là tác dụng của quả óc chó, nên chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu sử dụng dầu óc chó để chỉ ra lợi ích của dầu óc chó với việc cải thiện huyết áp và bệnh mạch máu như thế nào.
- Cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài và không được kiểm soát có thể dẫn tới nhiều tổn thương cho sức khỏe tại mắt, thận, tim và rủi ro đột quỵ.
Theo Healthline, một nghiên cứu trên 100 người mắc tiểu đường type 2 tiêu thụ 1 thìa 15 gam dầu óc chó mỗi ngày trong 3 tháng cho thấy lượng đường trong máu lúc đói và nồng độ hemoglobin A1c giảm một cách đáng kể.
Điều này được giải thích là do dầu óc chó có nồng độ chất chống oxy hóa cao, có thể giúp chống lại quá trình stress oxy hóa tế bào liên quan tới lượng đường trong máu tăng.
- Cải thiện mức cholesterol
Một nghiên cứu năm 2003 trên NCBI trên 60 người trưởng thành có mức triglyceride cao sử dụng viên nang chứa 3 gam dầu óc chó mỗi ngày trong 45 ngày liên tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức triglyceride trong máu của nhóm này đã giảm xuống thấp hơn đáng kể so với chỉ số trước đó.
Hàm lượng axit béo omega-3 và hợp chất chống oxy hóa cao trong dầu óc chó đã giúp cải thiện mức cholesterol hiệu quả (Ảnh: ST)
Các nhà khoa học giải thích rằng, hàm lượng axit béo omega-3 và hợp chất chống oxy hóa cao trong dầu óc chó đã giúp cải thiện mức cholesterol hiệu quả, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy vậy, do mô hình nghiên cứu nhỏ nên vẫn cần thêm nghiên cứu quy mô lớn hơn trước khi kết luận chính xác về liều lượng dầu óc chó cần thiết để đạt được lợi ích này.
- Có thể có tác dụng chống ung thư
Theo Healthline, một nghiên cứu năm 2014 trên NCBI thực hiện trong ống nghiệm cho thấy urolithin (hợp chất được cơ thể chuyển đổi từ ellagitannin trong quả óc chó thành axit ellagic và sau đó chuyển thành urolithin) có thể giúp điều chỉnh mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và kích hoạt quá trình chết tế bào ung thư theo chương trình.
Với óc chó nguyên quả, việc tiêu thụ trực tiếp cũng đã được nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và quan sát chỉ ra là có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư trực tràng.
Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu trên quần thể người lớn để xác nhận những phát hiện này.
2. Rủi ro sức khỏe
Dầu óc chó hầu hết an toàn với mọi đối tượng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dầu óc chó cũng có thể liên quan tới một số rủi ro sức khỏe, bao gồm:
- Béo phì hoặc thừa cân: Mặc dù dầu óc chó được coi là chất béo lành mạnh, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây ra tăng cân vì ngay cả một thìa canh dầu cũng chứa hơn 100 Kcal.
Dầu óc chó hầu hết an toàn với mọi đối tượng (Ảnh: ST)
- Dị ứng: Nếu có tiền sử dị ứng hạt hay quả hạch, bạn cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với dầu óc chó. Tốt nhất nên tránh sử dụng để giảm nguy cơ dị ứng nghiêm trọng, thậm chí là sốc phản vệ.
- Tương tác thuốc: Dầu óc chó có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Vì vậy, cần nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm dầu óc chó vào chế độ ăn hàng ngày nếu đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc theo đơn nào.
3. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan tới tiêu thụ và lợi ích của dầu óc chó đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
- Dầu óc chó tốt hơn hay dầu ô liu tốt hơn?
Dầu ô liu được lấy từ quả của cây ô liu. Theo USDA, 1 thìa canh (13,5 gam) dầu ô liu chứa 119 kcal và 13,5 gam chất béo. Dầu ô liu không chứa bất kỳ carbohydrate (đường), protein hoặc chất xơ nào.
Dầu ô liu cũng là nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời. Dầu cũng chứa các hợp chất có lợi gọi là các chất chống oxy hóa như phytosterol, polyphenol, tocopherol, axit terpenic và squalene.
Tùy thuộc vào mùi, hương vị, độ chua và chất lượng mà ô liu được phân loại thành nhiều loại khác nhau như dầu ô liu tinh chế, dầu ô liu nguyên chất và dầu ô liu nguyên chất tuyệt đối (đây là loại cao cấp nhất).
Dầu óc chó tốt hơn hay dầu ô liu tốt hơn?
Giống như dầu óc chó, dầu ô liu có thể được sử dụng để nấu ăn, chiên, nướng và làm sốt salad. Tuy nhiên, cả dầu ô liu và dầu óc chó đều không thích hợp để nấu ở nhiệt độ cao vì chúng dễ bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao. Khi nói đến hương vị, dầu óc chó chủ yếu có vị hạt, trong khi dầu ô liu có vị gần như ngọt.
Cả dầu óc chó và dầu ô liu đều chủ yếu chứa axit béo không bão hòa (đặc biệt là axit omega-3), thường được coi là chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, dầu ô liu chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn hơn (khoảng 73%), trong khi dầu óc chó chứa nhiều axit béo không bão hòa đa hơn (khoảng 63%). Trong trường hợp này, dầu óc chó là nguồn chất béo tốt hơn vì nó chứa nhiều ALA hơn gần 10 lần so với dầu ô liu.
Dầu óc chó và dầu ô liu đều chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Chúng cũng là nguồn tuyệt vời của các chất chống viêm và chống oxy hóa, có lợi cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất có lợi này trong dầu óc chó và dầu ô liu hoạt động đặc biệt tốt khi kết hợp với nhau, vì vậy cả hai đều là những chất bổ sung tuyệt vời cho hầu hết các chế độ ăn uống.
- Ăn dầu óc chó có béo không?
Câu trả lời là có. Như đã nói ở trên, mặc dù chất béo trong dầu óc chó là chất béo lành mạnh nhưng tiêu thụ quá mức có thể dẫn tới tăng cân, về lâu dài có thể gây ra béo phì.
Nhìn chung, dầu óc chó là một loại dầu lành mạnh tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều độ tuổi. Tùy thuộc vào khẩu vị và nhu cầu mà bạn có thể thêm dầu óc chó vào các món nướng, trộn, xào,... để thêm hương vị và nhận được thêm nhiều lợi ích sức khỏe.
Anh phát triển loại robot siêu nhỏ điều trị chứng phình động mạch não Các nhà khoa học tại Anh đang phát triển một loại robot siêu nhỏ để điều trị chứng phình động mạch não có nguy cơ gây tử vong cao. Các nanorobot có kích thước bằng khoảng 1/20 tế bào hồng cầu của con người. Ảnh: Đại học Edinburgh Đại học Edinburgh đã tạo ra nanobot được làm từ oxit sắt, hình cầu, có...