Các ‘nhà khoa học nhí’ tranh tài sáng tạo với công nghệ MESH
MESH là từ viết tắt của Make – Experience – Share với ý nghĩa khuyến khích các em học sinh làm được một ứng dụng cụ thể từ các khối cảm biến, trải nghiệm ứng dụng mình tạo ra và chia sẻ với các bạn.
36 học sinh đến từ trường THCS Trần Văn Ơn và THCS Huỳnh Khương Ninh đã có buổi ngoại khóa đầy sáng tạo và lý thú trong chương trình “Tìm hiểu Khoa học cùng Sony” với chủ đề công nghệ cảm biến MESH.
Chính vì không giới hạn ở một sản phẩm nhất định, công nghệ MESH giúp các em học sinh thỏa sức tìm tòi, khám phá, phát huy sáng tạo để tự làm ra những sản phẩm theo sở thích của mình. Buổi ngoại khóa lần này càng trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết với sự có mặt của chú chó robot aibo.
Thú vị, bổ ích và mang tính giáo dục cao, chương trình thể hiện tâm huyết của người đứng đầu Sony với mong muốn mang cảm xúc đến cho trẻ em nói riêng và thế giới nói chung thông qua sức mạnh của sáng tạo và công nghệ.
Ông Tsuda Yasuhiro, Tổng Giám đốc Sony Electronics Việt Nam cho biết: “Cảm biến MESH là bộ công cụ dễ sử dụng và mang lại nhiều thú vị khi được kết hợp với những vật dụng trong đời sống. Vì vậy, chúng tôi muốn mang đến cơ hội trải nghiệm những điều thú vị này đến với các em học sinh, để các em thỏa sức sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng của mình”.
Video đang HOT
Đặc biệt, tham dự chương trình lần này, các em học sinh được chạm tay vào chú chó robot aibo đáng yêu và thông minh. Không chỉ tích hợp hàng loạt những công nghệ hiện đại của Sony về trí thông minh nhân tạo và camera, chú chó aibo còn là thành tựu đỉnh cao của một loạt các cảm biến, là công nghệ mà các em vừa trải nghiệm trong chương trình. Nhờ có các cảm biến này, các bạn nhỏ có thể tương tác với aibo thông qua các động tác chạm hoặc vuốt ve lên phần lưng.
Không dừng lại ở đó, MESH mang đến cho các em những khái niệm đầu tiên về cảm biến, về tự động hóa, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, suy nghĩ logic và giải quyết vấn đề
Theo kỷ nguyên số
Khẳng định vị thế trong 'làng' khoa học thế giới
Tạp chí PLoS Biology (tạp chí khoa học và sinh học, Mỹ) mới công bố một danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới được xếp vào nhóm được trích dẫn nhiều nhất.
Vị thế và sự hội nhập, nghiên cứu của các nhà KH Việt Nam trong nước so với thế giới đang được khẳng định.
Theo đó, 3 nhà khoa học Việt Nam xuất hiện trong danh sách này là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Thời Trung - Viện trưởng Viện khoa học tính toán Trường Đại học Tôn Đức Thắng và PGS.TS Trần Xuân Bách (Trường Đại học Y Hà Nội - chuyên gia nghiên cứu về y tế cộng đồng).
Sự có mặt của các nhà khoa học xuất sắc trong bảng xếp hạng này thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học Việt Nam đang từng bước khẳng định chỗ đứng trên mặt tiền khoa học thế giới và hội nhập với các chuẩn mực của quốc tế.
Trước đó, năm 2016, giáo dục ĐH Việt Nam đón nhận tin vui: Việt Nam có năm người Việt lọt vào top các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới theo công bố của Thomson Reuters. Năm 2017 - theo thông báo của Clarivate Analytics, có bốn nhà nghiên cứu người Việt trong danh sách hơn 3.300 nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Đây có thể nói là bước đột phá để khoa học Việt Nam sớm sánh vai với các nước, nhanh chóng tiếp cận tiến bộ khoa học thế giới.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, năm nay, 3 nhà khoa học Việt Nam và gốc Việt lọt top 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới cho thấy, giáo dục ĐH Việt Nam đã tạo động lực và sức mạnh lan tỏa mạnh mẽ trong giới khoa học. Mỗi bài báo khoa học đăng trên tạp chí uy tín thế giới với tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường Việt là một lần thương hiệu và uy tín của nhà trường được thể hiện.
Thành công của 3 nhà khoa học cộng với tin vui 3 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam lần đầu tiên được ghi danh trong bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới THE WUR (Times Higher Education World University Ranking) tạo ra khí thế mới, sắc thái mới của giáo dục đại học Việt Nam trên con đường đổi mới, hội nhập.
Chia sẻ về niềm tự hào, xúc động, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: "Đây là bảng xếp hạng có uy tín của nhóm các nhà khoa học của ĐH Stanford, Mỹ. Họ đánh giá rất công bằng và khách quan. Nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2017 của gần 7 triệu nhà khoa học đã công bố và lọc ra top 100.000 người ưu tú nhất. Điều đó khẳng định vị thế và sự hội nhập, nghiên cứu của các nhà KH Việt Nam trong nước so với thế giới.
Tuy nhiên, điều tạo nên thành công đó là sự cần cù, miệt mài, kiên trì, đặc biệt là tiếp cận với trình độ thế giới. Sự khác biệt lớn trong nhóm nghiên cứu không chỉ từ thuần túy cơ bản lý thuyết mà xuất phát từ thực tiễn. Ví dụ như khi nghiên cứu về mô phỏng các vật liệu cháy nổ, chống thấm... chúng tôi kết hợp với các đối tác trong nước và quốc tế để giải quyết. Trên cơ sở thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu đã nhận bằng sáng chế và có công bố kết quả trên tạp chí thế giới".
Có thể nói, chất lượng giáo dục ĐH và uy tín quốc tế là hai trong nhiều yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn tại và phát triển của các trường ĐH. Trên thực tế, không dễ gì xác lập được chỗ đứng khoa học trên thế giới. Thành công của các nhà khoa học Việt Nam đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ trong nghiên cứu khoa học, ghi dấu ấn để giáo dục ĐH Việt Nam hướng đến thực hiện mục tiêu "Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025" của Thủ tướng Chính phủ.
Trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, để GD khoa học thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, cần có một chiến lược phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Song điều quan trọng nhất, như GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ "hạnh phúc chỉ mỉm cười với những ai kiên trì, hăng say lao động. Nếu đam mê, kiên trì, có hoài bão nhất định sẽ thành công".
Theo Giáo Dục & Thời Đại
Tiếp nhận nhiều công nghệ mới do LB Nga chuyển giao Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch MASI, Giáo sư, Viện sĩ Igor Dorokhov cho biết các công nghệ mới được chuyển giao cho AIC lần này liên quan đến nhiều lĩnh vực như: An ninh mạng; công nghệ viễn thám ứng dụng cho phân tích, dự báo về biến đổi khí hậu..... Chiều 15-9, tại thủ đô Moscow (LB Nga), Viện Hàn...