Các nhà khoa học lại phát hiện ra cách lạ có thể chống lại bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới cho thấy, lạnh run trong 1 giờ mỗi ngày có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà khoa học Hà Lan vừa phát hiện ra rằng lạnh run giúp giảm lượng đường trong máu, theo tờ Daily Mail (Anh).
Bệnh tiểu đường loại 2 kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Có nhiều cách để ngăn ngừa bệnh này, và các nhà khoa học mới tìm ra một cách độc đáo. Đó là tiếp xúc với lạnh! Theo Daily Mail.
Cách này có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu mới cho thấy, lạnh run trong 1 giờ mỗi ngày có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hóa ra lạnh run cầm cập có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan nhận thấy việc thường xuyên tiếp xúc với cái lạnh có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Video đang HOT
Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Maastricht (Hà Lan) thực hiện, tiến hành trên 15 người béo phì được tiếp xúc với nhiệt độ lạnh tới 10 độ C – tương tự như khi tắm nước lạnh, bằng cách mặc một bộ đồ đặc biệt để kiểm soát nhiệt độ.
Tất cả những người tham gia phải chịu đựng cái lạnh run trong 1 giờ mỗi ngày, trong 10 ngày liên tục.
Cử động run được đo bằng các thiết bị đặc biệt đặt trên da để cảm nhận hoạt động điện của cơ vì không phải ai cũng có thể thấy rõ họ đang run.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra đường huyết của những người tham gia trước khi thử nghiệm bắt đầu, và ngay sau đó.
Kết quả cho thấy lượng đường trong máu của những người tham gia giảm trung bình từ 5,84 xuống 5,67 mmol/L – tương đương với khoảng 6%, theo Daily Mail.
Để so sánh, mức đường huyết lúc đói trên 5,5 mmol/L được xem là bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đường được đào thải nhanh hơn khi cơ thể lạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chỉ số huyết áp – vốn thường cao hơn ở người béo phì, cũng giảm 8,4%.
Tác giả chính, nghiên cứu sinh tiến sĩ Adam Sellers, từ khoa Khoa học Dinh dưỡng và vận động thuộc Đại học Maastricht và nhóm nghiên cứu, cho biết việc tiếp xúc với lạnh có thể là một “chiến lược để điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2″.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đường được đào thải nhanh hơn khi cơ thể lạnh vì nó kích hoạt chất béo dự trữ để tạo ra nhiệt thông qua việc đốt cháy lượng calo dư thừa được lưu trữ bên trong.
Chính vì lý do này, các chuyên gia cho rằng tắm nước lạnh có thể giúp giảm cân.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy sự co cơ nhanh chóng khi run cũng giúp khởi động phản ứng trao đổi chất theo cách tương tự.
Nhưng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận cơ chế chính xác trước khi đưa ra áp dụng.
Tác giả Adam Sellers cho biết: Đây là bước đầu tiên quan trọng để xem xét tác dụng của lạnh run đối với sức khỏe.
Những phát hiện của chúng tôi đầy hứa hẹn và có thể có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe, vì lạnh run cải thiện nhiều chỉ số về tim mạch có liên quan đến các bệnh như tiểu đường loại 2, Adam Sellers cho biết.
Các chuyên gia đã trình bày nghiên cứu tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường châu Âu (EASD) ở Stockholm, Thụy Điển diễn ra từ 19 – 23.9, theo Daily Mail.
Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị suy thận?
Người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) dễ bị suy thận, do khi đường huyết cao sẽ gây ra tổn chương mạch máu ở thận, ảnh hưởng dây thần kinh truyền đến bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu.
Thạc sĩ - bác sĩ Trần Viết Thắng (Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận bằng nhiều cơ chế.
3 cơ chế khiến bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận
Thứ nhất là sự tổn thương các mạch máu ở thận. Các đơn vị lọc của thận có rất nhiều mạch máu nhỏ. Khi đường huyết cao sẽ gây tổn thương các mạch máu này, làm các mạch máu bị hẹp lại hay tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu và làm tổn thương các đơn vị lọc này, làm cho albumin (là một loại protein) bị mất qua nước tiểu, theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận.
Theo bác sĩ Thắng, nguyên nhân thứ 2, khiến bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận là do tổn thương các dây thần kinh. Các dây thần kinh có vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm bàng quang. Tín hiệu thần kinh từ bàng quang báo cho não biết bàng quang đầy và có cảm giác mắc tiểu.
"Khi đường huyết cao sẽ làm tổn thương những tín hiệu thần kinh này, người bệnh sẽ không cảm nhận được khi nào bàng quang đầy để đi tiểu kịp thời, làm tăng áp lực của bàng quang cũng làm thận bị tổn thương", bác sĩ Thắng phân tích.
Thứ 3 là nhiễm trùng đường tiểu. Đường huyết cao là một yếu tố thuận lợi làm người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn thông thường. Ngoài ra, tình trạng ứ đọng nước tiểu cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, đa số người bệnh có nhiễm trùng đường tiểu dưới nhưng một số trường hợp nhiễm trùng có thể lan lên thận và làm tổn thương thận.
Bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận bằng nhiều cơ chế.. ẢNH SHUTTERSTOCK
Làm thế nào để biết phát hiện tổn thương thận ở ngườ bệnh đái tháo đường?
Bác sĩ Thắng cho biết, hầu hết những người bị tổn thương thận giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng gì nên cách tốt nhất để phát hiện sớm tổn thương thận là xét nghiệm tầm soát bằng cách kiểm tra chức năng thận và xét nghiệm nước tiểu mỗi năm một lần. Xét nghiệm này kiểm tra một lượng rất nhỏ protein trong nước tiểu được gọi là albumin niệu, giúp phát hiện những tổn thương thận ở giai đoạn sớm.
Loại trái cây giúp ích cho người tiền tiểu đường Đã có những cảnh báo không ngừng từ giới khoa học về sự gia tăng liên tục của bệnh tiểu đường. Trước khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh trải qua giai đoạn tiền tiểu đường. Đây là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường, nhưng chưa đến ngưỡng để bị chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Điều...