Các nhà khoa học “giải oan” cho Christopher Columbus?
Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết Christopher Columbus có thể không phải chịu trách nhiệm đã đưa bệnh giang mai đến châu Âu, dựa trên di tích khảo cổ học.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo thông tin mới nhất, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra các dấu vết của vi khuẩn gây bệnh giang mai trong di tích khảo cổ từ Phần Lan, Estonia và Hà Lan trước các cuộc thám hiểm của Columbus. Các phát hiện đã được công bố trên tạp chí Current Biology.
Tác giả nghiên cứu Verena Schnemann, giáo sư cổ sinh học tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ, cho biết: “Có vẻ như đợt bùng phát bệnh giang mai đầu tiên được biết đến không thể chỉ là do các chuyến đi của Columbus đến châu Mỹ”.
Bệnh giang mai, một bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện có thể dễ dàng chữa khỏi nếu phát hiện sớm, đã hoành hành ở châu Âu vào cuối thế kỷ XV và giết chết hàng triệu người trong hai thế kỷ sau đó.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về các chủng vi khuẩn có liên quan trong các di tích lịch sử – một loại gây ra một căn bệnh gọi là bệnh ghẻ cóc, vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và một loại mầm bệnh khác, trước đây chưa được biết đến.
Bằng cách phân tích mã di truyền của vi khuẩn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiền thân của tất cả bệnh giang mai hiện đại có thể đã tiến hóa từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI.
Nhưng sự đa dạng mới được phát hiện giữa họ vi khuẩn gây ra bệnh giang mai có thể cho thấy căn bệnh này có nguồn gốc hoặc phát triển ở châu Âu, có khả năng xóa tan giả thuyết lâu nay rằng Columbus và các thủy thủ của ông đã gây ra sự bùng phát sau một trong bốn chuyến đi từ năm 1492 – 1502.
Video đang HOT
Mặc dù bệnh giang mai có thể điều trị được khi phát hiện sớm nhưng đây vẫn là một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng. Dữ liệu gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có 6 triệu trường hợp mắc bệnh giang mai mới trên toàn thế giới vào năm 2016.
Lật lại vụ thử thuốc kháng sinh Penicillin tại Mỹ gần 100 năm trước
Để thử nghiệm công dụng của thuốc kháng sinh Penicillin mới được phát hiện trên các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong những năm 40 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Mỹ đã cố ý làm các binh sĩ, tù nhân và những người bị bệnh tâm thần ở Guatemala mắc bệnh giang mai và các bệnh tình dục khác.
Thử nghiệm vô đạo đức
Đầu năm 2019, một thẩm phán ở bang Maryland của Mỹ đã ra phán quyết cho phép tiếp tục đơn kiện tập thể đòi bồi thường 1 tỉ USD chống lại trường Đại học Johns Hopkins, Công ty dược phẩm Bristol-Myers Squibb và Quỹ Rockefeller vì vai trò của các tổ chức này trong thí nghiệm khiến hàng trăm người Guatemala bị lây nhiễm bệnh giang mai tiến hành vào những năm 1940.
Phán quyết này được xem là chiến thắng cho 444 nạn nhân và thân nhân của những người bị ảnh hưởng trong vụ thử nghiệm vô đạo đức năm nào. Vụ việc bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ trước.
Đây là thời điểm mà thuốc penicillin - loại thuốc kháng sinh đầu tiên mà các nhà y khoa học khám phá ra - mới được Tập đoàn Dược phẩm Bristol-Myers Squibb của Mỹ bào chế thành công. Đến nay, công dụng của penicillin đều đã được thế giới biết rõ.
Thuốc này trong những năm qua cũng đã được sử dụng để cứu chữa cho rất nhiều người. Tuy nhiên, ở thời điểm mới được phát hiện ra, người ta chưa biết được hết tất cả tác dụng của nó đối với các loại bệnh tật. Đó cũng chính là lý do của sự ra đời của thí nghiệm gây phẫn nộ của Mỹ.
Một nữ y tá Mỹ chuẩn bị tiêm kháng sinh cho bệnh nhân.
Chương trình thử nghiệm nói trên được Chính phủ Mỹ chấp thuận, được Quỹ từ thiện Rockefeller ở New York hỗ trợ tài chính thông qua Ủy ban Phê duyệt tài trợ Liên bang nhằm kiểm nghiệm công dụng của thuốc kháng sinh penicillin trong việc ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo một số nguồn tin, sở dĩ các nhà nghiên cứu Mỹ đã cố gắng ngăn chặn và tìm cách chữa khỏi bệnh lậu và giang mai bởi thực tế trong những năm Chiến tranh thế giới II cho thấy những bệnh này đặc biệt gây tổn hao nhân lực trong quân đội.
Theo một tài liệu của Chính phủ Mỹ năm 1943, bệnh lậu được cho là làm mất 7 triệu ngày làm việc của quân đội mỗi năm. Chi phí điều trị cho các bệnh này lên tới khoảng 34 triệu USD và các phương pháp điều trị thường được sử dụng lại không hiệu quả. Ban đầu, Tiểu ban về các bệnh hoa liễu thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Mỹ đưa ra một số phương án về nơi tiến hành thí nghiệm. Trong đó, phương án cơ sở tâm thần đã bị loại trừ vì các bệnh nhân sẽ không thể đồng ý chấp nhận tham gia thử nghiệm.
Các nhân viên quân sự cũng từ chối vì họ không muốn phải dứt bỏ việc quan hệ tình dục. Phương án tiến hành tại nhà tù sau đó được chấp thuận và triển khai sau khi các bệnh nhân được hứa hẹn trả 100 USD để làm tình nguyện tham gia thử nghiệm và một số tù nhân chẳng mấy quan tâm đến tình trạng của bản thân. Song, kế hoạch này đã thất bại vì một số bệnh nhân đã không nhiễm bệnh sau khi được cấy các chủng bệnh lên cơ quan sinh dục.
Một nguyên đơn trong vụ kiện.
Sau đó, qua một số tiếp xúc phương án tiến hành thử nghiệm tại Guatemala được chấp thuận. Một số bên tại nước này cũng đã tham gia vào nghiên cứu. Trong khuôn khổ chương trình, từ năm 1946 đến 1948, các nhà khoa học tại trường Đại học John Hopkins đã cố tình gây nhiễm bệnh cho người dân tại Guatemala để phục vụ cho việc nghiên cứu của họ. Ban đầu, một nhóm những cô gái hành nghề mại dâm tại địa phương đã cố tình để bị nhiễm vi khuẩn giang mai và một số bệnh hoa liễu khác.
Tiếp đó, những cô gái này được trả tiền để họ quan hệ tình dục với các binh sĩ, tù nhân và bệnh nhân tâm thần người Guatemala, mục đích là cố ý làm lây nhiễm bệnh giang mai cho càng nhiều người càng tốt. Điều đáng nói ở đây là những người bị lấy làm đối tượng thí nghiệm không hề được thông báo về việc này.
Trong một trường hợp, một gái mại dâm đã quan hệ tình dục với 8 người lính Guatemala trong khoảng thời gian 71 phút. Các binh sĩ không hề được thông báo rằng đây là một phần của thí nghiệm y tế. Một số người đã bị tiêm vi khuẩn trực tiếp lên cơ thể. Theo kết quả được công bố gần đây, tổng cộng đã có hơn 1.300 người Guatemala bị cố tình làm cho mắc bệnh giang mai và một số bệnh hoa liễu khác như bệnh lậu, hạ cam.
Sau khi những nạn nhân bị nhiễm bệnh, một số người được cho điều trị bằng thuốc kháng sinh penicillin. Tuy nhiên, theo một số thống kê, trong tổng số 1.308 người bị cố tình lây nhiễm bệnh, chỉ có 678 người được điều trị. Ít nhất khoảng 200 người bị thiệt mạng sau những ngày tháng sống trong cảnh bi đát vì không được chữa trị gì. Kết quả thí nghiệm đã không được công bố rộng rãi.
Công bố chấn động
Ngoài thử nghiệm trên, bác sĩ John Cutler - làm việc tại trường Đại học John Hopkins - cũng tham gia vào một nghiên cứu tương tự tại thành phố Tuskegee, bang Alabama và một thử nghiệm khác được tiến hành năm 1943 đối với bệnh lậu ở Terre Haute, bang Indiana. Tại các nơi này, các tù nhân cũng đã bị cố ý làm cho nhiễm bệnh để theo dõi về tình hình sức khỏe của họ sau khi được điều trị khỏi bệnh.
Điểm khá hơn ở đây là chương trình có thông báo cho những người tham gia vào thí nghiệm và được sự đồng ý của họ. Trong đó, tại Tuskegee, hàng trăm người Mỹ da đen cũng đã bị cố ý làm cho lây bệnh giang mai, từ năm 1942 đến năm 1972 mới dừng lại.
Công chúng sẽ không bao giờ biết được vụ việc động trời nếu nữ Giáo sư Susan Reverby - một sử gia tại trường Đại học Wellesley ở bang Massachusetts của Mỹ - không phát hiện vụ việc sau nhiều năm mày mò tìm hiểu về các tài liệu liên quan đến cuộc nghiên cứu y học ở Tuskegee.
Tháng 5/2010, sau khi thông báo với chính phủ Mỹ, Giáo sư Reverby đã công bố chi tiết về vụ thử nghiệm với những con số kinh hoàng tại Guatemala trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách Mỹ. Chính phủ Mỹ sau đó đã lên tiếng thừa nhận vụ việc là có thật. Vụ việc đã gây phẫn nộ trên thế giới, dấy lên làn sóng lên án gay gắt vụ thử nghiệm phi nhân tính, mang đồng loại ra làm chuột bạch bất chấp mọi nguyên tắc của y đức mà các bác sĩ người Mỹ đã tiến hành ở Guatemala ở thế kỷ trước.
Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton vào tháng 10/2010 đã phải lên tiếng xin lỗi thế giới và người dân Guatemala. Tổng thống Mỹ Obama cũng đã điện đàm với người đồng cấp Guatemala để xin lỗi.
Báo cáo của Ủy ban do Tổng thống Mỹ thành lập để điều tra vụ việc năm 2011 cũng kết luận thí nghiệm đã được thực hiện ở Guatemala đã không đối xử với những người tham gia vào nghiên cứu như những con người, không thông báo cho họ về việc họ đang tham gia thử nghiệm, đi ngược lại các quy định.
Những dấu hiệu "báo động" 5 bệnh tình dục! Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến có thể chữa khá đơn giản nếu phát hiện sớm, nhưng để kéo dài thì vô cùng tai hại. Tiến sĩ Rashid Bani, Giám đốc Y khoa của dịch vụ xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục Your Sexual Health của Anh Quốc đã trả lời phỏng vấn...