Các nhà khoa học đã tạo ra vật chất sáng nhất thế giới
Bước đột phá trong điều chế thuốc nhuộm huỳnh quang giúp các nhà khoa học tạo ra vật chất sáng nhất từng tồn tại.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Chem ngày 6/8, các nhà khoa học của Đại học Indiana, Mỹ và Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã tạo ra SMILES (Small-Molecule Ionic Isolation Lattices), loại vật chất ở trạng thái rắn, tạo ra từ thuốc nhuộm huỳnh quang với độ sáng cao để ứng dụng trong các lĩnh vực chiếu sáng.
Theo Amar Flood, giáo sư Đại học Indiana và đồng tác giả nghiên cứu những vật chất trên có thể ứng dụng trong công nghệ sử dụng huỳnh quang hoặc có đặc điểm liên quan đến ánh sáng như pin mặt trời, phân tích sinh học (bioimaging) và laser. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng trong lưu trữ thông tin, màn hình 3D…
Video đang HOT
Các vật thể in 3D (gyroid) sử dụng vật chất SMILES phát sáng khi được chiếu dưới tia UV. Ảnh: Amar Flood.
Đặc tính của chất huỳnh quang là hấp thụ ánh sáng có màu nhất định và cho ra ánh sáng có màu và bước sóng khác. Ví dụ, chất huỳnh quang có thể hấp thụ tia cực tím (UV) – vốn không thể nhìn thấy bởi con người, rồi phát ra ánh sáng trong quang phổ nhìn thấy được.
Hiện có khoảng 100.000 loại thuốc nhuộm huỳnh quang, song các nhà nghiên cứu chưa thể tìm ra công thức pha trộn hợp lý.
Các nỗ lực điều chế thuốc nhuộm huỳnh quang thành chất rắn từng được thực hiện trước đó. Tuy nhiên chất rắn thường giảm độ sáng do sự tương tác của chất huỳnh quang khi được trộn vào nhau.
Để khắc phục điều này, nhóm của Flood đã trộn thuốc nhuộm với dung dịch không màu để ngăn các phân tử huỳnh quang tương tác với nhau. Khi hỗn hợp trở nên rắn (SMILES hình thành), các nhà nghiên cứu có thể tạo hình tinh thể, kết tủa thành bột khô hoặc polyme.
“Đây là những vật chất hoàn toàn mới, do đó chúng ta chưa thể biết hết đặc tính vượt trội của chúng”, Flood cho biết ông và đội ngũ sẽ tiếp tục nghiên cứu đặc tính của vật chất để khám phá thêm những lợi ích mà chúng mang lại.
Trung Quốc tìm ra vật chất kỳ lạ ở phía tối của Mặt trăng
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thông tin về phát hiện mới sau khi họ nghiên cứu về một chất kì lạ giống như gel được phát hiện bởi xe tự hành Yutu 2 vào năm 2019.
Trước đó, vào ngày 3 tháng 1 năm 2019, tàu thăm dò Hằng Nga 4 (Chang'e 4) của Trung Quốc đã làm nên lịch sử bằng cách trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh ở phía xa của Mặt trăng, khu vực bí ẩn, mang theo sau xe tự hành Yutu 2, được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu khu vực này.
Sau đó, vào tháng 9, Trung Quốc tuyên bố rằng rover của họ đã tình cờ phát hiện ra một chất có màu giống như gel màu đỏ khác thường ở dưới đáy của một miệng hố, khiến các nhà khoa học bối rối.
Theo một bài báo mới được công bố, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã có thể xác nhận sự nghi ngờ của họ đó có khả năng là kết quả của vật liệu tan chảy do tác động của thiên thạch hoặc phun trào núi lửa.
Cụ thể hơn, chất này tương tự như hai mẫu cụ thể đã được NASA mang về trong các nhiệm vụ Apollo 15 và 17.
Dự đoán của các nhà khoa học Trung Quốc dựa trên dữ liệu thu được từ các camera toàn cảnh và tránh nguy hiểm của Yutu 2, cũng như thiết bị đo quang phổ hồng ngoại và cận hồng ngoại (VNIS).
Hiện tại, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về loại vật chất kỳ lạ này.
Vén màn bí ẩn về loại vật chất kỳ lạ được tìm thấy trên vùng tối của Mặt trăng Nghiên cứu mới đây cho thấy loại vật chất lạ tương tự keo được tìm thấy ở vùng tối của Mặt trăng hồi tháng 7/2019 có thể là đá dăm kết. Hồi tháng 9/2019, Trung Quốc tuyên bố máy quang phổ lắp đặt trên robot tự hành Thỏ Ngọc của họ phát hiện ra một loại vật chất có màu sắc khác thường...