Các nhà đấu giá bị cuốn theo làn sóng NFT
Các nhà đấu giá lớn như Christies hay Sothebys bắt đầu bán nhiều tác phẩm số hóa nhằm thu hút nhóm khách hàng giàu lên nhờ tiền điện tử.
Cách nay 240 năm, nhà đấu giá Christies chuyên rao bán những kiệt tác của Rembrandt và Rubens cho Catherine Đại đế, nhưng James Christie hẳn sẽ không ngờ một ngày nào đó nhà đấu giá của ông sẽ chào hàng những hình vẽ vượn hoạt hình cho một công ty tiền mã hóa với giá hơn 1 triệu USD.
Khách tham quan chụp hình tại triển lãm tranh số ở Hồng Kông (Trung Quốc)
Tương tự, Samuel Baker – người sáng lập nhà đấu giá Sothebys từng bán hàng trăm cuốn sách hiếm với giá 1.000 USD vào năm 1744, nhưng có lẽ ông không thể hình dung có ngày Sothebys lại bán bản sao mã nguồn của một trang web dưới dạng NFT (token độc nhất), trị giá hơn 5 triệu USD.
Thời thế đã thay đổi. Cassandra Hatton – người đứng đầu bộ phận khoa học và văn hóa đại chúng của Sothebys cho biết: “Ai cũng muốn bán NFT”.
Chỉ trong năm 2021, Sothebys bán được số NFT đạt tổng giá trị 65 triệu USD, còn Christies thu về hơn 100 triệu USD từ NFT.
Theo dữ liệu từ Art Market Research, thu nhập từ NFT chiếm khoảng 5,5% doanh số tác phẩm nghệ thuật đương đại của các nhà đấu giá, đó là một con số không tồi, xét trong bối cảnh NFT là trào lưu chỉ mới nở rộ cuối năm qua.
Hình vẽ vượn hoạt hình nằm trong bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club gồm 10.000 hình, mỗi tấm đều có giá trị riêng
Những người mua NFT từ sàn đấu giá chủ yếu là nhóm khách hàng giàu lên nhờ tiền mã hóa. Trong cuộc đấu giá NFT trực tuyến tổ chức tháng 6 vừa qua, thu về 17,1 triệu USD, Sothebys ghi nhận gần 70% người tham gia đấu giá đều là những khách hàng mới.
Đơn cử là Kosta Kantchev – người điều hành nền tảng cho vay tiền ảo Nexo vừa mua lại bộ ba NFT vượn hoạt hình có giá 1,3 triệu USD trong buổi đấu giá trực tiếp lớn nhất của Christies ở châu Âu kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu.
Video đang HOT
Antoni Trenchev – người điều hành Nexo cùng với Kantchev mô tả quang cảnh buổi đấu giá như sau: “Có những người mặc suit đứng phía trước, còn ở hai bên, có người tiếp nhận những cuộc gọi trả giá ẩn danh qua điện thoại. Phía sau cùng là các doanh nhân và người làm trong ngành công nghiệp tiền mã hóa, họ không mặc suit đến đây”.
Cấu trúc thị trường thay đổi
Làn sóng NFT đã cuốn các nhà đấu giá hàng trăm tuổi đến một thế giới mới. Để lôi kéo nhóm khách hàng tiềm năng, họ bắt đầu sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Noah Davis – người đứng đầu bộ phận nghệ thuật số hóa của Christies thường liên lạc, thương lượng hợp đồng với khách hàng thông Discord hay Twitter. Ông nói với Reuters rằng cách làm này nhanh hơn các thủ tục truyền thống.
Nhà đấu giá cũng thường tìm nguồn cung ứng NFT trực tiếp từ những nghệ sĩ chuyên làm tác phẩm số hóa, đôi khi là các nghệ sĩ chưa có tiếng tăm.
“Điều ngạc nhiên lớn nhất đối với tôi là các nghệ sĩ muốn làm việc trực tiếp với nhà đấu giá. Chúng tôi luôn ở thị trường thứ cấp”, Rebekah Bowling – một chuyên gia về nghệ thuật thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại, làm việc tại nhà đấu giá Phillips cho biết.
Khách tham quan đứng trước tác phẩm số hóa liên quan đến metaverse ( vũ trụ ảo) sắp được Sothebys bán đấu giá dưới dạng NFT
Các nhà đấu giá có thể đối mặt với những rủi ro mới khi khách hàng sử dụng tiền mã hóa để mua NFT. Mặt khác, họ cũng phải đảm bảo quy trình Know Your Customer (KYC) nhằm xác minh danh tính khách hàng và tuân theo các quy luật chống rửa tiền (AML).
Tuy vậy, Sothebys không tiết lộ quy trình KYC và AML của họ. Christies thì cho biết quy trình KYC và AML mà họ áp dụng trong quá trình bán NFT cũng giống như lúc bán các tác phẩm nghệ thuật vật lý.
Nhiều vấn đề khác có thể nảy sinh khi sở hữu NFT. Tháng 6 năm nay, có một khách hàng đã chi 1,5 triệu USD để mua tấm hình động có tên “Quantum”, được Sothebys gọi là NFT đầu tiên trên thế giới, xuất hiện vào năm 2014. Nhưng sau đó lại có người tuyên bố họ sở hữu bản gốc của NFT này trước khi Sothebys rao bán, và đòi nhà đấu giá này bồi thường.
Đầu tháng 7, Sothebys bán NFT mã nguồn World Wide Web, thu về 5,4 triệu USD, nhưng có vài người phát hiện phiên bản hình động của mã nguồn bị lỗi. Dù vậy, Sothebys không bình luận gì về vấn đề này.
Mặc dù còn nhiều sai sót, Pablo Rodriguez-Fraile – một nhà sưu tập nghệ thuật sống tại Miami (Mỹ) vẫn cho rằng các nhà đấu giá đang thực hiện những nỗ lực rất tích cực. Ông nói: “Họ đang bình thường hóa hệ sinh thái, tôi nghĩ sớm thôi, họ sẽ tìm ra con đường đúng đắn”.
Chuyên gia đầu tư nhận định: Việc Facebook đổi tên thành Meta có thể lặp lại 'vết xe đổ' của Google
Google đã tiêu tốn hàng tỷ USD vào các dự án mới sau khi đổi thương hiệu thành Alphabet. Facebook, giờ là Meta, có thể phải đối mặt với số phận tương tự.
Meta, trước đây được gọi là Facebook, đang đặt cược lớn vào metaverse.
Đó là lý do tại sao gã khổng lồ công nghệ này lại đổi tên, nhằm phản ánh mục tiêu của nó là mở rộng sang một lĩnh vực mới đầy hứa hẹn, được kỳ vọng sẽ thành công như mạng internet ngày nay. Mark Zuckerberg đã nói rằng việc sử dụng một cái tên (Facebook) sẽ không hợp lý đối với một công ty có nhiều dự án và ứng dụng đa dạng.
Và nếu động thái đó nghe có vẻ quen thuộc, thì đây cũng chính là cách mà Google đã tự tái cấu trúc mình vào năm 2015, cũng với hi vọng sẽ cho phép từng doanh nghiệp của mình hoạt động hiệu quả hơn.
Khi Alphabet xuất hiện, Google và những nỗ lực của "Other Bets" - các dự án dành cho công nghệ tương lai - được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ hai sau này bao gồm sáng kiến xe hơi tự lái Waymo và Loon, dự án cung cấp internet băng thông rộng bằng khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, đã 6 năm trôi qua, Google đã có những bước tiến chậm chạp trong việc xúc tiến các "dự án sáng tạo" này. Mặc dù một số dự án có vẻ có triển vọng tốt, nhưng phần nhiều trong số đó đã được tái hấp thu lại vào Google, hoặc gây ra tổn thất lớn, hoặc bị tách thành các đơn vị riêng biệt, hoặc thậm chí đóng cửa hoàn toàn.
Theo Whitney Tilson, CEO của công ty nghiên cứu Empire Financial Research và cũng là cựu giám đốc quỹ đầu cơ, thì khi Meta đang có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào metaverse trong vài năm tới, đồng nghĩa với việc: " Chúng ta sẽ thấy lịch sử lặp lại".
Bởi dòng tiền có thể cản trở các dự án đầy tham vọng tăng trưởng thực sự.
Một trong những khinh khí cầu Loon của Alphabet bay lơ lửng trên bầu trời New Zealand.
Theo Tilson, một trong những điểm yếu chính của Google là tạo ra một khuôn khổ bao quát trong Alphabet. Thay vào đó, công ty lẽ ra nên tách các dự án đầy tham vọng của mình ra, thay vì giữ chúng dưới quyền công ty mẹ, nơi chúng được cách ly khỏi thị trường với một đống tiền mặt của Alphabet.
"Bởi vì được tiếp cận với nguồn vốn không giới hạn với rất ít sự giám sát, nó đã không đạt được những gì nó có thể đạt được với tư cách là một công ty độc lập với ban giám đốc riêng, nơi nó phải quay trở lại thị trường để tìm vốn bằng cách thể hiện các cột mốc quan trọng", Tilson nói.
Ví dụ, dự án diều điện Makani của Alphabet được cho là nhằm khai thác một nguồn năng lượng gió bền vững. Nhưng công ty đã đóng cửa vào đầu năm 2020 vì cái gọi là "con đường dẫn đến khả năng thương mại hóa là một con đường dài hơn và rủi ro hơn nhiều" so với dự kiến.
Dự án Loon cũng đã bị đóng cửa vào đầu năm nay, còn Waymo - công ty anh em của Google - gần đây đã chứng kiến CEO, giám đốc tài chính và những lãnh đạo hàng đầu ra đi khi những người trong cuộc cảm thấy thất vọng với tiến độ chậm chạp của công ty trong việc áp dụng công nghệ tự lái vào thực tế.
Các dự án khác đã được chuyển từ nhóm "Other Bets" của Alphabet trở lại bộ phận Google, nơi đặt công cụ tìm kiếm của nó là trung tâm. Điều đó đã xảy ra với Jigsaw - một dự án khởi nghiệp công nghệ chuyên giải quyết thông tin sai lệch và các vấn đề trực tuyến khác - vào đầu năm 2020, hay Nest, dự án nhà thông minh, vào năm 2018. Cùng với đó là Chronicle, một nỗ lực dành cho an ninh mạng, vào năm 2019.
Alphabet đã đầu tư một khoản tiền khá lớn vào những dự án này. Tuy thu về 3,2 tỷ USD vốn, các dự án Other Bets đã báo cáo khoản lỗ hoạt động lên tới 24,3 tỷ USD kể từ khi Google đổi tên công ty. Deepmind, công ty trí tuệ nhân tạo thuộc sở hữu của Alphabet, đã báo cáo khoản lỗ 649 triệu USD trong năm 2019, với phần lớn chi phí thuộc về nhân viên và các yếu tố khác.
Trong khi đó, giá trị thị trường của tập đoàn đã tăng vọt kể từ khi tổ chức lại. Kể từ năm 2015, giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ trong chỉ số S&P 500.
Quay lại với Facebook, thì theo Tilson, bất kể dự án metaverse có đạt được kết quả gì đi chăng nữa thì kết quả chung cũng sẽ tương tự với Google, Bởi hoạt động kinh doanh cốt lõi của hai công ty là quảng cáo kỹ thuật số, và cả hai đã có một vị trí vững chắc trên thị trường này.
Mark Zuckerberg và các giám đốc điều hành công ty khác đã thừa nhận rằng phải mất nhiều năm trước khi metaverse chuyển thành hiện thực - chính xác là ít nhất 10 năm.
Nhưng theo Tilson, Facebook nên làm những gì Google nên làm: tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cực kỳ thành công của mình, giải quyết các vấn đề nổi cộm liên quan đến chúng và "không lãng phí 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse".
"Google và Facebook đều là hình mẫu của những công ty vĩ đại nhất thế giới, nhưng chúng cũng cho thấy những công ty vĩ đại nhất thế giới sẽ gặp phải các vấn đề như tự mãn, không khớp vốn và nỗ lực xây dựng đế chế sau khi họ đã thu được dòng tiền khổng lồ như thế nào", Tilson nhận xét.
Con người sẽ thế nào trong vũ trụ ảo Từ năm 2007, nhóm nghiên cứu Đại học Stanford đã tìm hiểu việc một người lựa chọn ảnh đại diện trực tuyến có ảnh hưởng gì đến hành vi của họ. Kết quả cho thấy hình đại diện avatar được chọn không chỉ tương đồng với diện mạo của người dùng, mà còn thể hiện các đặc điểm hành vi của họ giống...