Các nhà biên soạn chương trình đã bỏ ngoài tai góp ý của giáo viên chúng tôi!
Có nhìn thấy những dòng nước mắt của những học sinh dù cố gắng cũng không thể nhớ bài sau mỗi tiết học mới thấy việc học của các em đang áp lực đến nhường nào.
Cách đây 2 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến góp ý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: GDVN.
Tại diễn đàn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều nhà giáo chúng tôi đã có không ít bài viết đánh giá, góp ý về dự thảo chương trình mới, với hy vọng tiếng nói từ những giáo viên đang giảng dạy trên lớp, sẽ góp một phần để các nhà biên soạn chương trình gần với thực tế hơn.
Chương trình mới sẽ khiến trẻ em phải đi học thêm từ 4-5 tuổi
Tưởng chương trình mới giảm tải, ai dè chất thêm gánh nặng lên học sinh lớp 1
Thưa Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, học sinh đang quá tải vì lịch học kín cả tuần
Trong các bài viết của mình, chúng tôi đã cho rằng chương trình đang đặt yêu cầu quá cao đối với học sinh lớp 1.
Chúng tôi đã bày tỏ sự lo lắng, nếu áp dụng chương trình này, sẽ buộc học sinh phải đi học thêm từ 4 đến 5 tuổi mới có thể theo kịp các mục tiêu chương trình đề ra.
Trong những bài viết này, chúng tôi đã phân tích khá kỹ chương trình hiện hành đối với học sinh lớp 1 đã là quá tải, là vượt sức đối với các em.
Đơn cử, trong chương trình hiện hành, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút.
Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 “ Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 – 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ“.
Thực tế thì những học sinh đạt tốc độ đạt chuẩn theo quy định 30 tiếng/phút vẫn thể hiện đọc ngắc ngứ, ê a, chưa thật sự trôi chảy.
Nay quy định học sinh lớp 1 phải đạt tốc độ đọc 40 – 50 tiếng/phút phải chăng là quá cao?
Theo một khảo sát trong Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Thế Hợp, tốc độ đọc trung bình của nhóm học sinh lớp 1 phát triển bình thường là 32,5 tiếng/phút.
Video đang HOT
Ở phần viết, với học sinh lớp 1 mà đã yêu cầu các em biết viết “Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt”.
Biết “Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.
Chẳng hạn: “Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?”, “Câu chuyện/bài thơ khuyên chúng ta điều gì?”.
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Văn bản này viết về điều gì?”.
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi”.
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2.
Dù những bài viết được phân tích và minh chứng khá kỹ cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo bạn đọc khắp nơi. Thế nhưng, hình như tiếng nói của những giáo viên từ cơ sở chúng tôi không được các nhà biên soạn chương trình để tâm lưu ý.
Và giờ đây, những điều lo lắng, những cảnh báo của chúng tôi đã hiện hữu ngay trước mắt.
Giáo viên phản ánh chương trình nặng thì một số ý kiến của các nhà biên soạn chương trình, biên soạn sách giáo khoa nói rằng thầy cô ngại đổi mới, cái gì mới chẳng bị phản ứng, thậm chí còn khẳng định là giáo viên “không biết dạy”.
Cha mẹ phản ánh thì bị cho rằng phụ huynh không hiểu nên chỉ biết kêu. Thế nhưng, các nhà biên soạn chương trình hằng ngày có thấy cảnh cô trò “đánh vật” bài vở với nhau?
Một tuần học sinh không chỉ học 12 tiết tiếng Việt như quy định mà học tới 23 tiết. Nhiều giờ ra chơi, ra về, các cô cứ phải ngồi lại để giúp các em nhớ bài vì sợ hôm nay không thuộc thì kiến thức hôm sau sẽ chồng lên.
Có nhìn thấy những dòng nước mắt của những học sinh dù cố gắng hết sức cũng không thể nhớ bài sau mỗi tiết học?
Có thấy được cảnh con học cả ngày trên trường nhưng ra về chưa kịp nghỉ ngơi, cha mẹ cũng chỉ kịp cho con ăn vội ổ bánh mì để vào học tiếp ca 3 cho kịp giờ.
Có nghe được những chia sẻ của phụ huynh khi ráng hết sức dạy con ở nhà nhưng vẫn không hiệu quả, mới thấy việc học của các em đang áp lực đến nhường nào.
Thưa Bộ, tăng cường dự giờ không làm cho chương trình bớt nặng, chỉ khổ thầy trò
Bộ Giáo dục đưa ra yêu cầu các Sở Giáo dục thực hiện là nhà trường phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai
Trong làn sóng phản ứng mạnh mẽ của dư luận về chương trình mới quá nặng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 3977/BGDĐT-GDTH về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Một tiết dạy dự giờ (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại).
Trong khá nhiều giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục thực hiện nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh như chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học/hoạt động giáo dục.
Không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh, thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học/hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.
Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học;
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn; tăng cường trao đổi để cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu đổi mới của chương trình.
Thế nhưng, chúng tôi đặc biệt chú ý đến giải pháp được Bộ Giáo dục đưa ra yêu cầu các Sở Giáo dục thực hiện là nhà trường phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình;
Dự giờ có giúp nâng cao chất lượng dạy và học?
Người ta hay tổ chức dự giờ thăm lớp để thông qua tiết dạy của thầy cô giáo và việc học của các em trong tiết học để đánh giá giáo viên cũng như đánh giá chất lượng học sinh của lớp.
Thế nhưng, người trong nghề như chúng tôi ai nấy đều thấy dùng tiết dự giờ để đánh giá chất lượng dạy và học sẽ không được chính xác.
Bởi, những tiết dự giờ hiện nay gần như là diễn, càng có phòng, sở về dự giờ thì càng phải "diễn sâu".
Diễn sâu được hiểu đó là sự chuẩn bị cho tiết dạy vô cùng công phu và bài bản mà chúng tôi thường nói đùa đó là sự chuẩn bị chị tiết "tận chân răng".
Giáo viên dạy diễn đương nhiên học sinh sẽ học diễn và nhìn vào tiết dạy ai chẳng trầm trồ khen thầy cô giáo dạy giỏi, học sinh học chất lượng.
Mấy ai hiểu được để có những tiết dạy diễn như thế, giáo viên và học sinh đã phải chuẩn bị biết bao ngày, học sinh đã mất bao nhiêu tiết học chỉ để ôn đi ôn lại từng câu hỏi, câu trả lời nát như cháo, nhừ như tương.
Một đồng nghiệp của chúng tôi từng kể câu chuyện, cô được chỉ định dạy dự giờ theo mô hình trường học mới VNEN (giai đoạn đầu khi chương trình vừa được triển khai) cho một đoàn thanh tra cấp Bộ để khảo sát hiệu quả của việc triển khai phương pháp dạy học mới.
Thế là hằng ngày không chỉ cô mà cả chuyên môn trường đều tập trung lo cho tiết dạy ấy sao cho tươm tất nhất. Có người nói, đó không còn là tiết dạy đơn thuần của một cá nhân mà là tiết dạy đánh giá cả bộ mặt của nhà trường.
Hàng tháng trời trôi qua, học sinh liên tục được học, được ôn những kiến thức cô giáo mớm vào đầu.
Ngày trình diễn tiết dạy đúng như dự kiến. Nét mặt các vị chuyên gia tươi rói, một vị đứng lại bắt tay cô giáo và nói dạy và học như thế này thì mô hình trường học mới VNEN triển khai sẽ rất thành công.
Và sự thành công đã có câu trả lời khi liên tục có các tỉnh thành dừng chương trình VNEN.
Thưa Bộ, càng tổ chức dự giờ thăm lớp thì càng hỏnghọc sinh
Rõ ràng, chương trình nặng không phải do giáo viên, cái chính là do việc ép học sinh học quá nhanh như việc học âm và vần lẫn lộn, việc bắt học sinh mới vài tuần đầu tiên đã phải phân biệt chữ thường, chữ hoa, chữ in thường, chữ in hoa, đọc hiểu đoạn văn đến dăm câu và hết học kỳ 1 các em đã phải đọc thông viết thạo.
Nay, dư luận phản ứng chương trình nặng, Bộ đưa ngay giải pháp tăng cường việc dự giờ thăm lớp có phải là giải pháp hay?
Đưa ra giải pháp này, phải chăng phía Bộ Giáo dục cũng đồng thuận với ý kiến nhận xét của Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hạnh - thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, chủbiên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực lại quả quyết: việc (chương trình) nặng có chăng do nhà trường, giáo viên chưa biết cách đổi mới phương pháp dạy học.
Hay phát biểu của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình mới, Chủ biên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa Cánh Diều cũng đồng quan điểm: "Tôi cho rằng, việc học nhẹ hay nặng một phần do cách dạy của giáo viên".
Vì giáo viên chưa biết đổi mới phương pháp dạy học nên mới làm chương trình quá tải. Bởi thế, dự giờ thăm lớp để giúp giáo viên dạy tốt hơn?
Dạy tốt đâu không thấy, chỉ thấy điều hại ở ngay trước mắt và có dự giờ thăm lớp cũng không giải quyết được vấn đề đôi khi còn nhận tác dụng ngược.
Chẳng thầy cô giáo nào lại muốn bị đánh giá là dạy không tốt. Bởi thế, nghe có dự giờ thì ai nấy cũng lo chuẩn bị cho tiết dạy sao cho hoàn hảo.
Thế là, thay vì dành thời gian chăm sóc kèm cặp học sinh, sẽ có giáo viên chỉ lo cho tiết dạy dự giờ của mình.
Và, học sinh thiếu vắng sự chăm sóc chỉ dạy của giáo viên càng không thể theo kịp chương trình.
Tài liệu tham khảo:
https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/co-gi-moi-hom-nay/chuong-trinh-lop-1-moi-khong-giao-bai-tap-ve-nha-cho-hoc-sinh-706
Môn Tiếng Việt quá tải, học sinh lớp 1 phải "gánh" 9 môn học là quá sức Nhiều giáo viên cho rằng, chương trình mới lớp 1 năm nay quá tải không chỉ riêng môn Tiếng Việt mà còn nằm ở vấn đề số lượng môn học quá nhiều. Nhiều môn học chỉ mang ý nghĩa số lượng Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về chương trình mới năm nay, cô H.P - giáo viên...