Các nghị sĩ châu Âu sẽ yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị G7
Các nghị sĩ châu Âu sẽ đề nghị và gây sức ép để các chính phủ châu Âu đưa vấn đề Biển Đông ra trước tại Hội nghị G7.
Đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu (EP) về quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN tại cuộc họp báo ngày 5.11 – Ảnh: Trường Sơn
Đây là thông điệp được Đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu (EP) về quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN khẳng định tại cuộc họp báo chiều tối qua (5.11) tại Hà Nội, sau công chuyến công tác tại Việt Nam.
Theo tiến sĩ Werner Langen, Trưởng đoàn đại biểu, Biển Đông không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà liên quan nhiều quốc gia khác trong khối ASEAN và các quốc gia ngoài khu vực. Tiến sĩ Langen tái khẳng định lập trường kiên định của EU rằng tất cả các bên liên quan cần tìm kiếm các giải pháp hòa bình và hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982, đồng thời tiếp tục đảm bảo duy trì sự an toàn và tự do hàng hải. Đây cũng là quan điểm của Việt Nam nên EU hoàn toàn ủng hộ quan điểm này.
Theo ông Langen, trong Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G7 năm 2014 EU đã ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình. “Đây có thể coi là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam cũng như các nước khác trong ASEAN”, tiến sĩ Langen cho biết.
Ông Langen cũng khẳng định các hoạt động thương mại tự do giữa EU và Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực phụ thuộc rất nhiều vào tự do hàng hải ở Biển Đông hiện nay. “Chính vì vậy, với tư cách là các nghị sĩ châu Âu, chúng tôi ủng hộ việc chúng ta có một giải pháp chung thông qua đàm phán bằng các biện pháp hòa bình. Hiện nay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có mặt ở Việt Nam, hy vọng chúng ta sẽ đạt được các giải pháp để giải quyết những xung đột hiện nay ở Biển Đông”, tiến sĩ Langen phát biểu.
Ông Richard Ashworth, thành viên đoàn nghị sĩ châu Âu cũng cho biết Nghị viện châu Âu theo dõi tình hình Biển Đông “với sự quan tâm rất lớn”. Qua quá trình làm việc, tìm hiểu quan điểm của phía Việt Nam về vấn đề này, đoàn Nghị sĩ châu Âu cho biết ủng hộ các quan điểm của Việt Nam, dựa trên 3 nguyên tắc:
Thứ nhất, các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua các giải pháp đàm phán, hòa bình. Thứ hai, các giải pháp này phải dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ ba, luật pháp quốc tế tế phải được áp dụng cho tất cả các quốc gia không phân biệt kích cỡ số dân là nước lớn hay nước nhỏ.
“Liên minh châu Âu quan tâm và coi trọng việc giải quyết xung đột hiện nay ở Biển Đông. Chúng tôi hy vọng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông sẽ đặt ra các tiền lệ để giải quyết những xung đột tương tự trên thế giới và không để lại những hậu quả mà các bên không mong muốn. Chúng tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ các quốc gia khác trong đó có khốu ASEAN và các quốc gia liên quan”, ông Richard Ashworth cho biết.
Video đang HOT
Theo ông Richard Ashworth, các nghị sĩ châu Âu sẽ liên hệ và gây sức ép để đề nghị các chính phủ châu Âu đưa vấn đề này ra tại Hội nghị G7 sắp tới.
Trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm về việc Mỹ cử các tàu tuần tra đi vào giới hạn 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng thời gian qua, đại diện đoàn nghị sĩ châu Âu cho biết hoàn toàn ủng hộ nếu hoạt động này được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi cũng ủng hộ các hoạt động này nếu như nó đặt ra được các nguyên tác về thực thi luật quốc tế ở khu vực”, ông Richard Ashworth nói.
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Khoảnh khắc thân thiết của ông Obama và bà Merkel tại Hội nghị G7
Dưới chân núi Alps và trước mặt ông Joachim Sauer, phu quân Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm nữ Thủ tướng rồi chào bà bằng nụ hôn lên cả hai má.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel thân thiết tại Đức - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đức Angela Merkel đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama rất nồng hậu khi ông sang Đức dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) trong hai ngày 7 và 8.6. Cùng lúc đó, ông Obama cũng không quên dành những lời có cánh cho "bà đầm thép" Merkel, theo The New York Times (Mỹ).
Sau màn chào hỏi, bà Merkel cùng ông Obama có bữa ăn sáng thân mật, hào hứng với bia tươi, xúc xích tươi và bánh mì thịt đậm chất Bavaria trong khách sạn xa hoa Schloss Elmau sáng ngày 7.6, theo The Telegraph (Anh).
Ông Obama chào bà Merkel bằng nụ hôn lên hai má - Ảnh: Reuters
Những khoảnh khắc thân thiết, vui vẻ giữa hai lãnh đạo Mỹ, Đức còn được ghi lại bên ngoài tòa lâu đài Elmau. Trên mạng xã hội Twitter, nhiều người liên tưởng hình ảnh bà Merkel dang rộng vòng tay trên bãi cỏ xanh, trước mặt ông Obama với hình ảnh đẹp trong bộ phim ca nhạc kinh điển The Sound of Music (Giai điệu Hạnh phúc).
Bức ảnh được nhiều người liên tưởng tới bộ phim The Sound of Music - Ảnh: Reuters
Kể cả khi chụp hình hay tại các buổi làm việc, ông Obama và bà Merkel cũng rất gần gũi và thân thiết.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Đức luôn thu hút các ống kính - Ảnh: Reuters
Ngay cả khi chụp hình tập thể cũng rất thân thiết - Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ còn dành những lời có cánh cho "bà đầm thép" Đức, ông nói rằng bà Merkel là người bạn và đối tác tuyệt vời, theo The New York Times.
Xem hòa nhạc hai người vẫn bên nhau - Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức vui vẻ trò chuyện, bên cạnh là ông Joachim Sauer, phu quân bà Merkel - Ảnh: Reuters
Những hình ảnh này cùng với khẳng định của hai nhà lãnh đạo về mối quan hệ hữu nghị Mỹ - Đức, đã làm giảm bớt những lo ngại từ báo giới về căng thẳng xung quanh vấn đề do thám của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) tại Đức. Trên thực tế, cả hai nhà lãnh đạo đều thừa nhận Mỹ, Đức vẫn còn các khác biệt về quan điểm, tuy nhiên hai bên có những lợi ích và lập trường chung, đặc biệt là đối với Nga và cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Obama, Merkel gạt bất hòa, tăng áp lực với Nga Chào bà Angela Merkel với một cái ôm và nụ hôn trên hai má tại thị trấn đẹp như tranh vẽ ở chân dãy Alps, Tổng thống Obama ca ngợi mối quan hệ Mỹ - Đức trước thềm hội nghị G7, bất chấp hai nước từng có rắc rối về tình báo. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Obama thưởng...