Các ngành học mới tại DTU: Bác sĩ đa khoa, quản lý xây dựng, luật kinh tế và quản lý tài nguyên – môi trường
Sự thấu hiểu và nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường lao động của các đơn vị đào tạo sẽ mang đến những “thời cơ vàng” giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể chủ động nắm bắt cơ hội công việc và cuộc sống. Tiếp nối các ngành nghề đào tạo luôn được các thí sinh quan tâm theo học trong nhiều năm qua như công nghệ thông tin, xây dựng, kiến trúc, quản trị kinh doanh, kế toán, du lịch … Đại học (ĐH) Duy Tân trong mùa tuyển sinh 2015 đã chính thức mở thêm nhiều ngành học mới đầy triển vọng như bac si đa khoa, luật kinh tế, công nghệ quản lý xây dựng và quản lý tài nguyên – môi trường.
Duy Tân tổ chức nhiều hoạt động ký kết hợp tác, nghiên cứu, thực tế nghề nghiệp tạo môi trường học tập năng động, sáng tạo cho sinh viên
Với sự tin tưởng vào năng lực đào tạo cùng cơ sở vật chất hiện đại của ĐH Duy Tân sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực, phục vụ tốt cho nhu cầu nhân lực trong cả nước, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cho phép ĐH Duy Tân triển khai các ngành học mới như: bac si đa khoa, luật kinh tế, công nghệ quản lý xây dựng và quản lý tài nguyên – môi trường từ năm 2015.
Video đang HOT
Với phương châm “Tất cả vì Quyền lợi học tập và Việc làm của sinh viên”, ĐH Duy Tân đã dành nhiều thời gian xây dựng một đội ngũ giảng viên giỏi cùng một hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại trước khi thực sự triển khai tổ chức đào tạo các ngành mới. Đảm trách công tác giảng dạy các ngành mới của ĐH Duy Tân là những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp trong và ngoài nước.
Sinh viên Duy Tân cũng được tạo mọi điều kiện cho việc nghiên cứu và tự học trên cơ sở hơn 1.400 máy tính tại trường được kết nối Internet và các thư viện điện tử như Vista, Springer, ProQuest,… các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại cùng 2 cơ sở thư viện lớn với hàng nghìn đầu sách chuyên ngành, nhân văn, giải trí bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Để mang đến các chương trình hoc tập chất lượng nhất cho sinh viên, nhiều năm qua, ĐH Duy Tân đã triển khai hợp tác với nhiều đại học danh tiếng ở Mỹ và trên thế giới. Đối với ngành bác sĩ đa khoa, ĐH Duy Tân đã tiến hành ký kết hơp tac với hai đối tác trường Y lớn ở Mỹ là ĐH Illinois ở Chicago (My) và ĐH Pittsburgh (UPMC, My). Đồng thời, Duy Tân cung ky kêt hơp tac vơi 18 bênh viên lơn nhỏ đê sinh viên co cơ hội được sự hướng dẫn trực tiếp của cac bac si có uy tin cung như được thực hành lâm sàng vơi bênh nhân thực tế, tiêu biêu có Bênh viên C Đa Năng, Bênh viên Quân Y 17 QK V, Bệnh viện 199 – Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quang Nam,… trong đo bênh viên thưc hanh chinh cua sinh viên tai Tp. Đa Năng la Bênh viên Gia đinh.
Trong khi đó, nền tảng cho ngành học mới công nghệ quản lý xây dựng là hợp tác nhiều năm nay của Duy Tân với ĐH Bang California ở Fullerton (CSU Fullerton) và Cal Poly ở San Luis Obispo – 2 trường hàng đầu ở bờ Tây Hoa Kỳ, để chuyển giao các Chương trình Tiên tiến đầu tiên cho Việt Nam về mảng Kiến trúc và Xây dựng từ năm 2011. Sinh viên theo học ngành Công nghệ quản lý xây dựng sẽ có cơ hội tiếp cận với các kiến thức kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực Xây dựng qua hệ thống thí nghiệm tiên tiến ở Duy Tân cũng như làm quen với các cách thức, định chế quản lý xây dựng cập nhật nhất ở các công ty xây dựng trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
Đối với ngành luật kinh tế và quản lý tài nguyên – môi trường ở ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ có thể hoàn toàn yên tâm bởi truyền thống đào tạo cũng như bề dày thành tích mà Khoa Môi trường và Khoa Khoa học Xã hội – Nhân văn gầy dựng được qua nhiều năm. Ngoài cơ hội được giảng dạy bởi nhiều cán bộ và chuyên gia hoạt động trong ngành Luật ở Đà Nẵng, sinh viên ngành Luật Kinh tế còn sẽ được thực tập cơ sở và tốt nghiệp tại các toà án, các cơ quan giới luật. Trong khi đó, sinh viên theo học ngành Quản lý Tài Nguyên – Môi trường sẽ được thực tập tại các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho việc tìm việc sau này. Các sinh viên này còn được thường xuyên tham gia vào 1 trong trên dưới 10 dự án thực tế về Môi trường diễn ra hàng năm giữa Bách khoa Singapore và Đại học Duy Tân.
TS. Lê Nguyên Bảo khẳng định: “Việc ĐH Duy Tân mở thêm các ngành học mới trong năm 2015 không ngoài mong muốn đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên Duy Tân có việc làm rất cao, lên đến 89% ngay trong 6 tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp, đã khẳng định các bước đi của Duy Tân trong phát triển đào tạo của trường là hợp lý và đúng hướng. Luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, Duy Tân đã cân nhắc lộ trình cụ thể cũng như các mục tiêu đào tạo thực tế cho các ngành học mới như ngành bác sĩ đa khoa, luật kinh tế, quản lý xây dựng, và quản lý tài nguyên – môi trường. ĐH Duy Tân sẽ chỉ tuyển và đào tạo 50 sinh viên cho ngành bác sĩ đa khoa ở mùa tuyển sinh đầu tiên này. Điều này đã khẳng định trách nhiệm xã hội cũng như sự thận trọng trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo của Duy Tân.”
Theo TNO
HN: 1.300 tỷ mua đoàn tàu tuyến đường sắt Cát Linh -Hà Đông
Giá hơn 63,2 triệu USD (khoảng 1.300 tỷ đồng) gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển đến tận chân công trình.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang gấp rút xây dựng (ảnh minh họa)
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) vừa có báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí mua đoàn tàu thuộc gói thầu số 1 (EPC), dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông. Dự án này do Ban Quản lý dự án đường sắt làm đại diện chủ đầu tư, được thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu theo ý kiến của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, với giá trị hơn 63,2 triệu USD bao gồm cả chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển đến tận chân công trình. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Trước đó, Ban Quản lý dự án đường sắt cũng kiến nghị Bộ GTVT hai phương án mua sắm đoàn tàu cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Trong đó, phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của TEDI, giá trị thẩm định của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC... có giá trị khoảng hơn 63,2 triệu USD. Đây là giá trọn gói đến chân công trình nhưng chưa bao gồm hệ thống tín hiệu trên tàu. Phương án 2 có tổng giá trị hơn 51,7 triệu USD, chỉ là tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư được phê duyệt.
Theo_Dân việt