Các ngành đón đầu xu thế công nghệ được thí sinh quan tâm
Những ngành có tính cạnh tranh cao như CNTT, ô tô, điện tử, nông nghiệp công nghệ cao… được thí sinh quan tâm trong các chương trình tư vấn tuyển sinh vừa diễn ra tại Quảng Nam và Đà Nẵng vào 2 ngày cuối tuần.
Thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam băn khoăn về hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến hay trực tiếp
Cơ hội việc làm
Thông tin đến HS và phụ huynh tham gia buổi Tư vấn – Hướng nghiệp tại Quảng Nam, bà Lê Thị Ngọc Anh – Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cho biết: Tỉnh rất cần lao động kỹ thuật, tay nghề cao. Theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030, công nghiệp cơ khí, du lịch – dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính sẽ là những ngành nghề mũi nhọn của tỉnh.
“Khu công nghiệp Đông nam huyện Thăng Bình thu hút các dự án đầu tư theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Một hướng phát triển mới là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thực phẩm, cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến. Vì vậy, tỉnh cần một lượng lớn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao” – bà Ngọc Anh gợi ý cho các HS lớp 12 đang chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.
Trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2030 của Quảng Nam, Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ là động lực, trọng điểm của miền Trung và cả nước. Theo đó, sẽ tiếp tục thu hút phát triển công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, khí điện, hóa dầu, dịch vụ tài chính, hậu cần cảng và logistics gắn với sân bay Chu Lai; phát triển công nghiệp may và hỗ trợ ngành may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ.
Video đang HOT
Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương luôn được thí sinh quan tâm trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH
Trong thời gian qua, các ngành đón đầu xu thế như công nghệ thông tin, công nghệ – kỹ thuật ô tô, điện lạnh, điện tử viễn thông luôn là những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển cao.
Cung cấp thêm thông tin về ngành hot cũng nhu cầu nguồn nhân lực sắp tới của địa phương, PGS.TS Vũ Thị Phương Anh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam chia sẻ: “Ngoài các ngành liên quan đến ô tô, CNTT thì ngành bảo vệ thực vật cũng có nhu cầu tuyển dụng cao. Hiện nay, Công ty sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp Thaidi – công ty con của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã tuyển dụng nhiều lao động trong ngành này và các cơ sở nông nghiệp công nghệ cao cũng có nhu cầu cao về nhân lực”.
Đăng ký trực tuyến hay trực tiếp?
Ngoài quan tâm đến các ngành học hot cả đầu vào và đầu ra, thí sinh Quảng Nam và Đà Nẵng còn bày tỏ sự băn khoăn trong lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng – Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, như dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay, ngoài đăng ký hồ sơ xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến.
Với đăng ký trực tuyến, ngoài phần giấy đã nộp, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần trong thời gian do Bộ GD&ĐT quy định. Nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần sau khi đăng ký. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến.
Để quyết định chọn hình thức đăng ký xét tuyển online hay bằng giấy, thí sinh cần tham khảo thêm thông tin từ các cơ sở giáo dục đại học mà mình dự định nộp hồ sơ. Ví dụ như, ĐH Đà Nẵng chỉ nhận hồ sơ đăng ký trực tuyến. “Hai phương thức đăng ký này đều đảm bảo công bằng cho thí sinh vì đây mới chỉ là bước 1 để đăng ký ban đầu. Thí sinh còn có thời điểm thứ 2 nữa là điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi THPT” – TS Hùng thông tin.
Liên quan đến hình thức đăng ký xét tuyển, TS Nguyễn Công Hào – Trưởng ban đào tạo và công tác SV Đại học Huế chia sẻ: “Một kinh nghiệm có thể sử dụng trong hình thức đăng ký online là khi hệ thống ghi nhận đã thành công thì các em có thể chụp lại màn hình. Đây được xem như là một mình chứng trong trường hợp cơ sở dữ liệu của Bộ không cập nhật kịp hoặc có sự trục trặc kỹ thuật đường truyền”.
Đề tham khảo môn Sử, Địa: Tăng độ khó, thí sinh dễ bị 'đánh lừa'
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Sử và Địa có 25-30% câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao, phục vụ cho mục tiêu tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
Ảnh minh họa
Tổ Khoa học xã hội - Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận xét, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Lịch sử và Địa lý có các câu hỏi có nội dung tương đương với đề thi 2020.
Tuy nhiên, mức độ khó có phần gia tăng hơn bằng việc tăng độ nhiễu trong các đáp án ở một số câu hỏi. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 (riêng môn Địa lý, không thấy xuất hiện câu hỏi thuộc lớp 11).
Mức độ câu hỏi nhận biết thông hiểu chiếm khoảng 70-75% tổng số câu, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, các câu hỏi chủ yếu nằm trong nội dung sách giáo khoa, nội dung rõ ràng không lắt léo. 25-30% câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, phục vụ cho mục tiêu tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.
Ma trận đề thi môn Lịch sử:
Trong đề, 75% câu hỏi thuộc mức độ Nhận biết, thông hiểu tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản và có sự tương đồng với đề Tốt nghiệp THPT 2020 về cấu trúc. Đặc biệt, câu 20 hỏi về kiến thức bài 25 (là nội dung thuộc chương trình giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT-VP nhưng theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH vẫn dạy, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này). 25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm trải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc phần này.
Dạng bài so sánh chiếm tỉ lệ lớn (4/10 câu), ngoài ra dạng bài liên chuyên đề cũng xuất hiện nhiều như liên hệ kiến thức lịch sử thế giới - lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng, tiêu biểu
Về các câu hỏi khó 33, 36, 38 đòi hỏi sự so sánh giữa các giai đoạn vừa phải tổng kết, đánh giá đặc trưng của giai đoạn đó. Học sinh nếu không nắm chắc kiến thức, không có khả năng khái quát và phân tích thì không thể hoàn thành được.
Ma trận đề môn Địa lí:
Đề thi có 70% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung lớp 11. Trong đó, có 15 câu hỏi sử dụng Atlat (tăng 1 câu so với đề tốt nghiệp THPT 2020). 30% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng - vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng địa lí. Giống như đề tốt nghiệp THPT 2020, các câu hỏi tập trung kiểm tra đặc trưng của từng ngành kinh tế, vùng kinh tế. Riêng câu hỏi về kĩ năng với bảng số liệu, học sinh cần hiểu khái niệm xuất siêu, nhập siêu để trả lời.
Về các câu hỏi khó 77, 78, 79 nội dung đi sâu vào một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn.
Lưu ý gì khi chọn ngành học trong đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT? Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức vào 2 ngày 7 và 8.7 và thí sinh thực hiện nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 26.4 đến 10.5. Trường THPT hướng dẫn học sinh ghi hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH Vào...