Các ngân hàng kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ cải thiện hơn trong quý III/2020
Áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao dự kiến ảnh hưởng lớn tới thu nhập và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong năm 2020.
Kết quả của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý III/2020 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cho biết, cuộc điều tra tháng 6/2020 đã ghi nhận 2 quý liên tiếp các TCTD cho biết tình hình kinh doanh toàn hệ thống có sụt giảm, mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng, điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng và cầu của nền kinh tế đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng suy giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao dự kiến ảnh hưởng lớn tới thu nhập và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong năm 2020.
Dự báo trong quý III/2020, tuy các hoạt động kinh tế trong nước hoạt động trở lại, nhưng các nền kinh tế đối tác lớn của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn, ảnh hưởng bất lợi tới triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng.
Các TCTD tiếp tục thực hiện “giảm mạnh” giá bình quân sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, đồng thời tiếp tục nhận định lãi suất huy động vốn và cho vay sẽ giảm trong quý III và cả năm 2020.
Theo kết quả điều tra, trong quý II/2020, hệ thống TCTD đã thực hiện giảm giá bình quân sản phẩm, dịch vụ để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Xu hướng giữ ổn định hoặc giảm mặt bằng giá sản phẩm, dịch vụ tiếp tục được dự kiến cho đến cuối năm 2020. Trong đó, TCTD đánh giá việc giảm giá tập trung ở giảm lãi suất biên nhiều hơn giảm phí dịch vụ.
Hệ thống TCTD đánh giá mặt bằng lãi suất huy động-cho vay tiếp tục giảm trong quý III và cả năm 2020 (có 47-68% TCTD kỳ vọng). Trong đó, các nhóm TCTD chiếm thị phần lớn trên thị trường đều kỳ vọng lãi suất giảm.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối quý II/2020 được đánh giá ở trạng thái “tốt” đối với cả VNĐ và ngoại tệ. Dự báo trong quý III/2020 và cả năm 2020, 38-58% TCTD kỳ vọng tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục cải thiện đối với cả VND và ngoại tệ.
Video đang HOT
Đánh giá thực tế nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng trong quý II/2020 tăng nhẹ so với Quý I/2020 (34,3% so với 31,1%), thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước (52%), trong đó nhu cầu dịch vụ thanh toán được nhận định “tăng” nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong quý III/2020, nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại TCTD được kỳ vọng tăng trở lại (58,1% TCTD kỳ vọng “tăng”), trong đó nhu cầu vay vốn tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn (59,2% TCTD kỳ vọng “tăng” (6,8% TCTD kỳ vọng “tăng mạnh”) so với mức 53,5% của kỳ trước) các nhu cầu khác (45-46% TCTD kỳ vọng nhu cầu dịch vụ thanh toán và nhu cầu gửi tiền “tăng” so với quý trước).
Mức độ rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng trong quý II/2020 được nhận định tiếp tục chiều hướng “tăng”, với 25,5% TCTD nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng hiện tại ở mức “khá cao”. Mức độ rủi ro có dấu hiệu tăng nhẹ ở tất cả các nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng là công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân và nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự kiến trong năm 2020 so với năm 2019, 52,4% TCTD lo ngại mức độ rủi ro chung của các nhóm khách hàng “tăng” lên so với năm trước.
Theo đánh giá của các TCTD, “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” là hai nhân tố quan trọng nhất tác động “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý II/2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tác động trong cả năm 2020.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhận định của các TCTD về xu hướng diễn biến nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới là cơ sở để họ đưa ra kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của đơn vị mình. Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 3,1% trong quý III/2020 và tăng 8,3% trong năm 2020, kỳ vọng về tăng trưởng huy động vốn của năm 2020 có xu hướng giảm qua các kỳ điều tra và diễn ra ở tất cả các nhóm TCTD. Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm được dự báo tăng trưởng cao hơn so với huy động vốn kỳ hạn dưới 1 năm.
Các TCTD hạ mức dự báo về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2020 ở 2 kỳ điều tra liên tiếp. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 3,5% trong quý III/2020 và tăng 10,5% trong năm 2020, điều chỉnh giảm mạnh so với kỳ vọng tương ứng 13,1-14,1% của 2 kỳ điều tra trước.
Cũng theo kết quả điều tra này, kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2020 tiếp tục được đánh giá suy giảm hơn (26,4% TCTD nhận định “suy giảm” so với 16,4% TCTD có cùng đánh giá tại kỳ trước); Tỷ lệ TCTD nhận định kết quả hoạt động kinh doanh trong quý này “cải thiện” hơn so với quý trước giảm mạnh từ mức 65,7% tại thời điểm tháng 12/2019 và 47% tại thời điểm tháng 3/2020 xuống còn 32% tại kỳ điều tra này.
Tuy nhiên, có 54,3% TCTD kỳ vọng quý III/2020, kết quả hoạt động kinh doanh cải thiện tốt hơn so với quý II/2020, bên cạnh đó, vẫn còn 15,3% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh sẽ suy giảm. Kỳ vọng bình quân của toàn hệ thống về mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 tiếp tục được điều chỉnh giảm mạnh so với các mức kỳ vọng của các TCTD ghi nhận tại cuộc điều tra trước.
Kết quả điều tra tại toàn bộ các TCTD và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam với tỷ lệ trả lời đạt 96%, được phân tích dựa trên phương pháp cân bằng (Balance Method) và các TCTD được gắn trọng số dựa trên tương quan về quy mô tổng tài sản của TCTD hoặc dư nợ tín dụng hoặc huy động vốn tùy theo tính chất câu hỏi.
Từ chuyện không chia cổ tức, 'soi' chất lượng tín dụng của MSB
Nhìn kĩ bức tranh kinh doanh của ngân hàng MSB, nợ xấu vẫn đang là vấn đề khiến nhà băng này đau đầu. Liệu chất lượng tín dụng, khả năng sử dụng dòng tiền của nhà băng này có thực sự làm cổ đông hài lòng?
Mới đây, ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (OTC: MSB) vừa công bố báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm, ghi nhận lợi sau thuế đạt 224 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (61 tỷ đồng).
Tuy nhiên, các khoản chi phí của nhà băng này cũng "phình" lên sau 3 tháng. Cụ thể, chi phí hoạt động là 894 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 79 tỷ đồng; chi phí hoạt động dịch vụ hơn 75 tỷ đồng; chi phí lãi và các khỏn chi phí tương tự là hơn 1.518 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước...
Nhìn vào báo cáo tài chính của MSB, có thể thấy chất lượng tín dụng của nhà băng này không mấy khả quan, khi nợ xấu tăng. Cụ thể, tính tới 31/3/2020, tổng nợ phải trả của MSB là 139 tỷ đồng, gấp 9,3 lần vốn chủ sở hữu (hơn 15 tỷ đồng). Nợ đủ tiêu chuẩn hơn 62.965 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước; nợ cần chú ý là hơn 1.292 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn là 238 tỷ đồng; nợ nghi ngờ là 986 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 65.692 tỷ đồng. Các khoản nợ trên tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, khoản nợ ngắn hạn của MSB cũng cao, lên tới 31.356 tỷ đồng; nợ trung hạn hơn 15.768 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 18.566 tỷ đồng. Về chất lượng chứng khoán được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn là hơn 16.566 tỷ đồng.
Phần mục "nợ xấu" ngoại bảng tại VAMC của MSB cũng đang ghi nhận con số 1.533 tỷ đồng, trong đó trong đó đã trích lập dự phòng gần 333 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức 2,18% trên tổng dư nợ, so với mức 2,04% hồi đầu năm.
Chất lượng tài sản có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng cũng ghi nhận khoản nợ tiêu chuẩn hơn 5.001 tỷ đồng, nợ cần chú ý là hơn 1.699 tỷ đồng, nợ nghi ngờ hơn 215 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 222 tỷ đồng.
Với con số này liệu này, cổ đông có con niềm tin vào Chủ tịch Trần Anh Tuấn? Và kế hoạch đặt ra như lời ông Phó chủ tịch HĐQT trấn án các cổ đông đến quý III/2020 sẽ xử lý xong có thành hiện thưc?
Nợ xấu vẫn là bài toán cần phải giải quyết dứt điểm tại MSB
Chất lượng tín dụng của MSB còn thể hiện qua các khoản chi phí dự phòng tín dụng, rủi ro tín dụng. Cụ thể, chi phí dự phòng tủi ro tín dụng là hơn 79 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng âm 983 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh hơn 72 tỷ đồng; dự phòng rủi ro hơn 113 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư hơn 466 tỷ đồng
Tính tới 31/3/2020, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận âm hơn 353 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng sử dụng nguồn tiền của MSB cũng gặp vấn đề, khi ghi nhận nhiều con số âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận khoản chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả là âm hơn 1.893 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ so với cùng kỳ; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ âm hơn 736 tỷ đồng; tiền thuế thu nhập thực nộp âm hơn 63 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền, vàng gửi và cho vay TCTC âm hơn 1.096 tỷ đồng; khoản kinh doanh chứng khoán âm hơn 2.447 tỷ đồng...
Về lưu chuyển tiền thuần trong kỳ, ghi nhận âm hơn 7.368 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 7 tỷ đồng... trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ vỏn vẹn 17.228 tỷ đồng ( giảm so với cùng kỳ).
Nhìn vào những con số "biết nói" trên, liệu cổ đông của MSB có thực sự hài lòng?
Chưa kể, mới đây MSB quyết định không chia cổ tức cho cổ đông, một lần nữa khiến "người trong nhà" bức xúc. Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2020, cổ đông MSB thắc mắc tại sao không dùng khoản lợi nhuận còn lại giá trị gần 900 tỷ của năm 2019 để chia cổ tức (tỷ lệ 5%), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, Ngân hàng sẽ không chia cổ tức khi chưa xử lý xong nợ xấu. Theo ông, MSB còn 900 tỷ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), đến quý III/2020 sẽ xử lý xong.
Dù phía MSB đưa ra giải thích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu ngân hàng chưa xử lý hết nợ tại VAMC sẽ không được chia cổ tức, dù đó chỉ là nơi giữ nợ tạm thời.
Thế nhưng, câu trả lời trên vẫn chưa thỏa mãn được các cổ đông, những "người chủ" của ngân hàng liên tục phản ứng vì cho rằng "lợi ích của cổ đông thiểu số tại Maritime Bank không được đảm bảo".
Nợ xấu tăng, BacABank có thực sự 'điều khiển' được chất lượng dòng tiền? 3 tháng đầu năm 2020, nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro của BacABank tăng khiến nhiều người đặt dấu chấm hỏi về chất lượng tín dụng, khả năng sử dụng dòng tiền của nhà băng này. Rủi ro tín dụng có làm BacABank đau đầu? Tại ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), nhìn vào báo cáo tài chính quý I/2020 có...